Bối cảnh và thị trường trong nước tác động đến phát triển Bắc Kạn.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh bắc kạn giai đoạn gần đây (Trang 71)

III. PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BẮC KẠN

2/ Bối cảnh và thị trường trong nước tác động đến phát triển Bắc Kạn.

Những thành quả mà nước ta đã đạt được trong hơn 10 năm đầu thực hiện sự nghiệp đổi mới là rất to lớn và quan trọng. Nhịp độ tăng trưởng GDP của cả nước thời kỳ 1991-1996 đạt tới 8,8% năm. Nhờ đó, Đảng ta đã quyết định đưa đất nước ta chuyển mạnh sang thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá để đến năm 2020 Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Theo dự báo, tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước sẽ đạt khoảng 7-8% mỗi năm thời kỳ 1996-2000 và khoảng trên dưới 7% mỗi năm ở thời kỳ 10 năm sau đó. GDP/người năm 1999 tăng 1,75 lần so với năm 1990, mục tiêu năm 2000. Trên lãnh thổ địa bàn trọng điểm Bắc Bộ sẽ phát triển khoảng 22 khu công nghiệp tập trung với diện tích khoảng 10-11 nghìn ha. Dân số đô thị của địa bàn trọng điểm này sẽ lên tới 4,5 triệu người. Đó là những thị trường tiêu thụ lâm sản, khoáng sản,vật liệu xây dựng rất lớn mà tỉnh Bắc Kạn có thể tham gia cung ứng. Vùng Đông Bắc cũng sẽ có nhiều ảnh hưởng khi ĐBSH và các vùng trọng điểm phát triển mạnh. Vùng Đông Bắc hiện nay đóng góp khoảng 1/5 GDP cả nước, sẽ là vùng diễn ra quá trình công nghiệp hoá -

Đô thị hoá nhanh, quy mô lớn. đây sẽ phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, các khu công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp xuất khẩu, các trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch. Hội nhập vào sự phát triển chung của tình hình kinh tế xã hội gần đây cho thấy nền kinh tế nước ta đang phải đối mặt với những khó khăn gay gắt về thiên tai, khủng hoảng kinh tế trong khu vực. Cụ thể là: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đã chậm lại (tốc độ tăng trưởng năm 1998 là 6%), xuất khẩu gặp nhiều khó khăn và kim ngạch xuất khẩu đã giảm, luồng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã có sự suy giảm đáng kể,... Điều này sẽ để lại hậu quả xấu không chỉ cho năm 1999 mà cho cả các năm tiếp theo mà Bắc kạn không thể nằm ngoài sự ảnh hưởng này. Do vậy, hướng phát triển của vùng Đông Bắc (trong đó có Bắc Kạn) là:

+ Phát triển nhanh cây công nghiệp (chè, cà phê), cây công nghiệp ngắn ngày (mía, lạc, đậu tương, thuốc lá...), cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc,... để tận dụng thế mạnh của tỉnh.

+ Bảo vệ đất trồng lúa, trồng mầu; tăng cơ sở vật chất kỹ thuật để đảm bảo thâm canh tăng năng suất lúa- màu. Chú ý phát triển các loại hoa màu và cây lấy củ.ư

+ Ra sức trồng rừng phòng hộ, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phương thức canh tác nông- lâm kết hợp để bảo vệ mội trường sống, bảo vệ tài nguyên nước của tỉnh và cả vùng Đông Bắc.

Tóm lại: Nước ta nói chung và vùng Đông Bắc nói riêng nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, là khu vực phát triển năng động của thế giới. Hơn nữa vùng Đông Bắc có khả năng phối kết hợp, cũng như chịu ảnh hưởng lớn của các vùng phát triển kinh tế trọng điểm trong cả nước. Nằm trong vùng Đông Bắc, tỉnh Bắc Kạn cần tận dụng các lợi thế về: nguyên liệu nông- lâm sản, tài nguyên rừng và khoáng sản, tiềm năng du lịch phong phú, gần các thị trường lớn,... để cùng hội nhập trong quá trình phát triển.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh bắc kạn giai đoạn gần đây (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w