Mức độ hài lòng về nghề nghiệp hiện tại của người dân nhập cư

Một phần của tài liệu Sự hội nhập cộng đồng của người dân di cư tự do ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng hiện nay (Trang 40)

2. Thực trạng hội nhập nghề nghiệp, việc làm của người dân nhập cư

2.2. Mức độ hài lòng về nghề nghiệp hiện tại của người dân nhập cư

Trước khi chuyển đến địa phương mới, người dân đều biết tìm hiểu thông tin, dù theo hình thức nào. Điều đó phán ảnh việc chuyển đi của người dân là có định hướng, có mục đích và kế hoạch cụ thể. Có đến 29.7% tỷ lệ người dân tìm hiểu kỹ

trước khi chuyển đến, 43.9% có tìm hiểu sơ qua bạn bè, người thân, 16.9% chuyển đến vì đã có người thân ở đó. Vì thế, họ hẳn đã chuẩn bị sẵn sàng cho mình tâm thế đương đầu với những trở ngại và khó khăn trước mắt. Và sự hài lòng của họ cũng phụ thuộc vào tâm lý chuẩn bị này.

Khi được hỏi về cuộc sống hiện tại, người dân cũng đánh giá rằng, so với trước khi nhập cư, cuộc sống của họ được cải thiện hơn trước nhiều. Có đến 33.6% người dân cho rằng cuộc sống của họ được cải thiện hơn trước nhiều, 60.4% cho rằng “cải thiện được đôi chút”, và chỉ có 2.7% cho rằng cuộc sống là “không thay đổi gì”. Bằng chứng cho sự cải thiện này chính là mức thu nhập hiện tại hàng tháng của gia đình họ.

Bảng 2.5 : Mức thu nhập hàng tháng trước và sau khi nhập cư

Stt Thu nhập hàng tháng trước

khi di chuyển

Stt Thu nhập hàng tháng hiện tại

1 200.000đ – 400.000đ (42.1%) 1 Trên 1000.000đ (39.3%) 2 Không có thu nhập cố định hàng tháng (34.7%) 2 Không có thu nhập cố định hàng tháng (27.3%) 3 400.000đ – 600.000đ (10.0%) 3 600.000đ – 800.000đ (12%) 4 Trên 1000.000đ (5.3%) 4 800.000đ – 1000.000đ (10.7%) 5 600.000đ – 800.000đ (5.3%) 5 400.000đ – 600.000đ (8.7%) 6 800.000đ – 1000.000đ (2%) 6 200.000đ – 400.000đ (2%)

Khi nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy có một sự thay đổi rõ rệt trong thu nhập của người dân trước và sau khi nhập cư. Trước khi di cư thì mức thu nhập hàng tháng ở vị trí số một là (200.000đ – 400.000đ) chiếm 42.1%, nhưng sau khi chuyển đi và nhập cư thì tỷ lệ này lại xếp ở vị trí thứ cuối cùng với 2% . Mức thu nhập trên 1000.000đ được xếp ở vị trí thứ tư trước khi chuyển đi với 5.3% đã lên đến vị trí thứ nhất sau khi chuyển đi và nhập cư (39.3%). Rõ ràng đây là một sự thay đổi đáng kể trong nghề nghiệp và đời sống của người dân nhập cư.

Khi được hỏi về mức độ hài lòng về nghề nghiệp, công việc hiện tại, có đến 82.6% tỷ lệ người dân cho rằng họ hài lòng. Chỉ có 17.4% là không hài lòng, vì không đủ sức làm, quá vất vả (12.5%), và chưa thích nghi được với cuộc sống và môi trường mới, do mới vào. Rõ ràng, mức thu nhập hiện tại là thước đo cho sự hài lòng này về công việc. Bảng số liệu sau đây sẽ cho chúng ta biết rõ hơn điều này.

Bảng6 : Tương quan Mức thu nhập hàng tháng hiện tại với sự hài lòng về công việc

Đ/v : % Thu nhập1 Mđhl2 200- 400 400- 600 600– 800 800 – 1000 Trên 1000 Không có thu nhập cố định Tổng Hài lòng 1.3 6.7 8.7 8.7 34.2 22.8 82.6 Không 0.7 2.0 3.4 2.0 4.7 4.7 17.4 Tổng 2.0 8.7 12.1 10.7 38.9 27.5 100

Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta thấy được mức thu nhập hiện tại có ảnh hưởng nhất định đến sự hài lòng về công việc của người dân hiện nay. Những người có thu nhập hàng tháng từ 600.000đ trở lên có mức độ hài lòng hơn (8.7%) so với những người có thu nhập từ 200.000đ – 400.000 (1.3%), và tỷ lệ hài lòng cao nhất ở nhóm có thu nhập trên 1000.000đ (34.2%). Những người không có thu nhập cố định hàng tháng cũng có một tỷ lệ hài lòng khá cao (22.8%). Những người này không phải vì không có thu nhập mà họ thu nhập theo mùa vụ trong năm nên có thể không tính chính xác được mức thu nhập trung bình hàng tháng.

Và tất nhiên chính mức độ hài lòng về nghề nghiệp và mức thu nhập hiện tại quyết định mức độ hài lòng với cuộc sống ở địa phương mới của họ. Khi được hỏi

“Ông bà cảm thấy thế nào về cuộc sống hiện tại ?”, đã có tới 62% người được hỏi cho rằng cuộc sống hiện tại “cũng được”, tức là với họ thì cuộc sống như thế là “ổn” ; chỉ có 19.3% là không hài lòng lắm với cuộc sống hiện tại. Những người

1 Đơn vị tính của thu nhập là trăm nghìn đồng.

trong số này hầu hết là mới đến và chưa kịp thích nghi với điều kiện và môi trường mới. Vì thế, chưa có nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống.

« Với gia đình tôi thì tôi thấy cuộc sống như thế này là ổn rồi. So với trước tuy có vất vả hơn về công việc, vì nương rẫy và đất đai nhiều nên mình phải làm nhiều hơn, nhưng bù lại thì mình có thu nhập để chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày. Chứ không như ngày xưa, ở quê cũ, vùng đối núi, đất đai trồng trọt đã ít lại là ruộng bậc thang và đất dốc nên canh tác vô cùng vất vả mà lại chẳng có thu nhập. Hiện nay thì với mùa vụ thu hoạch cà phê và chăn nuôi thêm, gia đình tôi đã cải thiện được phần nào so với trước’’(PVS số 8 : Nam, 24 tuổi, dân tộc Kinh, học vấn 9/12 ).

Một phần của tài liệu Sự hội nhập cộng đồng của người dân di cư tự do ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng hiện nay (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)