2 Theo cách giải thích của GS Trần Lâm Biền thì Tam Phủ đƣợc hiểu là Thiên phủ, Địa phủ, Thoải phủ với những vị thần tính nam (chính là sự phân thân của Ngọc Hoàng) cai quản Và, theo ông thì hệ thống Tam Phủ
3.1. Quan niệm về con ngƣời và mối quan hệ giữa con ngƣời với xã hội trong tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ
hội trong tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ
3.1.1. Quan niệm về con người trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ
Ngay từ khi loài ngƣời biết tƣ duy thì vấn đề tại sao con ngƣời lại có mặt trên thế giới này hay con ngƣời đƣợc cấu tạo từ những yếu tố gì cũng nhƣ tại sao con ngƣời lại chết… đã luôn đƣợc đặt ra và tìm cách lý giải.
Đạo Kitô cho rằng con ngƣời là sản phẩm do Chúa trời tạo ra, Chúa trời đã tạo ra con ngƣời theo hình ảnh của Ngài vào ngày thứ sáu. Thiên Chúa không chỉ sáng tạo ra con ngƣời theo hình ảnh của mình, mà còn ban cho nó đƣợc thống trị mặt đất và muôn loài do Chúa tạo ra. Thiên Chúa phán: “Chúng ta hãy làm ra con ngƣời theo hình ảnh của chúng ta, giống nhƣ chúng ta, để con ngƣời làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dƣới đất”[St1, 26] [118, tr. 34], “Thiên Chúa ban phúc lành cho họ (loài ngƣời), và Thiên Chúa phán với họ: hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim , và mọi giống vật bò trên mặt đất”[St1, 28] [118, tr. 34]. Tuy nhiên, do sự tham lam và thói kiêu ngạo mà con ngƣời muốn vƣợt lên tất cả mọi loài trên thế gian này, vƣơn lên ngang hàng với Chúa, tiếm quyền Chúa (muốn đƣợc thông minh nhƣ Chúa, sống lâu nhƣ Chúa) đã làm cho con ngƣời mắc phải tội tổ tông. Tội tổ tông là tội do con ngƣời không nghe lời dạy của Chúa đã cố tình ăn trái cấm từ cây biết điều thiện và điều ác (Cây trí tuệ). Do mắc tội tổ tông nên loài ngƣời không đƣợc sống trên vƣờn địa đàng nữa và bị đuổi
89
xuống trần gian. Vì vậy, theo quan niệm của đạo Kitô thì con ngƣời khi sinh ra đã mang tội tổ tông, và, con ngƣời chỉ có thể về bên Chúa, đƣợc sống bên ngƣời sau khi đã thực hiện bí tích rửa tội (rửa cái nguyên tội ấy).
Con ngƣời không phải là một thực thể thuần nhất và vĩnh viễn mà con ngƣời đƣợc cấu thành bởi thể xác và linh hồn. Trong đó thể xác là yếu tố vật chất (đất) tồn tại nhất thời, sẽ bị mất đi. Còn linh hồn thì tồn tại vĩnh viễn (là hơi thở do chúa ban). Cuộc sống của con ngƣời là do Chúa ban cho, vì vậy, mọi sự đau khổ hay sung sƣớng, hạnh phúc hay bất hạnh…. đều là do Chúa trời tạo ra để ban thƣởng hay thử thách niềm tin đối với Chúa của con ngƣời. Nếu con ngƣời giữ đƣợc niềm tin và sự phục tùng tuyệt đối đối với Thiên Chúa thì sau khi họ chết đi linh hồn của họ sẽ đƣợc vào Thiên đàng, Nƣớc Chúa – nơi Chúa ngự, và ngƣợc lại, nếu họ chối bỏ niềm tin với Chúa, phỉ báng Thiên Chúa thì sau khi chết đi họ sẽ phải xuống Hỏa ngục hoặc Luyện ngục, nơi dành cho những ngƣời không tin vào Chúa, làm trái với những điều Chúa dạy.
Không giống nhƣ sự giải thích về sự hình thành con ngƣời cũng nhƣ cuộc sống của họ trong Ki tô giáo, Phật giáo đƣa ra nhiều cách giải thích khác nhau về sự hình thành con ngƣời. Chẳng hạn, con ngƣời đƣợc hình thành bởi hai yếu tố Danh (tinh thần) và Sắc (vật chất), có nghĩa là con người chỉ đƣợc gọi là con người khi có sự tƣơng hợp của hai yếu tố: tinh thần và vật chất. Nói cách khác, nói con người đƣợc sinh thành thuần túy từ vật chất hoặc từ tinh thần đều là sai lầm; thay vào đó, khi có sự phối hợp hay tƣơng hợp của hai yếu tố này cùng lúc thì khi đó mới có con ngƣời. Quan niệm về con ngƣời là hợp thể của Danh - Sắc này là quan niệm cơ bản và chung nhất trong tất cả các quan niệm khác về con ngƣời.
Trong cách giải thích về sự hình thành con ngƣời ở thuyết Lục giới (Lục đại) thì có cụ thể hơn những yếu tố đƣợc gọi là sắc và danh. Theo đó thì
90
Lục giới (gọi là giới vì mỗi thứ đều có giới hạn riêng, còn gọi là đại vì sáu yếu tố này cấu tạo thành thế giới hữu tình và có mặt ở khắp mọi nơi) cho rằng, con ngƣời đƣợc hình thành từ sáu yếu tố gồm: đất, nước, gió, lửa, không và thức. Trong đó, năm yếu tố đầu: đất, nước, gió, lửa và không thuộc về vật chất hay Sắc trong Danh – Sắc, hình thành ra thể tạng hay cơ thể con ngƣời;
thức là Tâm, thuộc về Danh trong Danh – Sắc. Đức Phật nói con ngƣời là hợp thể của Lục giới hay Lục đại chính là nhấn mạnh khía cạnh vật chất của con ngƣời. Theo đó, đất là yếu tố hình thành ra xƣơng, thịt; nước là máu và chất lỏng; gió là hơi thở, sự hô hấp; lửa là độ ấm hay nhiệt độ của cơ thể và không
là các khoảng trống; thức là tinh thần, là sinh khí mà nhờ nó, các đại thuộc vật chất mới có sự sống và có khả năng hoạt động. Con ngƣời sinh thành và hoại diệt tùy thuộc vào sự dung thông của sáu yếu tố trên. Mỗi một đại hay một giới cũng không phải là một yếu tố độc lập, biệt lập hay tách rời mà ngƣợc lại chúng chứa đựng trong nhau, một đại có đủ năm đại kia dung nhập trong nhau.
Ở một khía cạnh giải thích khác thì cho rằng, con ngƣời đƣợc tạo bởi Ngũ uẩn (còn gọi là Ngũ ấm, Ngũ chúng hay Ngũ tụ). Ngũ uẩn gồm có: Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn và Thức uẩn. Trong Ngũ uẩn đó thì chỉ có
Sắc uẩn thuộc Sắc (vật chất), còn lại bốn uẩn kia (Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn và Thức uẩn) thuộc về Danh (tinh thần hay tâm thức). Theo quan niệm của Phật giáo thì, 1. Sắc uẩn là sự tụ tập của các pháp có tính chất ngoại và biến hoại, chỉ chung tất cả sự vật hiện tƣợng dƣới khía cạnh vật chất và với con ngƣời thì Sắc uẩn chính là cơ thể. Đặc điểm của Sắc uẩn là biến dịch, thay đổi, chuyển biến vô thƣờng; tác dụng là làm ngăn ngại giữa cái này với cái khác. 2. Thọ uẩn chỉ các cảm thọ khi lục căn tiếp xúc với lục trần. Thọ là nhận lãnh, nạp thọ và Thọ uẩn là sự nhóm họp, tụ tập của các cảm thọ, là một trong Ngũ uẩn, là yếu tố đầu tiên thuộc lãnh vực tinh thần của con ngƣời. 3.
91
Tưởng uẩn: Tƣởng có nghĩa là suy tƣởng, tƣởng tƣợng; Tưởng uẩn là sự tích tụ các ý tƣởng thiện ác, tà chính… là kết quả sau khi các cảm thọ đƣợc hình thành. 4. Hành uẩn: Hành uẩn là các nhóm hay các pháp có tính chất tạo tác hay đổi dời. Hành (Samskara), nguyên nghĩa là tạo tác, về sau phát triển thành đổi dời. 5. Thức uẩn còn gọi là Thức ấm, chỉ cho sự tụ tập hay nhóm họp của Thức. Thức gồm 6 loại dựa vào sáu căn (mắt, tai, mũi, lƣỡi, thân và ý) khi tiếp xúc với sáu cảnh (sắc, thanh, hƣơng, vị, xúc, pháp). Trong các thuyết cấu tạo con ngƣời của Phật giáo thì thuyết Ngũ uẩn là phổ biến hơn cả.
Nhìn chung lại, Phật giáo cho rằng, con ngƣời đƣợc sinh ra không phải do một đấng sáng tạo hay một phép màu nhiệm nào ở ngoài nó cả, mà theo quy luật nhân duyên, luân hồi mà thành. Theo đó, con ngƣời hiện tại chính là kết quả của những hành động tạo nghiệp của họ trong kiếp trƣớc, và, những hành động của họ trong kiếp hiện tại sẽ lại là nguyên nhân để kiếp sau của họ hình thành. Cứ nhƣ vậy, vòng luân hồi đƣợc quay mãi chừng nào nghiệp còn tồn tại.
Nếu nhƣ trong quan niệm về con ngƣời của đạo Kitô, số mệnh của con ngƣời đƣợc gắn với vai trò và sự định đoạt của Thiên Chúa thì ngƣợc lại, trong sự lý giải của Phật giáo thì cuộc sống của con ngƣời là do chính bản thân họ tạo nên bằng hành động của mình trong những kiếp sống trƣớc đó. Con ngƣời tự mình phải chịu trách nhiệm trƣớc hành vi của chính mình, và cũng chính con ngƣời sẽ đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thay đổi cuộc sống của mình trong tƣơng lai bằng các hành động cụ thể trong cuộc sống hiện tại. Cuộc sống của con ngƣời bị bao trùm bởi nỗi khổ (đời là bể khổ), và, con ngƣời chỉ có thể thực sự thoát khỏi cái bể khổ ấy khi họ thoát đƣợc vòng luân hồi bất tận. Có thể thấy rằng, tƣ tƣởng chủ đạo và xuyên suốt của Phật giáo chính là giải thoát con ngƣời khỏi nỗi khổ, nhƣ Đức Phật đã nói: “Này
92
các đệ tử, ta nói cho mà biết, nƣớc ngoài biển khơi chỉ có một vị mặn, đạo của ta dạy đây cũng chỉ có một vị là vị giải thoát” [136, tr. 135].
Nho giáo quan niệm con ngƣời cũng giống nhƣ các loài vật khác đƣợc sinh ra bởi cha và mẹ, nhƣng lại là sản phẩm của sự kết hợp giữa trời và đất, âm và dƣơng. Mọi sự sống, chết, sƣớng, khổ, ốm đau hay bệnh tật…của con ngƣời đều do trời quyết định - đó chính là mệnh trời. Tác giả Trần Đình Hƣợu đã khái quát hoá con ngƣời trong quan niệm của Nho Giáo: “con ngƣời là của gia đình, của họ, của làng, nƣớc. (..): thân thể là của cha mẹ cho, phận vị là của vua cho, số mệnh là của trời cho. Có đƣợc cái gì cũng là nhờ ơn vua, nhờ ơn trời. Giá trị của nó đƣợc tính theo chỗ nó là con ai, thuộc họ nào, làng nào, có chức sắc gì, chứ không theo chỗ bản thân nó là gì” [47, tr. 394].
Trong quan niệm của ngƣời Việt, con ngƣời là sự kết hợp của hai yếu tố thể xác và linh hồn. Linh hồn theo quan niệm của ngƣời Việt không giống nhƣ quan niệm của ngƣời phƣơng Tây chỉ có một mà nó gồm có ba: những hồn thƣợng đẳng – hồn và những hồn hạ đẳng - “vía” (bảy vía đối với nam và chín vía đối với nữ) và nhiều sinh khí phức tạp khác [9, tr. 42]. Họ cho rằng linh hồn có thể tạm rời khỏi thể xác khi ngƣời ta ngủ để đi chu du đó đây, bởi vậy mới có hiện tƣợng ngủ mơ. Có những ngƣời vẽ lên mặt khi ngủ làm cho lúc trở về hồn không nhận ra xác “của mình”, từ đó có thể làm cho ngƣời đó ốm đau, thậm chí là bị chết. Lúc ốm đau, cũng có thể là do hồn tách lìa xác, lƣu lạc khắp nơi, nên phải “hú hồn” (gọi hồn) quay trở về [103, tr. 12].
Đối với ngƣời Việt, cuộc sống hiện tại chỉ là “gửi”, là tạm bợ, nhất thời, không vĩnh cửu. Chỉ có thế giới bên kia, thế giới của tổ tiên, của những ngƣời đã chết thì mới là thế giới thực sự, vĩnh cửu. Ngƣời Việt thƣờng nói “sống gửi, thác về”, nhƣng cũng lại nói “trần sao âm vậy”. Cái còn lại sau khi con ngƣời chết đi không phải là thể xác mà là linh hồn. Họ cho rằng, với những ngƣời bị chết bất đắc kỳ tử, chết không ngƣời thừa nhận, chết vào giờ
93
xấu… thì linh hồn kẻ đó thƣờng mang lại những điều xấu, rủi ro cho những ngƣời sống. Còn những ngƣời “chết lành” thì phần hồn của họ nhập vào linh hồn tổ tiên, gia tộc và đƣợc thờ cúng đầy đủ [103, tr. 13-14], và tất nhiên, cũng vẫn có ảnh hƣởng rất lớn tới những ngƣời còn sống.
Chính vì vậy, ngƣời Việt xƣa không coi trọng ngày sinh bằng ngày mất, không coi trọng bát cơm bằng mồ mả “sống về mồ về mả, chẳng ai sống về cả bát cơm” hay “mồ yên, mả đẹp mới yên tấm lòng”. Cũng theo quan niệm dân gian, những ngƣời đang sống có thể liên hệ đƣợc với những ngƣời đã chết thông qua các nghi lễ, các phƣơng thuật (chẳng hạn nhƣ Hầu đồng của tín ngƣỡng thờ Mẫu)… để cầu xin linh hồn những ngƣời đã chết phù hộ cho mình “tai qua nạn khỏi”, cầu mong những điều tốt lành hoặc hỏi về hậu vận….
Ngƣời Việt cũng tin rằng, cuộc sống của bản thân trong hiện tại tốt hay xấu, hạnh phúc hay đau khổ, khó khăn hay thuận lợi… là do cái “phúc” của ông bà tổ tiên để lại. Nghĩa là cuộc sống của họ chịu sự chi phối của ông bà tổ tiên (những ngƣời đã mất), đồng thời cuộc sống của họ ở hiện tại sẽ ảnh hƣởng đến cuộc sống của con cháu mình sau này (tạo phúc cho con cháu).
Khi giải thích về con ngƣời và cuộc sống của con ngƣời, tín ngƣỡng thờ Mẫu cũng không nằm ngoài những quan niệm chung của ngƣời Việt khi cho rằng, con ngƣời gồm hai phần thể xác và linh hồn, khi chết đi linh hồn sẽ chuyển sang một thế giới khác (thế giới của những ngƣời đã chết) và vẫn có ảnh hƣởng đến cuộc sống hiện tại của những ngƣời đang sống. Tất nhiên, sự kết hợp giữa linh hồn và thể xác không phải là ngẫu nhiên, tự phát mà luôn có sự định trƣớc – tín ngƣỡng thờ Mẫu gọi đó là “căn cơ”, và, cái mà tín ngƣỡng thờ Mẫu quan tâm hƣớng đến để giải quyết không phải là một thế giới sau khi chết mà chính là làm thay đổi cuộc sống hiện tại của con ngƣời.
94
Theo quan niệm của tín đồ tín ngƣỡng thờ Mẫu, mỗi ngƣời sinh ra đều có một căn cơ nhất định và ứng với mỗi căn cơ đó là một cuộc sống khác nhau – có thể là sung sƣớng, hạnh phúc hay vất vả, đau khổ và khó khăn…. Thậm chí, theo giải thích của một số ông đồng, bà đồng, thì nghề nghiệp và cuộc sống của mỗi ngƣời là do căn cơ của ngƣời đó quy định (ví dụ ca sỹ là do họ có căn làm ca sỹ, thầy giáo là do căn làm thầy giáo, thầy cúng là do có căn số làm thầy cúng…). Mỗi căn cơ nhƣ vậy sẽ do một phủ với một số chƣ vị thần thánh và quân gia thị thần của Thánh Mẫu cai quản. Chẳng hạn nhƣ tuổi Mậu Ngọ thuộc căn phủ Thƣợng Ngàn với Quan Đệ Nhất là quan cai bản mệnh, tuổi Canh Dần thuộc căn Tam phủ với Ông Hoàng Mƣời là quan cai bản mệnh, tuổi Ất Hợi thuộc căn phủ Thƣợng Thiên với Cô Chín đền Sòng là quan cai bản mệnh, Canh Thìn thì thuộc căn Bơ phủ (phủ Mẫu Thoải) quan cai bản mệnh là ông Hoàng Bơ…..
Theo lý giải của một số ông đồng, bà đồng thì mặc dù là sinh trong cùng một năm nhƣng giới tính khác nhau thì căn mệnh cũng khác nhau. Chẳng hạn cũng là tuổi Bính Thìn, nam giới thuộc căn Tam Phủ với quan cai bản mệnh là Quan Lớn Đệ Tam còn nữ giới lại do Chầu Lục Cung là quan cai bản mệnh (cũng thuộc căn Tam Phủ); Tuổi Canh Dần, nam giới thuộc căn Tam Phủ với quan cai bản mệnh là Ông Hoàng Mƣời thì nữ giới lại là Cô Đôi Ngàn cai bản mệnh (cũng thuộc căn Tam Phủ); hay tuổi Nhâm Tý, nam thuộc căn phủ Thƣợng Ngàn với quan cai bản mệnh là Quan Đệ Nhất, còn nữ giới cũng thuộc căn Phủ Thƣợng Ngàn nhƣng lại do Chầu Lục cai bản mệnh….
Cũng có quan niệm rằng, mỗi ngƣời có một căn số riêng nhƣng trong tín ngƣỡng thờ Mẫu ở miền Trung thì lại có sự khác biệt bởi sự ảnh hƣởng của văn hóa vùng miền. Theo đó, thì dù có rất nhiều các vị thần linh trong Tứ Phủ (gồm: Phủ Thƣợng Thiên, Phủ Trung Thiên, Phủ Thƣợng Ngàn, Phủ Thủy), nhƣng chỉ có phủ Trung Thiên đứng đầu là Trung Thiên Thánh Mẫu
95
(còn gọi là Mẫu Trung Thiên – Tây Cung Vƣơng Mẫu Bổn Mạng Chúa Tiên) với chƣ vị thánh thần, âm binh bộ hạ… bên dƣới mới nắm giữ bổn mạng và quy định thọ yểu của con ngƣời cùng với Thủy Phủ chi phối “căn” của con ngƣời, đặc biệt là nữ giới (dân gian có câu: mệnh tại Thiên Tào, căn vu Thủy Giới). Chính vì vậy, mà Thánh Mẫu ở hai Phủ này thƣờng đƣợc tín đồ phụng thờ thƣờng xuyên và trực tiếp bằng các Trang Bà (trang thờ bổn mạng) ở nhà [111, tr. 109-110].
Theo cách giải thích của tín đồ tín ngƣỡng thờ Mẫu vùng đồng bằng Bắc bộ, mặc dù ai cũng có căn cơ, nhƣng độ tốt xấu (nặng nhẹ) của căn thì lại khác nhau. Nếu căn tốt thì cuộc sống sẽ thuận lợi, an nhàn và hạnh phúc, còn căn xấu (nặng căn) thì ngƣợc lại, cuộc sống sẽ khó khăn, vất vả và gặp rất nhiều trục trặc. Để có thể biết là một ngƣời là căn tốt hay căn xấu (nặng căn) có thể căn cứ vào dáng vẻ, tƣớng số hay tử vi. Chẳng hạn nhƣ những ngƣời có