Từ phía gia đình

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền học tập của trẻ em ở Việt Nam hiện nay (Trang 75)

Bên cạnh việc quy định trực tiếp quyền được học tập của trẻ em, các văn bản pháp luật của Việt Nam cũng chú ý đến việc quy định các chính sách để bảo vệ quyền đó, nhất là trách nhiệm, nghĩa vụ của gia đình. Hiến pháp 1992 đã đề cao trách nhiệm của gia đình, mà cụ thể là cha mẹ trong việc giáo dục con cái: “Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái thành những người công dân tốt” (Điều 64). Điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đình cũng nêu rõ: “Cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất trí tuệ và đạo đức”. Điều 18 Luật phổ cập giáo dục tiểu học

quy định Trách nhiệm của cha mẹ, người đỡ đầu là ghi tên cho con hoặc trẻ

tiện nhất, tạo điều kiện cho con hoặc trẻ em được đỡ đầu hoàn thành giáo dục tiểu học, kết hợp với nhà trường, tổ chức xã hội trong việc giáo dục con cái hoặc trẻ em được đỡ đầu thực hiện giáo dục gia đình theo những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Và như đã dẫn, tại Điều 16 Luật bảo vệ, chăm sóc

và giáo dục trẻ em có chỉ rõ trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em: “Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập, học hết chương trình giáo dục phổ cập, tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn”.

Quyền học tập của trẻ em có thể được thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau, nhưng không thể phủ nhận và đã có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh môi trường học tập trường lớp tạo điều kiện cho trẻ em phát triển toàn diện, không chỉ là kiến thức mà còn là ứng xử xã hội. Việc đảm bảo và tạo điều kiện cho con em được học tập trong từ phía gia đình rất khó nhận biết, phụ thuộc vào mức độ quan tâm của gia đình tới vấn đề này. Và sẽ chỉ dễ dàng nhận biết về mức độ này thông qua cách mà gia đình tạo điều kiện cho trẻ em được học tập ở nhà trường.

Hiện nay, trẻ em nghèo, trẻ em vùng sâu, vùng xa không được đến trường chiếm một tỉ lệ lớn, theo những con số tỉ lệ đã dẫn có đến 35% trẻ em Tây Nguyên không được đến trường và thậm chí con số này là 50% ở vùng núi phía Bắc. Có em chỉ học đến bậc tiểu học là phải ngừng học để ở nhà phụ giúp gia đình, dù không ít trong số này các em có mong muốn được đi học với bạn bè cùng trang lứa. Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực trong việc xây trường, xây lớp, hỗ trợ để khuyến khích giáo viên lên các vùng sâu, vùng xa đem cái chữ đến cho đồng bào nghèo, nhưng vẫn chưa thể giải quyết triệt để vấn đề này. Việc cho con đi học cần nhiều nỗ lực của người giáo viên thuyết phục gia đình các em, tuy nhiên do nhận thức không đầy đủ, nhiều gia đình không cho con em đi học, và nhiều gia đình khác không cho đó là việc quan trọng.

Tỉ lệ trẻ em ở các vùng miền này bỏ học rồi sau đó gắn với câu chuyện tái mù chữ không còn là chuyện hiếm gặp. Theo số liệu được Bộ LĐ-TB và XH công bố gần đây thì năm 2008 số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là 1.641.656 em, chiếm 6,55% tổng số trẻ em dưới 16 tuổi. Nếu tính cả bốn nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác (trẻ em bị buôn bán, bắt cóc; trẻ em bị ngược đãi, bạo lực; trẻ em sống trong gia đình nghèo và trẻ em bị tai nạn thương tích thì tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là 4.697.042 em, chiếm 20,31% tổng số trẻ em dưới 16 tuổi.

Theo báo cáo trình bày tại cuộc họp năm 2008 của Thứ trưởng Phùng Ngọc Hùng thì các hạn chế trên một phần là do Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao trong bối cảnh tình hình trẻ em và công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em có khó khăn, thách thức. Kinh tế – xã hội nước ta tiếp tục biến động nhanh và phức tạp hơn do khủng hoảng tài chính – kinh tế thế giới và những tác động tiêu cực của quá trình hội nhập kinh tế, lạm phát tăng cao, thiên tai nặng nề, ảnh hưởng đến an sinh xã hội, trong đó trẻ em là đối tượng dễ bị tác động và để lại hậu quả lâu dài nhất. Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển, mức thu nhập bình quân đầu người thấp, tình trạng đói nghèo vẫn tồn tại ở diện rộng và còn khoảng cách đáng kể giữa các vùng miền đang ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ em. Mặt trái của nền kinh tế thị trường cùng với quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đã làm gia tăng hiện tượng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt như: trẻ em lang thang, trẻ em sử dụng ma tuý, trẻ em bị lạm dụng và xâm hại, trẻ em bị buôn bán, trẻ em bị nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, trẻ em bị tai nạn thương tích, trẻ em làm trái pháp luật… Nhận định sâu hơn một số chuyên gia cho là: Hệ thống luật pháp, chính sách và khung pháp lý để bảo vệ, chăm sóc trẻ em chưa đầy đủ, đồng bộ. Chế tài xử phạt các hành vi vi phạm quyền trẻ em chưa đủ mạnh. Một số nhóm đối tượng trẻ em đặc biệt

chưa được đưa vào Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, như trẻ em bị lạm dụng, bạo lực, trẻ em bị tai nạn thương tích, trẻ em bị ảnh hưởng từ các vụ ly hôn, con nuôi, trẻ em di cư, bị buôn bán, trẻ em sống trong các hộ nghèo... Thiếu các số liệu đáng tin cậy liên quan đến trẻ em cần được bảo vệ đặc biệt. Thiếu các quy trình tư pháp thân thiện với trẻ em. Điều đó nói lên rằng Nhà nước cần có nhiều biện pháp hơn, áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích không chỉ về mặt kinh tế mà còn là tư tưởng của gia đình các em.

Đó là câu chuyện đối với trẻ em ở các khu vực khó khăn, còn với khu vực các thành phố, tưởng chừng sẽ không thể có vấn đề với quyền học tập của trẻ, thế nhưng cách thức quan tâm lại là vấn đề lớn. Quyền học tập là quyền của trẻ em được dạy những kiến thức và kỹ năng để trẻ có thể tự mình đứng vững trong xã hội. Việc học sẽ chỉ đem lại kết quả tốt khi việc học là hợp lý, phù hợp với lứa tuổi, khả năng và không tách rời, lấn át quyền vui chơi của trẻ em. Với trẻ em, được vui chơi lành mạnh sẽ giúp các em phát triển trí lực và thể lực một cách toàn diện, những khả năng mà trường lớp không thể trang bị cho các em một cách đầy đủ. Thực trạng hiện nay ở các thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn là việc được coi là học chiếm một quỹ thời gian quá lớn khiến cho nhiều trẻ không có thời gian vui chơi, tự do phát triển. Có những em số buổi học thêm sánh ngang số buổi học chính của các em ở trường. Vấn đề nằm ở chỗ khi mà chương trình giáo dục là phổ cập, yêu cầu của việc dạy ở trường là trang bị cho các em kiến thức chuẩn theo chương trình được Bộ quy định thì việc học thêm nhằm mục đích gì, đó là một vấn đề không rõ ràng. Đa số các lớp học thêm, nội dung mà các em được học chỉ là nhắc lại kiến thức đã được giảng dạy ở trên lớp, và chỉ có một mục đích tạo ra môi trường học tập tập trung, khuôn các em vào một trật tự của lớp học được tổ chức ra. Và vô tình gia đình các em lại rất cổ súy cho cách học này, hoặc trong trường hợp không thật sự đồng tình thì cũng không làm thay đổi cách

làm của họ. Xét ở khía cạnh thuần túy, có thể thấy quyền học tập của các em ở đây rõ ràng là được đảm bảo và không có gì đáng để phàn nàn. Nhưng xét ở khía cạnh kết quả mà chúng ta muốn đạt được khi đảm bảo quyền học tập của các em thì chắc hẳn là điều không ai dám khẳng định là đúng. Và gia đình đôi khi là một tác nhân khiến cho các em rơi vào tình trạng này. Đã có những trường hợp, do áp lực quá lớn của việc ngồi học trong không gian kín của lớp học (cả trường lớp và lớp học thêm) khiến cho nhiều trẻ bị rối loạn tâm lý, điều đó sẽ ảnh hưởng lâu dài tới tương lai của trẻ. Tất nhiên, thực trạng này sẽ còn có tác nhân từ phía nhà trường sẽ được bàn ở phần tiếp theo, nhưng gia đình cần phải có quyết định đúng đắn và lựa chọn tốt nhất cho con em có được môi trường giáo dục phù hợp để trẻ có thể phát triển toàn diện.

Có thể thấy rằng, gia đình đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền học tập của trẻ em. Trong đa số các trường hợp, vì tính chất gắn kết và phụ thuộc vào gia đình của trẻ em nên gia đình có vai trò quyết định. Việc đảm bảo quyền học tập của trẻ em phải là cân bằng giữa hai thái cực. Không thể không quan tâm tạo điều kiện cho con em học tập, cũng không thể biến học tập trở thành áp lực đè nặng lên vai các em. Với tính chất quyết định đó, các gia đình, các bậc cha mẹ cần có nhận thức đúng đắn hơn về việc học, cách học, và quan tâm tới yếu tố tâm sinh lý của con cho phương thức quan tâm và tạo điều kiện một cách phù hợp nhất. Và từ phía Nhà nước, vấn đề nhận thức của các bậc cha mẹ cần được nâng cao, điều kiện sống cần được cải thiện là nhức nhiệm vụ cần đặt ra cho Nhà nước trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền học tập của trẻ em ở Việt Nam hiện nay (Trang 75)