Hệ thống giáo dục Việt Nam

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền học tập của trẻ em ở Việt Nam hiện nay (Trang 68)

Hệ thống giáo dục trước hết để có thể vận hành cần sự tham gia của hệ thống các cơ quan, và ở Việt Nam, trụ cột của nó là hệ thống các cơ quan Nhà

nước. Các cơ quan này vừa đóng vai trò là người quản lý, vừa đóng vai trò là người vận hành chủ yếu cho cả hệ thống. Trong hệ thống này, Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các cấp giáo dục trên toàn quốc; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các dịch vụ công; và là cơ quan quản lý ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ trong phạm vi quản lý hợp pháp của Bộ. Luật Giáo dục năm 2005 quy định rằng các cơ quan ngang Bộ và các Bộ, ngành khác có trách nhiệm hợp tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo tùy theo năng lực của tổ chức. Cũng theo Luật Giáo dục 2005, Chính phủ trình Quốc hội những quyết định về các hướng dẫn quan trọng có ảnh hưởng đến quyền học tập và trách nhiệm của công dân. Chính phủ cũng phải trình Quốc hội xem xét và thông qua những chương trình giáo dục sửa đổi, báo cáo hàng năm lên Quốc hội về hoạt động và thực hiện ngân sách giáo dục. Luật cũng quy định rằng Ủy ban Nhân dân các cấp chịu trách nhiệm: đảm bảo các điều kiện tài chính, cơ sở hạ tầng, giáo viên và thiết bị dạy học cho các cơ sở công lập chịu sự quản lý trực tiếp của mình, đáp ứng các yêu cầu mở rộng quy mô, cải thiện chất lượng và hiệu quả giáo dục ở địa phương mình. Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh quy định học phí, phí nhập học đối với các cơ sở giáo dục công lập trong tỉnh, theo đề xuất của Ủy ban Nhân dân cùng cấp.

Có thể thấy, một cơ chế hoạt động mà trong đó vai trò chủ yếu thuộc về Bộ Giáo dục và Đào tạo được thiết lập ở tất cả bốn cấp học ở Việt Nam:

− Mầm non dành cho trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi;

− Giáo dục phổ thông bao gồm 5 năm tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5), 4 năm trung học cơ sở (từ lớp 6 đến lớp 9) và 3 năm trung học phổ thông (từ lớp 10 đến lớp 12);

− Giáo dục nghề nghiệp (giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề); − Giáo dục đại học

vấn đề về nguồn lực. Trong số các mục tiêu đặt ra của hoạt động quản lý, có nhiều mục tiêu sẽ phải nhường chỗ cho những mục tiêu khác quan trọng hơn, cần ưu tiên hơn vì năng lực về tài chính đóng vai trò quyết định trong khâu thực hiện. Tính ưu tiên trong hoạt động phân bổ ngân sách cho các hoạt động giáo dục nói lên quyết tâm của ngành giáo dục nói riêng cũng như của Nhà nước Việt Nam nói chung để bảo đảm quyền được học tập của trẻ em.

Bảng 2.1. Phân bổ ngân sách nhà nước cho giáo dục theo bậc học (đơn vị: 100 tỷ đồng): 2001-2008 (thực tế) và 2010-2014 (dự kiến)

Nguồn: Bộ GD&ĐT (2009). Đề án Đổi mới Cơ chế Tài chính Giáo dục Giai đoạn 2009-2014

Có thể thấy rất rõ ràng với Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo được xây dựng từ năm 2008, mục tiêu phân bổ đã được thực hiện trước thời điểm xây dựng Đề án và dự kiến cho tới năm 2014, ngân sách dành cho giáo dục tiểu học và trung học cơ sở (các cấp học với mục tiêu phổ cập) luôn giữ tỷ trọng

cao nhất, đặc biệt ở bậc tiểu học. Bên cạnh đó, hướng tới một nguồn nhân lực với chất lượng cao, bậc học đại học sẽ ngày càng nhận được những ưu tiên lớn hơn trong phân phối chi cho giáo dục.

Cuối cùng, cần nhắc tới vấn đề quản lý giáo dục ở địa phương, khâu trực tiếp nhất trong việc thực thi chính sách, pháp luật cũng như thể hiện vai trò quản lý giáo dục. Việc quản lý ngân sách nhà nước trong giáo dục đang được phân cấp theo xu hướng ngày càng trao quyền tự chủ cho chính quyền địa phương cũng như cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này. Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm phân bổ ngân sách cho giáo dục phổ thông và cho các tổ chức đào tạo do địa phương quản lý. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học và trung học còn Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý dạy nghề. Ủy ban Nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý các trường tiểu học và trung học cơ sở còn Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý các trường trung học phổ thông. Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh trong việc quản lý ngành giáo dục. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tham mưu cho Ủy ban Nhân dân huyện trong việc quản lý giáo dục.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền học tập của trẻ em ở Việt Nam hiện nay (Trang 68)