Xu hướng đầu tư nước ngoài và khả năng thị trường quốc tế có tác động tới vùng Đông Bắc và Bắc kạn.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh bắc kạn giai đoạn gần đây (Trang 68)

III. PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BẮC KẠN

b/ Xu hướng đầu tư nước ngoài và khả năng thị trường quốc tế có tác động tới vùng Đông Bắc và Bắc kạn.

động tới vùng Đông Bắc và Bắc kạn.

Kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài 1987 đến hết tháng 6/1998 nước ta đã cấp giấy phép cho 2.437 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 32,3 tỷ USD, bình quân một năm được khoảng 3,6 tỷ USD. Trước đây, các chuyên gia dự báo giai đoạn đến năm 2000 nước ta có thể thu hút bình quân mỗi năm trên dưới 2,5 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, sang giai đoạn 2001-2010 có thể hơn nữa. Nhưng do tình hình biến động của cơn bão tài chính - tiền tệ vừa qua, do đó khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ bị hạn chế. Mỹ, Đan Mạch. ôxtraaylia, Pháp, Đức, Canada,... là những nước ít bị ảnh hưởng bởi cơn bão tài chính tiền tệ Châu á lại có vốn với nền kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào bậc nhất thế giới, quan tâm nhiều đến hợp tác đầu tư với nước ta, đặco biệt là xu hướng hợp tác đầu tư với các tỉnh phía Bắc ngày càng nhiều. Có một số lĩnh vực mà Bắc Kạn có điều kiện tham gia hợp tác theo lợi thế riêng của mình, nhất là khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất chế biến lâm sản và du lịch,...

Các nước NICs (Công nghiệp mới phát triển) và các nứơc trong khối ASEAN trong quá trình điều chỉnh lại cơ cấu sẽ tập trung sản xuất sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao hơn và chuyển giao các sản phẩm yêu cầu hàm lượng kỹ thuật thấp hơn, dùng nhiều lao động hơn sang các nước đang thiếu việc làm (sản xuất giầy

dép, may mặc, lắp giáp ô tô, xe máy, điện tử, chế biến nông sản,...). Đây cũng là cơ hội để tỉnh Bắc Kạn nắm bắt và phát triển kinh tế địa phương.

Các nước trong khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Thái Bình Dương đang có khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ vừa qua nhưng lại có thời gian tích luỹ được nhiều công nghệ tiên tiến, đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, có kinh nghiệm và họ đã tham gia hợp tác và đầu tư vào nước ta trong nhiều lĩnh vực.

Trong những năm gần đây, nhiều sản phẩm công nghệ cao đã có mặt trong thương mại thế giới. Năm nước hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này là Mỹ, Nhật, Đức, Anh và Pháp đã chiếm đến 78% hàng công nghệ cao trong thương mại thế giới (xem biểu). Tốc độ phát triển của hàng công nghệ cao tăng nhanh. Trong vòng 20 năm 1970-1999 loại mặt hàng này tăng hơn 16 lần. Xu thế này còn tiếp tục trong thời gian tới:

Cùng với cả nước và vùng Đông Băc, Bắc kạn sẽ có nhiều điều kiện để hợp tác làm ăn, học tập kinh nghiệm của các nước nhưng đồng thời cũng chiụ sức ép và cạnh tranh rất lớn. Như vậy phát triển kinh tế Bắc kạn cần đảm bảo một tốc độ tăng trưởng cao và phát triển nhanh để rút ngắn dần khoảng cách so với vùng Đông Bắc nhằm thoát khỏi tình trạng tụt hậu với các tỉnh xung quanh và cả nước.

Nền kinh tế của ta ngày càng có cơ hôi hoà nhập vào nền kinh tế của khu vực và thế giới. Điều đó mở ra khả năng mới để nước ta nói chung, Bắc Kạn nói riêng trao đổi hàng hoá với các nước đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Đây là thời cơ thuận lợi mà Bắc Kạn cần tận dụng để đẩy mạnh quan hệ bên ngoài, nhất là về hợp tác đầu tư và về gia công, sản xuất hàng xuất khẩu bằng cách cố gắng tiếp cận, tranh thủ các dự án đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực chế biến lâm sản, khai thác khoáng sản và du lịch, đồng thời cố gắng tạo môi trường thuận lợi, tranh thủ nguồn vốn từ các nước để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Những năm tới đây, nền kinh tế nước ta sẽ tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực như AFTA và WTO. Khu vực Đông á và Đông Nam á trước

đây được đánh giá là khu vực phát triển năng động trên thế giới và khả năng đó còn có thể kéo dài trong 1-2 thập niên của thế kỷ XXI nhưng cơn lốc khủng hoảng tiền tệ hiện nay đang là những nguyên nhân có ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế của nước ta trong đó có các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc. Đáng lưu ý là tình hình diễn biến phức tạp này lại tập trung vào một số nước có nhiều mối quan hệ về kinh tế với nước ta vì có thị trường gần Việt Nam, có những nhu cầu mà Việt Nam có thể đáp ứng như: dầu mỏ, nông- lâm-thuỷ sản chế biến, hàng may mặc. Vì vậy trong phát triển kinh tế, nước ta có những thách thức cần lường hết những khả năng để chủ động.

Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá, nhất là các loại hàng hoá nông sản, thực phẩm chất lượng cao tiếp tục tăng trên thị trường thế giới.

Dự báo về mức nhập khẩu một số sản phẩm của một số nước.

Đơn vị: 1.000 tấn.

Sản phẩm Cả năm

2000 2010

1. Thịt các loại

- Các nứơc Công nghiệp Châu á 30-40 60-70

- Các nước Đông âu và SNG 70-90 110-140

- Các nước Công nghiệp phát triển 80-100 180-200

2. Gạo

- Các nứơc Công nghiệp Châu á 1.400 1.500

- Các nước Đông âu và SNG 600-620 640-650

- Các nước Công nghiệp phát triển 9.000 10.000 -11.000

3. Chè

- Các nứơc Công nghiệp Châu á 19-20 16-18

- Các nước Đông âu và SNG 340-350 380-390

- Các nước Công nghiệp phát triển 290-300 270-280

4. Cam, quýt

- Các nước Đông âu và SNG 1.800-2.000 2.900-3.000 - Các nước Công nghiệp phát

triển

5.000 5.400-5.400

5. Chanh quả

- Các nứơc Công nghiệp Châu á 150-160 180

- Các nước Đông âu và SNG 460-480 570-590

- Các nước Công nghiệp phát triển

850-870 970-1.000

6. Chuối

- Các nứơc Công nghiệp Châu á 900-910 950-1.000

- Các nước Đông âu và SNG 480-500 760-800

- Các nước Công nghiệp phát triển

7.700-8.000 8.100-8.300

Nguồn: Theo dự báo của FAO và WB

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh bắc kạn giai đoạn gần đây (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w