Bảo đảm quyền học tập cho trẻ em bằng pháp luật

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền học tập của trẻ em ở Việt Nam hiện nay (Trang 98)

- Tiến hành rà soát, hệ thống hóa phát hiện những khiếm khuyết để sửa đổi, bổ sung những quy định hiện hành.

Quyền học tập của trẻ em là nội dung không chỉ được quy định trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em mà còn được quy định ở nhiều văn

bản pháp luật khác nhau. Hiện nay, quyền học tập của trẻ em được quy định tản mạn tại nhiều văn bản khác nhau là một trong những nguyên nhân làm cho quá trình thực hiện quyền trên thực tế còn nhiều khó khăn và chưa phát huy được hiệu quả. Xuất phát từ thực tế đó, vấn đề cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền trẻ em nói chung và quyền học tập của trẻ em nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành trong thời gian tới. Để hoàn thiện hệ thống pháp luật, cần thực hiện rất nhiều biện pháp khác nhau.

Trước hết, các cơ quan chức năng phải rà soát và hệ thống hóa các văn bản pháp luật có quy định về quyền trẻ em. Đây là hoạt động có ý nghĩa tiền đề nhằm sớm phát hiện những nội dung văn bản pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo không còn phù hợp với thực tế. Trên cơ sở đó, các cơ quan có thẩm quyền cần phải xây dựng kế hoạch sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới nhằm hoàn thiện chúng.

Giải pháp trước mắt cần tập trung sửa đổi các luật trên cơ sở đối chiếu với Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em – Đạo luật cơ bản và trực tiếp nhất quy định các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em. Đặc biệt là vấn đề hiện nay Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em mới chỉ dừng lại ở những quy định chung chung, không có chế tài đảm bảo thực hiện mà vấn phải viện dẫn đến các quy định tại các văn bản pháp luật khác. Từ đó, việc sửa đổi, bổ sung một văn bản sẽ kéo theo hàng loạt các văn bản khác.

- Tiến hành ban hành văn bản mới. Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung pháp luật có liên quan, Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định quy định chi tiết vấn đề bảo vệ quyền trẻ em nói chung và quyền học tập của trẻ em nói riêng. Trong đó, vấn đề xác định trách nhiệm của gia đình, chính quyền, Bộ, ngành là cần thiết.

văn bản pháp luật về quyền trẻ em là cần thiết, trong đó trọng tâm là Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em (sau khi đã có những bổ sung cần thiết về mặt nội dung). Qua đó, sẽ giải quyết triệt để vấn đề cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền học tập của trẻ em và chắc chắn sẽ đảm bảo tốt hơn trên thực tế.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền học tập của trẻ em ở Việt Nam hiện nay (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)