3.2.2.1. Nhà cung cấp đầu vào.
Nguồn giống được nông dân mua từ hai nguồn chính: Thứ nhất, từ các trung tâm nghiên cứu, đây là nguồn giống được đảm bảo về mặt chất lượng. Thứ hai, nông dân tự ươm cây con từ nguồn giống mua trước đó. Một số nông dân trong vùng liên kết với các Trung tâm nghiên cứu lớn trong việc thử nghiệm và lựa chọn giống hoa mới thích hợp với nhu cầu thị trường. Trước kia, số lượng nông dân mua giống từ Trung tâm nghiên cứu lớn chỉ chiếm 20 - 30%, thì hiện nay số lượng này tăng lên rất nhiều 70 – 80%. Trong điều tra và nghiên cứu 30 hộ thì toàn bộ 30 hộ này đều mua giống từ các Trung tâm nghiên cứu lớn thuộc Nhà nước.
Các nhà cung cấp đầu vào cho nông dân hầu hết là các đại lý bán lẻ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Họ bán phân bón, thuốc BVTV, và vật tư nông nghiệp cho nông dân và lấy tiền mặt. Trong một số trường hợp, người nông dân được trả chậm sau khi thu hoạch. Ngoài ra, những người cung cấp đầu vào cũng là người hướng dẫn nông dân các kỹ thuật hay loại và lượng thuốc trong một vụ mùa. Tuy nhiên, biện pháp do những người này tư vấn đôi khi không có hiệu quả, gây ra những thiệt hại lớn đối với người nông dân. Bên cạnh đó, giá của các vật tư đầu vào tăng nhanh trong vòng 3 năm gần đây (2008 – 2011). Giá một bao vôi tvào thời điểm cuối năm 2010 đến đầu năm 2011 tăng từ 20.000 đồng/bao lên 25.000 đồng/bao.
3.2.2.2. Nông dân trồng hoa. a) Kinh nghiệm trồng hoa.
Bảng 3.6: Kinh nghiệm trồng hoa của các hộ điều tra.
Số năm kinh nghiệm Số hộ (hộ) %
1-5 năm 9 30
5-10 năm 15 50
>10 năm 6 20
Tổng 30 100
Nguồn: Điều tra – Tổng hợp (2011) Bảng 3.6 cho thấy kinh nghiệm trồng hoa của các hộ điều tra tập trung nhiều từ 5 - 10 năm chiếm 50%. Người dân Đà Lạt có kinh nghiệm trồng hoa lâu năm, trước kia các hộ nông dân chủ yếu trồng hoa hồng và hoa lay ơn, nhưng trong những năm gần đây do nhu cầu tiêu dùng trong nước thay đổi nên người dân trồng hoa tại thành phố dần dần chuyển sang trồng hoa cúc.
b) Trình độ học vấn
Bảng 3.7: Trình độ học vấn của các các chủ hộ điều tra.
Học vấn Số chủ hộ (người) % Cấp 1 2 7 Cấp 2 14 47 Cấp 3 11 36 Trên cấp 3 3 10 Tổng 30 100
Nguồn: Điều tra – Tổng hợp, 2011 Qua bảng 3.7 ta thấy, trình độ học vấn của các hộ điều tra chủ yếu cấp 2 chiếm 47%; trình độ cấp 3 và trên cấp 3 chiếm 46%. Bên cạnh kinh nghiệm trồng hoa thì trình độ học vấn sẽ giúp người nông dân có thể tiếp cận nhanh tới việc áp dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất.
c) Tham gia tập huấn khuyến nông.
Bảng 3.8: Tình hình tham gia tập huấn khuyến nông của các hộ điều tra.
Khoản mục Số hộ (hộ) %
Có tham gia khuyến nông 12 40
Không tham gia khuyến nông 18 60
Tổng 30 100
Nguồn: Điều tra – Tổng hợp, 2011 Qua bảng 3.8 có thể thấy các hộ trồng hoa tham gia tập huấn khuyến nông còn ít, chỉ chiếm 40%. Hơn nữa, kết quả thảo luận nhóm đưa ra các nguyên nhân mà số lượng nông dân tham gia khuyến nông ít. Thứ nhất, chương trình tập huấn khuyến
nông chưa phù hợp với nhu cầu của nông dân. Thứ hai, cán bộ làm công tác khuyến nông thường thiên về lý thuyết, thiếu khả năng thực tiễn. Thứ ba, công tác tuyên truyền thực hiện chưa tốt để người dân hiểu rõ lợi ích của công tác khuyến nông, từ đó tham gia tích cực vào các lớp khuyến nông để có kiến thức nhất định áp dụng vào trong sản xuất của mình.
d) Quy mô canh tác
Bảng 3.9: Quy mô canh tác của các hộ điều tra.
Diện tích Số hộ %
1000-3000 m2 15 50
3000-5000 m2 10 33
>5000m2 5 17
Tổng 30 100
Nguồn: Điều tra – Tổng hợp, 2011 Qua điều tra 30 hộ nông dân cho thấy quy mô canh tác của các hộ này chủ yếu dưới 5000 m2. Với quy mô canh tác này thì khó có thể áp dụng các tiến bộ khoa học và các máy móc trang thiết bị để sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao một các tốt nhất.
Bảng 3.10 dưới đây sẽ trình bày những kết quả phân tích về điểm mạnh và điểm yếu của quy mô canh tác nhỏ.
Bảng 3.10 Điểm mạnh và điểm yếu của quy mô canh tác nhỏ
Điểm mạnh Điểm yếu
• Chủ yếu sử dụng nguồn lao động gia đình nên giá lao động rẻ.
• Quy mô canh tác nhỏ thích hợp với các loại cây trồng ngắn ngày, phù hợp với nhiều đối tượng lao động.
• Quy mô canh tác nhỏ thích hợp với các loại cây hoa thị trường cần số lượng ít nhưng ổn định.
• Quy mô canh tác nhỏ nên số lượng nông sản ít, khó bán ra thị trường. • Quy mô canh tác nhỏ nên người nông
dân khó áp dụng các kỹ thuật canh tác mới.
• Người sản xuất phải bán qua thương lái và khó có thể tự tìm đến công ty hay nhà bán sỉ để bán trực tiếp vì lượng hàng ít.
Nguồn: Điều tra – Tổng hợp (2011) Do đó, người nông dân sản xuất trong vùng nên liên kết lại với nhau tạo được vùng sản xuất tập trung – chuyên canh, nhằm cung cấp đủ số lượng lớn và chất lượng ổn định đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng khả năng cạnh tranh.
Thông tin là một công cụ hữu hiệu giúp nông dân sản xuất đúng nhu cầu của thị trường. Việc năm bắt thông tin thi trường giúp nông dân chọn lựa được thời điểm sản xuất cũng như khách hàng tiêu thụ thích hợp để tiêu thụ sản phẩm. Thực tế cho thấy nông dân nắm bắt thông tin qua cả ba phương thức điều tra nhưng chủ yếu vẫn là các thương lái chiếm 60%.
Hình 3.4 Nguồn cung cấp thông tin về thị trường của các hộ điều tra.
Nguồn: Điều tra – Tổng hợp (2011)
d) Công nghệ được ứng dụng
• Nhà kính nhà lưới
Kết quả quan sát và phỏng vấn 30 hộ trồng hoa cúc cho thấy có 2 loại nhà kính:
- Nhà kính được xây dựng hoàn toàn bằng tre với giá 65 triệu đồng/1000 m2, thời gian sử dụng 5 năm.
- Nhà kính được xây dựng bằng sắt với giá trị trên 100 triệu đồng/1000 m2, thời hạn sử dụng trên 10 năm.
Việc sử dụng nhà kính có những ưu điểm và hạn chế sau:
Ưu điểm: Cách ly được môi trường bên ngoài vì thế cây trồng tránh được
những thay đổi thất thường của môi trường tự nhiên như: mưa, mưa đá, gió, bão, nắng gắt… và các côn trùng sâu bệnh có hại. Giữ ẩm đất, giảm bớt sự bốc hơi thất thoát nước, phân bón, thuốc BVTV.
Hạn chế: Chi phí đầu tư cao nếu xây dựng nhà kính nhà lưới đúng tiêu chuẩn.
độ tăng cao thì khả năng xảy ra dịch bệnh cũng cao hơn. Nhiệt độ trong nhà kính thường cao hơn bên ngoài 1 - 20C.
• Hệ thống tưới
Hầu hết 30 hộ trồng hoa cúc được phỏng vấn đều sử dụng hệ thống tưới phun sương với giá 8 - 10 triệu đồng/1000 m2. Khi sử dụng hệ thống tưới này người nông dân tiết kiệm được một số chi phí lớn như: chi phí lao động, chi phí điện, sự thất thoát nước. Ngoài ra, khi sử dụng hệ thống tưới phun sương lượng nước tưới sẽ được cung cấp đều cho cây tránh hiện tượng thừa và thiếu nước, đặc biệt sẽ giảm bớt sự hư hỏng của cánh hoa khi tưới nước.
• Bình phun thuốc.
Hiện nay, các hộ nông dân trồng hoa tại Đà Lạt đã sử dụng bình phun thuốc bằng máy chủ yếu được nhập từ Nhật Bản với giá thành giao động từ 4 – 5 triệu đồng/bình, để thay thế cho các bình bơm tay giá thành 500.000đ/bình. Ngoài ra, một số hộ còn sử dụng hệ thống bơm tự động với giá khoảng 10-15 triệu đồng/1000 m2.
• Hệ thống điện chiếu sáng.
Đặc biệt đối với cây hoa cúc thì hệ thống điện chiếu sáng là quan trọng nhất, hệ thống này giúp cây cúc phát triển và không bị nở hoa sớm. Trung bình toàn bộ hệ thống này được bắt với giá trên 1 triệu đồng/1000 m2. Một số nông dân sử dụng hệ thống điện với bóng Led nhằm tiết kiệm điện nhưng chi phí đầu tư cao, nên mô hình này chưa được phổ biến.
Quy trình thu hoạch hoa cúc tại vườn
Hình 3.5 Quy trình thu hoạch của hoa cúc tại vườn trong vùng điều tra
Nguồn: Điều tra – Tổng hợp (2011)
Bọc hoa: sau khi hoa mới ra nụ, bảo vệ cánh hoa trong mỗi lần tưới nước và
trong quá trình thu hoạch, tránh bị dập hoa có chất lượng cao. Bọc hoa
Cắt hoa: khi đến ngày thu hoạch người nông dân/thương lái sẽ cắt hoa, trong
giai đoạn này có sự phân loại thành 2 nhóm, sự phân loại lúc này chỉ mang tính tạm thời, không chính xác.
Đóng gói: sau khi hoa được cắt và phân thành 2 loại cơ bản hoa sẽ loại bỏ bớt
phần lá bên đưới gốc và đóng thành từng bó 100 cây, khi bán cho thương lái tại vùng. Mặt khác, đối với những nông dân bán cho thương lái vùng khác thì phải phân từng loại hoa theo yêu cầu của bên mua, sau đó cũng đóng thành từng bó 100 cây và đóng thành một thùng lớn.
Vận chuyển: chi phí này được chia đều cho cả thương lái và nông dân. Một số
nông dân vận chuyển hoa qua vùng khác họ phải chịu chi phí vận chuyển này. Hiện tại, giá vận chuyển tại một số công ty trên Đà Lạt là 50.000 đồng/thùng.
3.2.2.3 Người trung gian.
Trong một chuỗi giá trị nông nghiệp khâu trung gian luôn khó xác định. Những thành phần tham gia trong khâu thay đổi liên tục do tính chất rủi ro của ngành. Người trung gian có tầm quan trọng đối với một chuỗi cung ứng. Họ mua sản phẩm và phân phối sản phẩm theo đúng nhu cầu của thị trường. Sự hoạt động của các trung gian sẽ giúp cho lượng hàng hóa trong thị trường được cân bằng. Số lượng trung gian hoạt động trong một khâu phân phối càng nhiều thì sự cạnh tranh càng cao; điều này đẩy giá mua hàng hóa từ nông dân tăng lên, và đồng nghĩa với việc giảm giá bán cho người tiêu dùng (NTD). Như vậy sự chênh lệch giá trên thị trường trong toàn bộ chuỗi sẽ giảm xuống.
Những thành phần xuất hiện trong khâu trung gian bao gồm: người thu gom, người phân phối, người bán sỉ, người bán lẻ.
Kết quả điều tra cho thấy người thu gom đôi khi là những nông dân trồng hoa. Qua nhiều năm bán hoa, những nông dân này quen biết với các thương lái lớn trong và ngoài vùng, họ đứng ra thu mua hoa của nông dân sản xuất nhỏ trong vùng, nhằm tăng thêm thu nhập, tiết kiệm được một số chi phí như vận chuyển, bảo quản. Người thu gom cũng chính là cầu nối thông tin giữa nông dân với những thương lái lớn và thị trường về giá cả, sản lượng và chất lượng theo những thời điểm khác nhau. Phần trăm lợi nhuận mà người thu gom hưởng khoảng từ 2-5% trên mức giá mà họ bán lại. Những người thu gom này không thuê thêm lao động mà chủ yếu sử dụng lao động
nhà. Gần đây, do việc nông dân hình thành những liên kết, tổ hợp tác HTX, nên việc thu gom do chính những người trong liên kết đảm nhiệm.
Đối với ngành hoa Đà Lạt, người phân phối được xác định là những người bán sỉ trong chuỗi. Họ chủ yếu tập trung tại các chợ đầu mối, hầu hết những người này cung ứng cho thị trường nhiều loại hoa khác nhau. Người phân phối giúp phân chia thị trường theo từng nhu cầu khác nhau, mức lợi nhuận họ nhận được cao khoảng 8-10% đơn giá một sản phẩm. Tuy nhiên, họ cũng phải chi trả cho nhiều khoảng khác nhau như: chi phí hao hụt, chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản,… Chất lượng hoa là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn người cung cấp thường xuyên, tiếp theo là các yếu tố như giống, giá cả, sản lượng có thể cung ứng, và mức độ ổn định.
Người bán lẻ: Do đặc điểm kinh tế - xã hội nên người bán lẻ có mặt khắp nơi với quy mô khác nhau. Tại nhiều chợ, người bán lẻ hoạt động với số vốn khiêm tốn (2 – 4 triệu đồng) và sản lượng bán mỗi ngày ít. Thời gián bán hoa trong ngày tập trung chủ yếu vào buổi sáng và buổi chiều. Tổn thất ở mức độ những người bán lẻ khá cao (10 – 12%) chủ yếu là do hao hụt hư hỏng khi hoa được vận chuyển nhiều.
Trong nghiên cứu, khâu trung gian trong chuỗi giá trị hoa cúc được phân thành hai nhóm chính: trung gian cấp 1 (người thu gom, người phân phối, người bán sỉ), và trung gian cấp 2 (người bán lẻ).
a) Trung gian cấp 1
Bảng 3.11: Kinh nghiệm thu mua hoa của các trung gian cấp 1
Năm Số người (người) %
1-3 năm 3 20
3-5 năm 10 67
Trên 5 năm 2 13
Tổng 15 100
Nguồn: Điều tra – Tổng hợp (2011) Kinh nghiêm thu mua hoa của các trung gian được điều tra chủ yếu từ 3 đến 5 năm chiếm 67%. Những trung gian (thương lái) mua hoa tham gia và rời bỏ nghề thường xuyên, dù là ngành mang lại nhiều lợi nhuận, nhưng rủi ro gặp phải lại rất cao vì giá thị trường lên xuống và biến đổi nhanh chóng.
Hình 3.6 Quy trình sơ chế của các trung gian cấp 1.
Nguồn: Điều tra – Tổng hợp (2011)
b) Trung gian cấp 2.
Khác với các trung gian cấp 1, qua bảng 3.11 ta thấy những trung gian cấp 2 có thời gian tham gia mua bán hoa lâu hơn vì: trung gian cấp 2 là những người nắm lợi nhuận của các trung gian cấp 1 và nông dân; một lý do khác là số lượng thu mua của mỗi trung gian cấp 2 không quá nhiều, ngoài ra họ không chỉ kinh doanh một loại hoa (trung bình trên 8 loại hoa), số lượng và chủng loại của các loại hoa bán thay đổi theo mùa,và nhu cầu của thị trường.
Bảng 3.12: Kinh nghiệm mua bán hoa của các trung gian cấp 2
Năm Số người (người) %
1-5 năm 4 19
5-10 năm 7 33
Trên 10 năm 10 48
Tổng 21 100
Nguồn: Điều tra – Tổng hợp (2011)
Hình 3.7 Biểu đồ biểu diễn kinh nghiệm mua bán hoa của trung gian cấp 2
Chuỗi phân phối của ngành hoa có nhiều trung gian tham gia, ho giữ vai trò quan trọng trong việc liên kết nông dân với thị trường. Các trung gian này ở nhiều tỉnh
Gom hoa
thành trên cả nước, họ liên kết lại với nhau để các khâu trong chuỗi đi xa, mang lại nhiều lợi nhuận. Hoa tươi được các trung gian thu mua trực tiếp từ người nông dân, lợi nhuận của họ là do việc bán lại cho các trung gian khác hay nhà bán lẻ, công ty. Khâu trung gian quá nhiều và không được kiểm soát nên giá của cao khi tới người tiêu dùng, vì vậy tạo ra sự chênh lệch lớn về giá tại điểm thu hoạch đến nơi tiêu thụ cuối cùng. Ngoài ra, sản phẩm hoa qua nhiều khâu trung gian làm cho và lượng hao hụt cao gây thiệt hại cho các khâu trung gian.
Quy trình sơ chế của các trung gian.
Trung gian cấp 1 gom hoa của nhiều nông dân khác nhau, sau đó họ đem về và phân loại lại theo 3 loại cơ bản sau: loại 1 trên 80cm, loại 2 trên 60 cm, loại 3 dưới 60cm. Sự phân loại mang tính chủ quan, không rõ ràng giữa các loại hoa. Sau khi phân loại họ lại tiếp tục đóng gói từng loại hoa chia thành từng thùng và chở đi các vùng khác nhau.
Hình 3.8: Quy trình sơ chế của các trung gian cấp 2.
Nguồn: Điều tra – Tổng hợp (2011)
3.2.2.4 Người tiêu dùng/ khách hàng.
Thông thường người tiêu dùng mua hoa cúc vào các dịp lễ, tết hay các dịp đặc