2 Theo cách giải thích của GS Trần Lâm Biền thì Tam Phủ đƣợc hiểu là Thiên phủ, Địa phủ, Thoải phủ với những vị thần tính nam (chính là sự phân thân của Ngọc Hoàng) cai quản Và, theo ông thì hệ thống Tam Phủ
3.2. Quan niệm về tự nhiên và mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên trong tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ
nhiên trong tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ
3.2.1. Quan niệm về tự nhiên trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ
Tự nhiên theo nghĩa rộng là toàn bộ thế giới vật chất vô cùng vô tận. Quá trình phát triển của tự nhiên đã sản sinh ra sự sống, và, theo quy luật tiến hóa, trong những điều kiện nhất định, con ngƣời đã xuất hiện từ động vật. Nghĩa là con ngƣời, xã hội con ngƣời, cũng là một bộ phận của tự nhiên.
Để có thể tồn tại và phát triển đƣợc thì con ngƣời phải tiếp xúc và tác động vào tự nhiên, vào môi trƣờng sống xung quanh mình. Trong quá trình tiếp xúc đó, con ngƣời không ngừng nảy sinh những câu hỏi và những sự lý giải khác nhau về các hiện tƣợng xung quanh. Tuy nhiên, việc lý giải những hiện tƣợng của cuộc sống không phải do ý thức chủ quan của mỗi cá nhân quy định mà do điều kiện địa lý, kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi cộng đồng ngƣời quy định. L.Cadiere đã viết: “Ngƣời ta bất cứ ở trình độ văn minh nào đều có những ý tƣởng về thế giới và về sự vật trong thế giới, những ý tƣởng ấy có thể phát triển nhiều hơn, hay kém minh bạch hay lờ mờ, ý thức nhiều hay ít. Nhƣng chúng có thật và ngƣời ta phô diễn ra tiếng nói”[dẫn theo 114, tr. 253].
122
Những ý tƣởng về thế giới tự nhiên này có thể là khác nhau trong những cộng đồng khác nhau, những rõ ràng rằng, tất cả những cái “tự nhiên” mà con ngƣời tìm cách lý giải ấy không phải là cái tự nhiên chung chung trừu tƣợng, tồn tại đâu đó bên ngoài con ngƣời mà là cái tự nhiên cụ thể trong mối quan hệ với những con ngƣời cụ thể. C.Mác viết: “Giới tự nhiên – cụ thể là cái giới tự nhiên trong chừng mực bản thân nó không phải là thân thể của con ngƣời – là thân thể vô cơ của con ngƣời. Con ngƣời sống bằng giới tự nhiên. Nhƣ thế nghĩa là giới tự nhiên là thân thể của con ngƣời, thân thể mà với nó con ngƣời phải ở lại trong quá trình thƣờng xuyên giao tiếp để tồn tại” [75, tr. 135]. Và, cũng chính cái giới tự nhiên mà con ngƣời thƣờng xuyên giao tiếp ấy (giống nhƣ là một lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ [68, tr. 135] đã buộc con ngƣời phải tìm hiểu, giải thích, tác động để có thể sinh tồn.
Cũng nhƣ vậy, trong quan niệm của tín ngƣỡng thờ Mẫu, cái tự nhiên mà ngƣời Việt tìm cách giải thích không phải là cái quá xa lạ với con ngƣời nhƣ dãy núi Hy-ma-lay-a ở Ấn Độ, núi Phú Sỹ ở Nhật hay rặng An-pơ ở Trung Âu… mà chính là cái không gian mà ngƣời Việt đang sống, là những yếu tố chi phối trực tiếp đến quá trình sản xuất nông nghiệp của họ. Đó là đất, nƣớc, cây, các hiện tƣợng thuộc về thời tiết nhƣ mƣa, nắng… Và, chính vì vậy mà ngƣời Việt nói chung và tín ngƣỡng thờ Mẫu nói riêng đã không quá sa đà vào việc giải thích sự sáng thế của vũ trụ, mà chỉ trực tiếp tìm cách lý giải về sự liên quan của những yếu tố tự nhiên đối với con ngƣời.
Tín ngƣỡng thờ Mẫu chia không gian tự nhiên thành bốn miền (phủ): miền trời (Thiên phủ), miền đất (Địa phủ), miền nƣớc (Thủy phủ), miền rừng (Nhạc phủ). Cai quản bốn miền (phủ) này là bốn vị Thánh Mẫu cùng với các chƣ vị thần thánh khác đóng vai trò giúp đỡ các vị Thánh Mẫu có sức mạnh siêu nhiên ảnh hƣởng đến đời sống của con ngƣời nơi trần thế. Miền trời ứng
123
với Mẫu Thƣợng Thiên (màu đỏ), miền đất ứng với Mẫu Địa (màu vàng), miền nƣớc ứng với Mẫu Thoải (màu trắng), miền rừng ứng với Mẫu Thƣợng Ngàn (màu xanh).
Cũng chia không gian thành Tứ phủ, nhƣng tín ngƣỡng thờ Mẫu ở miền Trung lại giải thích khác với tín ngƣỡng thờ Mẫu ở miền Bắc. Tứ phủ trong quan niệm của tín ngƣỡng thờ Mẫu ở miền Trung gồm: Thiên phủ, Thoải phủ, Nhạc phủ và Phủ Trung thiên. Phủ Trung Thiên do trung Thiên Thánh Mẫu (Tây Cung vƣơng Mẫu Bổn Mạng Chúa Tiên) cai quản, chuyên nắm giữ bổn mạng, quy định thọ, yểu của con ngƣời. Không giống nhƣ ngoài Bắc, Địa Tiên Thánh Mẫu có vai trò rất mờ nhạt và hầu nhƣ không đƣợc nhắc đến trong tín ngƣỡng thờ Mẫu ở miền Trung.
Trong bốn miền đƣợc giải thích của tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ thì có thể thấy miền trời là yếu tố đầu tiên, trung tâm, quan trọng nhất. Đối với tâm thức dân gian thì trời là căn nguyên của các hiện tƣợng thời tiết, trời che chở cho cuộc sống của trần gian. Trời (xƣa gọi là Bà trời, “Ông trăng mà lấy Bà trời”) hay Ông trời đôi khi đƣợc đồng nhất với Ngọc Hoàng Thƣợng Đế với một quyền lực siêu nhiên có thể chủ trì cái sống, cái chết, hạnh phúc, sự giàu sang hay nghèo hèn… Trời không phải là sức mạnh mù quáng, hƣ vô mà trời có thể xem xét, suy nghĩ, phán xét. Với phƣơng thức tƣ duy lƣỡng hợp, lƣỡng phân của mình, ngƣời Việt cho rằng, ông trời đƣợc tƣợng trƣng bằng hình tròn (vòm trời, trời tròn), dƣơng, cấu thành một nửa của không gian đối lập với nửa kia là đất đƣợc tƣợng trƣng bằng hình vuông, âm. Đất ở dƣới phẳng nhƣ cái mâm vuông, trời ở trên cao tròn nhƣ cái bát úp, chỗ giáp ranh giữa trời và đất là chân trời. Trời tròn (dƣơng) và đất vuông (âm) giao hòa sinh ra vạn vật trong vũ trụ.
Do ngƣời Việt sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, mà nền nông nghiệp lại phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, khí hậu…nên đời sống tín ngƣỡng, tôn
124
giáo ngƣời Việt nói chung chủ yếu liên quan đến đất và các chu kỳ thời tiết của thiên nhiên. Trong sản xuất, ngƣời Việt luôn phải “trông trời, trông đất, trông mây, trông mƣa, trông nắng, trông ngày, trông đêm” và nếu “ơn trời mƣa nắng phải thì…” cuộc sống của ngƣời nông dân Việt mới mong đƣợc ổn định, no đủ.
Mặc dù ông trời “sống” ở trên cao, rất xa so với cuộc sống của con ngƣời, nhƣng đối với ngƣời Việt, ông đóng vai trò rất lớn trong việc đƣa lại cuộc sống bình yên, no đủ cho con ngƣời, luôn gần gũi với con ngƣời, là nơi con ngƣời cầu xin sức mạnh để cứu giúp mình khi gặp khó khăn (kêu trời, cầu trời, khấn trời, nhờ trời), đồng thời cũng là nơi để con ngƣời tỏ thái độ oán thán kêu than: trời ơi là trời, trời cao đất dày ơi, hay
“Trời sao ăn ở bất nhân,
Người ăn chẳng hết, người lần chẳng ra” “Trời sao trời ở chẳng cân?
Người ăn chẳng hết người lần chẳng ra? Trời sao trời ở chẳng công?
Người ba bốn vợ người không vợ nào”.
Trời tuy có sức mạnh ghê gớm có thể sai khiến các vị thần Mây, Mƣa, Sấm, Chớp… nhƣng vẫn thua một con cóc, thậm chí còn bị coi là cháu của con cóc (Con cóc là cậu ông trời), khi cóc nghiến răng thì trời cũng phải làm mƣa.
Trời, trong quan niệm của Đạo giáo, là không gian nơi các vị thần tiên sinh sống, trong đó, vị thần tối cao là Ngọc Hoàng. Bên cạnh Ngọc Hoàng còn có Nam Tào – giữ sổ sinh, Bắc Đẩu – giữ sổ tử. Nam Tào và Bắc Đẩu là hai vị thần có nhiệm vụ giám sát chung tất cả những hành động của con ngƣời. Hàng năm cứ vào dịp cuối năm, Nam Tào và Bắc Đẩu nhận tờ trình của Táo Quân và căn cứ vào đó để xem xét việc rút ngắn hay tăng thêm tuổi
125
thọ cho con ngƣời. Ngọc Hoàng theo quan niệm của ngƣời Việt, lúc khai thiên lập địa là một con chim lớn màu đỏ. Lúc trời đất chƣa ra khỏi sự hỗn mang, và bóng tối còn bao trùm vạn vật, Ngọc Hoàng đã cai trị vật chất bất động và lộn xộn. Sau này, khi Trời đƣợc giải thoát, đứng trên cao, và Đất đƣợc giải toả, nằm dƣới thấp, thì Ngọc Hoàng ngự trị 36 cung điện của các thần trên trời và 72 thần của các tầng lớp của đất. Ông là chúa tể của Mặt Trời, Mặt Trăng, các vì Sao, Gió, Mây, Sét và Mƣa. Các thần và ma của núi, sông, rừng, cánh đồng, biển, cũng nhƣ các sinh vật đủ loại ngƣời, chim trên không, cá dƣới biển đều trở thành thần dân của Ngọc Hoàng [46, tr. 724].
Ngọc Hoàng thông qua Nam Tào, Bắc Đẩu và vô số các vị thần khác để tác động đến cuộc sống của con ngƣời dƣới trần gian nhƣ sinh đẻ, bệnh tật, chiến tranh, hạn hán, lũ lụt…
Những ngƣời theo Đạo Phật thì cho rằng cõi trời cũng thuộc Dục giới, nhƣng là Dục giới thiên, nơi trú ngụ của các linh hồn thanh sạch, tuy đã đƣợc giải thoát khỏi vòng sinh tử nhƣng vẫn còn vƣớng vào thú vui thể xác, vẫn còn bị chi phối bởi các trạng thái tâm sinh lý: buồn, vui, yêu, ghét… Trời trong Công giáo đƣợc đồng nhất với thiên đƣờng – nơi Đức Chúa trời sinh sống. Thiên đƣờng là nơi cƣ ngụ của những ngƣời lành thiện sau khi chết đƣợc vĩnh viễn sống bên Đức Chúa trời, đời đời vui tƣơi nhàn hạ trong tiếng đàn ca muôn thủa.
Trời, trong quan niệm của tín ngƣỡng thờ Mẫu, đƣợc hiểu là không gian sinh sống của nhiều vị thánh thần, trong đó, Mẫu Thƣợng Thiên là ngƣời đứng đầu cai quản. Theo đó, Thánh Mẫu Thƣợng Thiên là đấng có quyền năng sai khiến các vị thần thánh khác (gồm các Quan, các Chầu, các Ông Hoàng, các Cô, các Cậu…) – những vị đóng vai trò nhƣ ngƣời giúp việc cho Thánh Mẫu - để phù hộ hay trừng phạt cuộc sống hiện tại của con ngƣời ở trần gian.
126
Vận bốn mùa âm dương tuyết thảo Lòng chí thành cầu đảo bình an Đăng trà quả thực dâng lên
Lòng tin thỉnh đức chúa tin cửu trùng Ngự trung cung cửu tiêu chính vị Ở trên trời sửa trị bốn phương Lòng chầu trong sáng như gương Thần thông biến hóa sửa sang cõi đời
(Cửu Trùng Thánh Mẫu văn) [106, tr. 117] Mẫu Thƣợng Thiên chính là sự phát triển từ Mẹ trời trong tâm thức của ngƣời nông dân đồng bằng Bắc bộ xƣa. Ngƣời Việt xƣa có câu ca:
Ông Trăng mà lấy Bà Trời
Tháng năm đi cưới tháng mười nộp cheo Sỏ lợn lớn hơn sỏ mèo
Làng ăn không hết đem treo cột đình Ông xã đánh trống thình thình Quan viên mũ áo ra đình xem cheo
Có thể thấy rằng, trong cuộc sống của ngƣời Việt, các hiện tƣợng của tự nhiên nhƣ mây mƣa, sấm chớp, nắng gió…. đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của họ. Vì vậy, đối với ngƣời Việt, các vị Thần chủ về các hiện tƣợng thời tiết bao giờ cũng đƣợc coi trọng. Trƣớc khi có Tam Phủ - Tứ Phủ thì ngƣời Việt đã thờ các hiện tƣợng Tứ Pháp (Bà mây, Bà Mƣa, Bà Sấm, Bà Chớp) – bốn yếu tố liên quan đến việc sản xuất lúa nƣớc của ngƣời Việt. Sau này, cùng với sự phát triển của trình độ tƣ duy mà ngƣời Việt đã khái quát (trƣng cất hóa) từ rất nhiều các Mẹ (Bà) thời tiết thành một vị mà thôi – đó chính là Mẫu Thƣợng Thiên. Khi gán các hiện tƣợng thời tiết trên trời cho một vị nữ thần mà không phải là nam thần là ngƣời Việt đã gửi
127
rất nhiều tâm tƣ, tình cảm và ƣớc vọng của mình vào vị thần này. Đó có thể là một sự mong muốn có tính phồn thực, đầy đủ, một sự che chở, nâng đỡ của ngƣời mẹ với ngƣời con, một sự kính trọng của ngƣời con đối với ngƣời mẹ…
Chính vì sự quan trọng của các hiện tƣợng thời tiết, cùng với sự ảnh hƣởng của Đạo giáo mà trong tín ngƣỡng thờ Mẫu, Mẫu Thƣợng Thiên đƣợc gọi là Đệ Nhất Tiên Thiên Thánh Mẫu (Mẫu Đệ Nhất), là thần chủ của điện thờ Mẫu, là lực lƣợng sáng tạo và cai quản miền trời, làm chủ các hiện tƣợng tự nhiên nhƣ mây, mƣa, sấm, sét… Ngọc Hoàng cũng đƣợc coi là một vị thần trong tín ngƣỡng thờ Mẫu quản lý vùng trời, tuy nhiên nếu nhƣ trong Đạo giáo Ngọc Hoàng là ngƣời đứng đầu Thiên đình thì ở tín ngƣỡng thờ Mẫu, Ngọc Hoàng (Vua cha) vẫn đứng sau Mẫu (Mẹ) trong việc thực hiện các quyền năng siêu nhiên của mình. Trong điện thờ, tƣợng của Bà đƣợc đặt ở vị trí cao nhất trong cung cấm (Tam Tòa), Bà trùm khăn đỏ ngồi ở giữa, một bên là Đệ Nhị Thƣợng Ngàn, một bên là Đệ Tam Thoải Phủ. Trong quan niệm của tín ngƣỡng thờ Mẫu, Thƣợng Thiên Thánh Mẫu còn đƣợc đồng nhất với Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Đối với ngƣời Việt, bên cạnh thời tiết thì không thể không nhắc đến yếu tố “đất”, đất là tƣ liệu sản xuất quan trọng bậc nhất trong sản xuất nông nghiệp. Nếu không có đất hoặc đất không màu mỡ thì ngƣời nông dân không thể trồng cấy và sinh sống trên mảnh đất đó đƣợc. Vì vậy, với tƣ duy lƣỡng hợp, lƣỡng phân, đa chiều của mình, ngƣời Việt luôn đặt cạnh “trời” (những yếu tố thuộc về và có liên quan đến thời tiết) là “đất”. Trời và đất luôn gắn liền đi đôi với nhau, khi gặp khó khăn, ngƣời Việt bên cạnh vái “tám phƣơng trời” còn vái “mƣời phƣơng đất” để mong trời đất phù hộ cho mình tai qua nạn khỏi.
Trong quan niệm của họ thì “trời” đƣợc gắn với tính “dƣơng” – là Cha, còn “đất” đƣợc gắn với tính “âm” - là Mẹ. Đất đƣợc xem nhƣ là ngƣời mẹ hấp
128
thụ khí dƣơng của cha để sinh ra, nuôi sống con ngƣời và vạn vật, và, khi con ngƣời, vạn vật chết đi thì lại trở về với Mẹ - đất. Vì vậy, ngƣời Việt khi chết thƣờng đƣợc an táng theo hình thức thổ táng (chôn xuống lòng đất). Ngƣời Việt rất chú ý đến nơi chôn cất vì họ cho rằng nơi đặt và hƣớng của mồ mả có thể ảnh hƣởng đến cuộc sống của ngƣời đang sống. Họ thƣờng nói “sống về mồ về mả chứ ai sống về cả bát cơm”.
Ngƣời Việt cổ sống chủ yếu dựa vào trồng trọt và hái lƣợm, mà muốn trồng trọt thì phải có đất, đất có tốt thì cây cối mới phát triển, con ngƣời mới thu hoạch, hái lƣợm đƣợc nhiều. Vì vậy, ngay từ rất sớm, ngƣời Việt đã đặc biệt chú trọng đến đất đai và thực hiện rất nhiều nghi lễ thờ cúng để cầu mong đất đai phù hộ cho mùa màng của mình luôn đƣợc bội thu. Họ quan niệm rằng, “Đất có thổ công, sông có Hà bá”, đối với họ bất kỳ một mảnh đất nào cũng có một vị thần cai quản gọi là thần đất (thổ địa). Vì vậy, muốn đƣợc sống yên ổn, muốn cho đất đai màu mỡ, mùa màng bội thu, cây cối luôn tƣơi tốt thì phải kính trọng và tôn thờ thần đất.
Khi tín ngƣỡng Tam phủ - Tứ phủ ra đời thì vị thần đất đã đƣợc tôn vinh là Mẹ – Mẫu Địa (ở Trung Quốc thần đất mang tính đực). Có lẽ trong tƣ duy của ngƣời Việt xƣa, họ không muốn có bất kỳ một khoảng không gian nào dành cho ma tà quỷ quái khống chế cuộc sống con ngƣời, mà khắp trục không gian: trời, đất, rừng núi, nƣớc đều nằm trong quyền năng cai quản của Mẫu. Chính vì vậy mà bên cạnh Mẫu Thƣợng Thiên, ngƣời Việt còn có cả Mẫu Địa – là ngƣời giữ quyền năng sáng tạo và bảo trữ cho sự sinh sôi, phát triển của vùng đất.
Trên điện thờ Mẫu, Mẫu Địa là pho tƣợng choàng áo màu vàng, Mẫu Địa còn đƣợc gọi là Địa Tiên Thánh Mẫu. Trong một số trƣờng hợp, Địa Tiên Thánh Mẫu đƣợc đồng nhất với Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Không giống với các vị Thánh Mẫu khác, Mẫu Địa rất hiếm thấy xuất hiện trong Tam Toà Thánh
129
Mẫu. Tuỳ thuộc vào những vùng miền khác nhau mà Điện thờ Mẫu có thể có hoặc không có ban thờ Mẫu Địa.
Cùng với trời, đất, nƣớc cũng là một yếu tố quan trọng trong không gian sống của ngƣời Việt. Nƣớc, đối với ngƣời Việt, không chỉ đơn thuần là để thoả mãn cơn khát cho con ngƣời mà còn là yếu tố cần thiết hàng đầu làm cho đất đai phì nhiêu, đem lại sự sinh trƣởng cho cây cối mà đặc biệt là cây lúa, đem lại “bát cơm đầy” cho ngƣời nông dân. Ngƣời Việt có câu ca: “Nhất nƣớc, nhì phân, tam cần, tứ giống” hay:
“Lạy trời mưa xuống Lấy nước tôi uống Lấy ruộng tôi cày Lấy bát cơm đầy Lấy rơm đun bếp…”