Những chiến lược suy giảm.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN ĐỂ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH (Trang 34 - 36)

VI. CÁC MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC KINH DOAN H:

1.4Những chiến lược suy giảm.

1. Cấp công t y:

1.4Những chiến lược suy giảm.

1.4.1 Sự chỉnh đốn đơn giản.

Nghĩa là lùi lại và tập hợp lại, thuật ngữ này đôi khi được định nghiã một cách rộng rãi tương tự với những khái niệm chiến lược suy thoái. Ở đây thuật ngữ thuật ngữ này được định nghĩa một cách hẹp hơn như là một chiến lược ngắn hạn hoặc tạm thời tập trung vào những sự kém hiệu quả của tổ chức cần được bổ sung hoặc những vấn đề của hoàn cảnh tạm thời. Những vấn đề như giảm bớt chi phí điều hành và cải thiện năng suất cần được chú ý, những hoạt động đặc biệt biến đỏi tuỳ theo tình hình và bao gồm sự thuê mướn bị cắt giảm, sa thải nhân viên, dứt bỏ sản phẩm bên lề và không sử dụng những phương tiện bên lề. Ví dụ, một vị giám đốc đã ra lệnh cho mỗi đơn vị kinh doanh giảm bớt chi phí 10% và cho phép họ được chọn chiến lược chỉnh đốn cho đợn vị riêng của mình. Sự chỉnh đốn này liên hệ chặt chẽ với chiến lược củng cố khác, nhất là sự rút vốn. Thật vậy, sự khác biệt cơ bản giữa chỉnh đốn và rút bớt đầu tư thường chỉ là khác nhau ở mức độ hoặc tầm mưchính sách của sự suy giảm. Mục tiêu suy giảm càng có tính cách cố định bao nhiêu thì chiến lược của nó lại càng có khả năng là một chiến lược rút bớt vốn nhất là khi những tài sản hay những ngành kinh doanh chủ yếu được bán.

1.4.2 Sự rút bớt vốn.

Xảy ra khi một doanh nghiệp bán hoặc đóng cửa một trong những đơn vị kinh doanh của mình để đạt được sự thay đổi lâu dài trong khuôn khổ hoạt động. Việc này có thể xảy ra khi ban quản lý của một doanh nghiệp đã đa dạng hoá nhận ra rằng một đơn vị kinh doanh của nó trở thành qúa tồi và không có một sự thích hợp trông đợi so với những đơn vị khác. Sự rút bớt vốn đưa đến

cấp phát lại tài nguyên cho những đơn vị còn lại, hay những cơ hội kinh doanh mới.

Nên ghi nhận rằng một chiến lược chỉnh đốn có thể trở thành chiến lược rút vốn vĩnh viễn nếu cơ hội không sẵn có. Cũng nên ghi nhận rằng chiến lược rút vốn đoi khi được sử dụng do những biến đổi kỹ thuật và những yêu cầu chống Tơ-rớt.

1.4.3 Thu hoạch.

Là tìm cách tối đa hoá lưu lượng tiền mặt trong một thời hạn ngắn bất kể hậu quả lâu dài. Những đơn vị kinh doanh sử dụng chiến lược này thường có một tương lai mờ mịt và ít hy vọng bán được bán được đơn vị có lời nhưng có thể mang lại tiền mặt trong khi thu hoạch. Những chi tiêu thường được cắt giảm để gia tăng thu hoạch tiền mặt mà bình thường nó tăng nhanh. Những sự lại của công ty. Thí dụ một đơn vị kinh doanh trong nhiều ngành có thể sử dụng chiến lược này cho công việc kinh doanh đồng hồ bằng cách sa thải nhân viên, ngừng mua nguyên vật liệu mới, cắt giảm giá cả và có hành động cần thiết khác để thu lại từ từ những lợi nhuận cuối cùng của đơn vị kinh doanh, cả ba chiến lược này: thu hoạch,chỉnh đốn rút vốn đều có thể trở thành một chiến lược có tính cách lâu dài hơn là thanh toán.

1.4.4 Thanh toán.

Là dạng cực đoan nhất của dạng chiến lược suy giảm khi doanh nghiệp không còn tồn tại bởi vì thanh toán xảy ra những thủ tục phá sản theo lệnh của toà án. Sự thanh toán được đặt kế hoạch xảy ra có trật tự. Ví dụ một doanh nghiệp quyết định rằng nó không thể cạnh tranh thắng lợi trong nền sản xuất hiện nay và nhìn nhận rằng nó không có đủ các nguồn lực cần thiết để theo đuổi những chiến lược khác có triển vọng hơn. Để giảm thiểu những mất mát, thua lỗ , doanh nghiệp có thể cố gắng thanh toán ngay bằng cách bán đi hoặc

sử dụng biện pháp khác như giữ lại tiền mặt cho tài sản có vẻ hấp dẫn đối với người mua.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN ĐỂ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH (Trang 34 - 36)