Quá trình hội nhập vào các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người dân

Một phần của tài liệu Sự hội nhập cộng đồng của người dân di cư tự do ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng hiện nay (Trang 49)

Văn hóa, tín ngưỡng vốn là những yếu tố mang tính xã hội đặc thù. Vì thế nó đòi hỏi một ứng xử đặc biệt. Nhất là đối với văn hóa nhóm, văn hóa cộng đồng hay nói đúng hơn là các tiểu văn hóa. Vốn xã hội trong mỗi con người có được cải thiện và cải thiện như thế nào là do có sự can thiệp đáng kể của yếu tố văn hóa. Đề tài này không bàn đến vấn đề văn hóa ở cấp độ vĩ mô, mà chỉ xem xét sự hòa nhập và tiếp nhận các sản phẩm của văn hóa của người dân nơi họ nhập cư đã tạo điều kiện cho họ như thế nào trong quá trình hội nhập vào cuộc sống cộng đồng đón nhận họ.

Kết quả điều tra của đề tài cho thấy, người dân nhập cư ở Tân Thanh ra đi từ những vùng đất khác nhau, họ xuất thân với những thành phần dân tộc và tôn giáo khác nhau với những đặc trưng văn hóa khác nhau. Mà ở đây không chỉ có người Kinh, nhóm các dân tộc thiểu số cũng tương đối lớn. Khi ra đi, mỗi nhóm người lưu giữ và mang theo những nét đặc trưng văn hóa của dân tộc mình.Vì thế, để hòa nhập vào một cộng đồng có nhiều tiểu văn hóa là một vấn đề không hề đơn giản với những người nhập cư. Thêm nữa, họ còn phải thích ứng với nền văn hóa bản địa, nơi họ chuyển đến và định cư. Đây có phải là một thách thức đối với người nhập cư không ? Nếu vậy, họ đã hợp tác với nhau như thế nào để một mặt hội nhập với cộng đồng và mặt khác giữ được những nét bản sắc của họ?

Qua khảo sát cho thấy, người dân cũng đã chuẩn bị trước cho mình những kiến thức và hiểu biết cần thiết khi họ tìm hiểu nơi họ sẽ đến, trước khi quyết định nhập cư. Khi được hỏi ông bà có tìm hiểu trước về nơi mới đến không ? Có đến 29.7% người dân trả lời là “có, tìm hiểu kỹ”, 43.9% đã tìm hiểu sơ qua bạn bè, người thân ở đó. Tổng hợp hai nhóm người này cho ta con số không phải là nhỏ (73,6%). Như vậy qua sự tìm hiểu này, người dân sẽ biết được môi trường mới mà họ sẽ đến, trong đó, không chỉ có nơi ở, việc làm, mà còn là các sinh hoạt văn hóa và các mối quan hệ mới mà họ phải làm quen và thích nghi.

Ở một cộng đồng mà có nhiều thành phần dân tộc, đặc biệt là các dân tộc thiểu số, thì các sinh hoạt văn hóa trong đó có lễ hội thường mang những nét đặc sắc riêng biệt. Các lễ hội được tổ chức thường kỳ hàng năm của các dân tộc đã phần nào thể hiện rõ điều này. Vậy có sự phân biệt nào về văn hóa của các dân tộc khi người dân cùng hòa đồng ở một cộng đồng chung ? Tính cộng đồng trong các nhóm người này như thế nào?

Khi được hỏi về việc ‘‘Ông bà có tham gia đầy đủ các lễ hội hiện nay ở địa phương không?’’, có đến 39.3% người dân cho rằng ‘‘có tham gia đầy đủ’’, 22% người dân “thỉnh thoảng/ít khi” tham gia. Lý giải vì sự tham gia của mình vào các lễ hội, có đến 73.6% người được hỏi cho rằng ‘‘vì đó là lễ hội chung của cộng đồng’’, chỉ có 5.5% cho rằng ‘‘vì đó là lễ hội dân tộc mình tổ chức’’. Như vậy, ở đây yếu tố

cộng đồng được đề cao. Điều này càng trở nên có ý nghĩa khi ở đây, sự đa dạng về thành phần của nhóm người nhập cư tại cộng đồng. Vậy có yếu tố nào chi phối và ảnh hưởng đến việc tham gia lễ hội của người dân ở địa phương không ? Chúng ta hãy xem xét yếu tố giới tính, tuổi, dân tộc, học vấn, tôn giáo và mức thu nhập hàng tháng để thấy được mối tương quan này.

Bảng 2.9: Tương quan giữa tuổi - Việc tham gia lễ hội của người dân

Đ/v : %

Việc tham gia

Tuổi

20 - 30 31 – 40 41 – 50 51 – 60 Trên 60

Tham gia đầy đủ 29.4 41.7 46.7 35.7 33.3

Thỉnh thoảng, ít khi 20.6 25 22.2 21.4 11.1

Không 50 33.3 31.1 42.9 55.6

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, nhóm trung niên từ 31 đến 60 tuổi thường tham gia vào các lễ hội nhiều hơn nhóm người trẻ (20 – 30 tuổi) và người già (trên 60 tuổi), 41.7% ( nhóm 31 – 40 tuổi) và 46.7% (nhóm 41 – 50 tuổi) so với 29.4% (nhóm 20 – 30 tuổi) và 33.3% ở nhóm trên 60 tuổi. Điều này cũng có thể được lí giải rằng, ở nhóm người trẻ tuổi, thường với những người đã có gia đình thì đang trong quá trình tạo dựng cuộc sống. Họ mải lo làm ăn với những đòi hỏi của cuộc sống thường nhật. Phải chăng với những người chưa lập gia đình, còn trẻ có lẽ có nhiều hình thức giải trí khác họ lựa chọn hơn là việc tham gia lễ hội ? Chính vì thế có đến 66.7% ở nhóm người trẻ tuổi này không tham gia lễ hội vì những lý do khác ngoài việc không có thời gian. Và tất nhiên, đối với nhóm người tuổi trung niên, thì cuộc sống họ đã tương đối ổn định, việc tham gia vào các lễ hội ở cộng đồng là việc cần thiết trong việc họ hội nhập vào các quan hệ cộng đồng. Và đây cũng là hình thức họ khẳng định vị trí, vai trò của mình trong cộng đồng ? Còn đối với nhóm người già, có đến 20% cho rằng, họ chỉ tham gia nếu đó là lễ hội của dân tộc (tộc) mình tổ chức, 40% tỷ lệ ở nhóm người già cho rằng do sức khỏe và đường xá xa xôi, không thuận tiện cho việc đi lại.

Ảnh hưởng của yếu tố thu nhập đến việc tham gia lễ hội của người dân Bảng 2.10: Tương quan giữa Mức thu nhập hàng tháng – Việc tham gia lễ hội

Đ/v : %

Việc tham gia

Mức thu nhập hàng tháng

200 – 400 400 – 600 600 – 800 800 – 1000 Trên 1000 Thu nhập không ổn định Tham gia đầy

đủ

33.3 30.8 50 50 39 34.1

Thỉnh thoảng 33.3 38.5 22.2 25 23.7 12.2

Không 33.4 30.7 27.8 25 37.3 53.7

Từ bảng số liệu trên ta thấy mức thu nhập hàng tháng có ảnh hưởng đáng kể đến việc tham gia lễ hội của người dân nhập cư. Những người có thu nhập từ 600.000đ trở lên thường có tỷ lệ tham gia lễ hội nhiều hơn (39% đến 50%) nhóm người có thu nhập từ 200.000đ đến 600.000đ (30.8% đến 33.3%). Và ở đây, ảnh hưởng của mức thu nhập không phải được thể hiện qua chi phí cho lễ hội mà là tâm lý của người dân khi tham gia lễ hội. Những người/gia đình có thu nhập khá thường có tâm lý thoải mái hơn khi có thể bỏ một vài ngày cho việc nghỉ ngơi giải trí của mình ? Đây là một vấn đề có lẽ cần có một nghiên cứu sâu hơn.

Yếu tố giới tính cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc tham gia lễ hội trong cộng đồng. Trong đó, tỷ lệ nữ giới tham gia vào các lễ hội nhiều hơn ở tỷ lệ nam giới, 46.6% so với 32.5%. Biểu đồ dưới đây thể hiện điều này.

Biểu 2.4 : Tương quan giới tính – Việc tham gia lễ hội ở cộng đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

32.50% 23.40% 44.20% 46.60% 20.50% 32.90% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% 45.00% 50.00% Tham gia đầy đủ Thỉnh thoảng Không tham gia Nam Nư

Lý giải về việc tham gia lễ hội của nữ giới hơn nam giới, ta có thể tham khảo ý kiến sau :

« Thường thì các lễ hội ở địa phương gia đình đều tham gia đầy đủ. Vì là lễ hội trong cộng đồng tổ chức nên không phân biệt là của dân tộc nào mình cũng đi xem cho biết, vừa để mình học học hỏi vừa để cho vui sau những ngày làm việc mệt nhọc. Với lại ở đây, lễ hội chỉ tổ chức vào một dịp đầu xuân hàng năm, cho vợ với các con đi cho nó vui chứ ở nhà cũng chẳng có trò gì để chơi hay giải trí cả. Vợ và con nó ít được đi ra ngoài nên chỉ có dịp lễ hội là tham gia được vui vẻ thôi’’ (nguồn PVS 14, Nam, 52 tuổi, dân tộc Kinh, 7/12)

Với yếu tố học vấn, thì dường như không có một sự khác biệt nào (hoặc có thể nói mối tương quan không đáng kể, không rõ nét ) trong việc tham gia lễ hội của người dân, cũng như trong các sinh hoạt văn hóa của cộng đồng.

Như vậy có thể kết luận, trong quá trình hội nhập vào cộng đồng, người dân ý thức được vai trò của các sinh hoạt, hoạt động văn hóa của cộng đồng nói chung. Tính cộng đồng thực sự được đề cao khi đa số người dân tham gia vào các sinh hoạt văn hóa này.

Yếu tố giới tính, độ tuổi, và mức thu nhập hàng tháng có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ tham gia vào các hoạt động văn hóa của cộng đồng, trong đó nữ giới thường tham gia nhiều hơn so với nam giới; những người ở độ tuổi trung niên tham gia nhiều hơn vào các hoạt động văn hóa (lễ hội) của cộng đồng; những gia đình có thu nhập khá thường có tỷ lệ tham gia các hoạt động văn hóa nhiều hơn những gia đình có thu nhập thấp.

Yếu tố học vấn dường như không có ảnh hưởng đáng kể trong mối quan hệ với việc tham gia lễ hội (các sinh hoạt văn hóa) của người dân nhập cư hiện nay tại cộng đồng.

4. Quá trình hội nhập vào các quan hệ xã hội trong cộng đồng

Nông thôn Việt Nam có đặc trưng là tính cố kết cộng đồng tương đối cao. Đặc tính này ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân. Chính tính cố kết này được họ coi như « một hàng rào bảo vệ » họ mỗi khi họ đối diện với môi trường xã hội lớn hơn ngoài cộng đồng của họ. Chính vì thế, khi di cư cùng với việc mang theo đặc tính đó, người dân còn phải thiết lập các mối quan hệ vốn đầy tính phức tạp ở môi trường mới.

Quan hệ gia đình, học tộc

Người dân nông thôn Việt Nam vốn coi trọng yếu tố gia đình và dòng họ. Vì thế mà thường xuất hiện sự phấn đấu, thi đua của họ tộc này với họ tộc kia thông qua các thành viên của các dòng họ. Và dù có di chuyển đi đâu, hay ở đâu thì tâm thế này của họ ít khi thay đổi.

Qua kết quả điều tra cho thấy, trong nhiều mối quan hệ hiện nay ở cộng đồng thì quan hệ gia đình họ tộc vẫn được đặt lên hàng đầu. Qua bảng số liệu sau chúng ta thấy rõ điều đó.

Bảng 2.11 : Mức độ coi trọng các mối quan hệ

Đ/v :%

Stt

Các mối quan hệ

Mức độ coi trọng

Rất coi trọng Bình thường Không coi trọng

1 Gia đình, học tộc 88.7 9.3 2.0

2 Hàng xóm, láng giềng 74 24.7 1.3

3 Quan hệ cộng đồng 24.0 62.7 13.9

4 Quan hệ khác 18.1 53.3 28.6

Bảng số liệu trên cho chúng ta thấy, dù ở đâu quan hệ gia đình, học tộc vẫn được đặt lên hàng đầu trong các mối quan hệ ở cộng đồng nông thôn hiện nay. Có đến 88.7% người dân cho rằng họ ‘rất coi trọng’ mối quan hệ gia đình họ tộc, tỷ lệ này ở các mối quan hệ khác được đặt thấp hơn. Dù di cư, người dân có hàng ngàn mối quan tâm khác phải lo và phải cần đến song với họ thì mối quan hệ gia đình và gia tộc, dòng họ luôn phải đặt lên hàng đầu. Điều này cho thấy vai trò của dòng họ và gia tộc trong cộng đồng của người dân nông thôn hiện nay là tương đối cao. Cũng chính mối quan hệ thân thiết này mà người dân ở đây có điều kiện di cư đến dễ dàng và mối quan hệ này thực sự phát huy trong việc giúp người dân ổn định cuộc sống tại môi trường mới (điều này được đề cập ở phần sau).

Xem xét mức độ coi trọng gia đình, học tộc trong mối quan hệ với giới tính, kết quả nghiên cứu cho thấy, nam giới coi trọng vấn đề gia đình, học tộc hơn so với nữ giới, 89.9% so với 87%. Điều này liên quan đến tâm thế và quan niệm về vai trò trụ cột trong gia đình của người đàn ông trong nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, sự khác biệt này là không đáng kể.

Yếu tố học vấn liệu có ảnh hưởng gì trong việc coi trọng mối quan hệ gia đình, học tộc không ? Chúng ta cùng xem xét bảng tương quan sau:

Bảng 2.12 : Tương quan học vấn- Mức độ coi trọng quan hệ gia đình, họ tộc Đ/v : % Học vấn Chưa hết cấp 1 Hết cấp 1 Chưa hết cấp 2 Hết cấp 2 Chưa hết cấp 3 Hết cấp 3 Trên cấp 3 Rất coi trọng 87.5 83.3 86.5 90.9 77.8 100 100 Bình thường 9.4 16.7 10.8 6.1 22.2 0 0 Không coi trọng 3.1 0 2.7 3.0 0 0 0

Nhìn vào bảng tương quan trên, chúng ta thấy có một ảnh hưởng đáng kể giữa học vấn với mức độ coi trọng mối quan hệ gia đình, họ tộc. Trong đó, những người có học vấn từ cấp ba trở lên dường như coi trọng mối quan hệ gia đình, học tộc hơn. Tỷ lệ này chiếm 100% so với nhóm chỉ học hết cấp một (83.3%) và chưa học hết cấp hai (86.5%). Điều này phần nào củng cố thêm cho chúng ta thấy việc coi trọng mối quan hệ gia đình, họ tộc trong nông thôn hiện nay như thế nào. Có rất nhiều người có động cơ học tập từ gia đình, từ dòng họ. Và khi họ thành đạt thì họ tộc và gia đình lại có quyền tự hào về họ. Như vậy, một lần nữa điều này đã củng cố thêm lý thuyết về vốn xã hội của Fukuyama, khi ông đánh giá vai trò của vốn con người (vốn văn hóa, tri thức) làm tăng thêm vốn xã hội và đến lượt nó, vốn xã hội được củng cố và mở rộng sẽ làm hoàn thiện thêm vốn con người (đặc biệt là vốn văn hóa, tri thức trong con người). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong mối quan hệ với yếu tố tôn giáo, tuổi và dân tộc thì yếu tố dân tộc có mối tương quan khá mật thiết đến mức độ coi trọng mối quan hệ gia đình, họ tộc.

Bảng 2. 13: Tương quan Dân tộc – Mức độ rất coi trọng quan hệ gia đình, họ tộc

Rất coi trọng mqh gia đình, họ tộc

Dân tộc

Kinh Dao Tày Nùng H.Mông C.Ho Khác

% 43 8.7 21.5 14.1 0.7 1.3 0

Value Approx Sig

Phi 0.607

Crammer’s V 0.427

0.000 0.000

Với mức độ “rất coi trọng” mối quan hệ gia đình, họ tộc, đa số người được hỏi tỏ ra đồng tình (88.7%) với điều này. Tuy nhiên, mức độ đồng tình này lại tương đối khác nhau ở các nhóm dân tộc. Trong bảng tương quan trên, thì nhóm dân tộc Kinh có tỷ lệ đồng tình cao với việc “rất coi trọng” mối quan hệ gia đình, họ tộc hơn các dân tộc khác (43% so với 8.7% ở dân tộc Dao, 0.7% ở dân tộc H.Mông, 1.3% ở dân tộc C.Ho, ). Dân tộc Tày và Nùng cũng có một tỷ lệ tương đối khi đồng tình với quan điểm này (21.5% và 14.1%). Lý giải cho điều này có lẽ cần một nghiên cứu sâu hơn. Nhưng ở một khía cạnh nào đó thì ta có thể thấy người dân tộc Kinh, nhất là người ở nông thôn vốn đã rất coi trọng vấn đề gia đình, ăn sâu trong tiềm thức của họ. Do vậy mà có cả kho tàng văn hóa về các vấn đề gia đình và dòng họ (như hương ước, gia phả…) lưu truyền khá sâu và rộng trong đời sống của người dân nông thôn.

Quan hệ hàng xóm, láng giềng

Bảng số liệu ở phần trên đã cho chúng ta thấy, quan hệ hàng xóm, láng giềng được đánh giá như thế nào trong cộng đồng người nhập cư hiện nay. Mối quan hệ này được xếp ở vị trí thứ hai (sau mối quan hệ gia đình, họ tộc) trong tất cả các mối quan hệ trong cộng đồng hiện nay. Có đến 74% tỷ lệ người dân cho rằng họ “rất coi trọng” quan hệ hàng xóm, láng giềng. Trong khi chỉ có 1.3% họ “không coi trọng”. Như vậy, ở đây có thể thấy người dân coi trọng vai trò của hàng xóm, láng giềng như thế nào. Điều này đặc biệt quan trọng khi họ là những người nhập cư, lần đầu tiên đến cộng đồng mới. Họ nhận thức rằng, để thích ứng với môi trường mới, thì

việc đầu tiên họ có thể làm là làm quen và tạo mối quan hệ với người dân xung

Một phần của tài liệu Sự hội nhập cộng đồng của người dân di cư tự do ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng hiện nay (Trang 49)