Vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh bắc kạn giai đoạn gần đây (Trang 44)

VI. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

3.Vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế

Trong mô hình phát triển kinh tế, Chính phủ (G) cũng là một nhân tố như các tác nhân: Người tiêu dùng (C), người sản xuất (I) và người nước ngoài (X - M) trong việc tạo ra giá trị sản lượng.

Y = C + I + G + (X - M)

Tuy nhiên, trong nền kinh tế hỗn hợp, Chính phủ có vai trò quan trọng hơn. Về phương diện tác nhân kinh tế, Chính phủ vừa là người tiêu dùng vừa là người sản xuất và do đó cũng tham gia vào hành vi của xuất nhập khẩu. Do vậy, thực tế Chính phủ tham gia vào tổng cung (AS) và tổng cầu (AD) và điều hoà giá cả. Những mối quan hệ này cho thấy vai trò rất lớn của Chính phủ trong hoạt động của thị trường.

Về phương diện người quản lí vĩ mô, nhà nước thông qua thể chế, các chính sách và công cụ để tạo ra điều kiện cho sự ổn định và phát triển kinh tế .

Để thể hiện vai trò đó, Nhà nước thực hiện các chức năng sau:

- Đảm bảo các lợi ích công cộng của xã hội: Đó là đảm bảo trật tự an ninh, quốc phòng, bảo đảm phát triển sự nghiệp phúc lợi công cộng của xã hội như giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, cấu trúc hạ tầng xã hội và bảo vệ môi trường .

Nhà nước phải tạo ra các nguồn thu cho ngân sách (chủ yếu là thuế) đó là nguồn đầu vào để tạo ra các hàng hoá công cộng và chi tiêu thường xuyên của Chính phủ cho các hoạt động, đó cũng là nguồn dự trữ đảm bảo cho sự cân đối và ổn định trong quá trình phát triển.

- Tổ chức và phối hợp các hoạt động trên phạm vi quốc gia:

Căn cứ vào những mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, Chính phủ đề ra các chế độ, tổ chức bộ máy làm việc ở các cấp, phối hợp với guồng máy kinh tế chung, tạo ra những điều kiện đảm bảo cho sự phát triển đạt được lợi ích mong muốn của xã hội .

- Thực hiện sự phân bố, điều chỉnh quyền công dân và đảm bảo dân chủ và công bằng xã hội:

Thông qua các chính sách về thu nhập, về bảo hiểm và giá cả nhằm điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Đồng thời qui định rõ các quyền của công dân, đảm bảo cho cá nhân, tổ chức một sự tự do trong hoạt động kinh tế, chống lại sự độc quyền, đảm bảo sự ổn định về sở hữu tài sản ... Để có thể phát huy mọi khả năng về nguồn vốn, công nghệ và nhân lực cho sự phát triển .

-Tăng cường và hoàn thiện các quan hệ thị trường tạo thuận lợi cho sự tăng trưởng nhanh chóng:

Thị trường, nơi quan hệ cung - cầu được thực hiện thông qua giá cả, đã tạo ra một động lực thúc đẩy sản xuất, phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Do vậy phải có chính sách và luật để mở rộng hơn nữa qui mô của thị trường, tạo ra sự giao lưu thương mại, nhằm kích thích sự đổi mới công nghệ và tăng thêm đầu tư, dẫn tới sự tăng trưởng nhanh.

Đồng thời phải bổ xung những mặt yếu mà cơ chế thị trường không thể tạo ra được như các ngành sản xuất có tính chất xương sống của nền kinh tế, phân bổ đúng đắn nguồn nhân lực giữa thành thị và nông thôn, phát triển các cơ sở hạ tầng kĩ thuật và xã hội.

Bên cạnh đó phải hạn chế những mặt bất lợi cho xã hội mà cơ chế thị trường đ- ưa lại, như khai thác tài nguyên thái quá đi đến phá hoại môi sinh, ô nhiễm môi tr- ường, sản xuất hàng giả, sản phẩm độc hại... Hạn chế xu thế độc quyền trong sản xuất và tiêu thụ, sự làm giàu phi pháp và sự phân phối không công bằng là nguyên nhân dẫn đến phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng tạo ra những xung đột cho xã hội.

- Lựa chọn qui mô, bước đi và vạch ra kế hoặch chương trình phát triển, thúc đẩy có hiệu quả sự phát triển kinh tế.

ở các nước đang phát triển, sự thiếu vốn, thiếu lao động có kĩ thuật, thiếu công nghệ tiên tiến, cấu trúc xã hội bất hợp lí, chủ nghĩa phân lập, sự độc quyền... đang là những trở ngại thực sự cho sự chuyển đổi. Do vậy Nhà nước phải có sự lựa chọn qui mô đầu tư hợp lí, bước đi thích hợp nhằm phát triển các yếu tố kinh tế vốn yếu kém, thể hiện trong các chương trình kế hoạch phát triển, có các biện pháp hiệu lực tác động vào các hoạt động kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển đúng hướng, đúng mục tiêu.

PHẦN II

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh bắc kạn giai đoạn gần đây (Trang 44)