Bước 6: Thanh lý hợp đồng.
Đây là bước cuối cựng trong công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu của công ty. Trong quá trình thanh lý hợp đồng, nếu có vướng mắc gỡ thỡ hai bên phải tiến hành xem xét để đi đến thỏa thuận thống nhất về trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên. Nếu không thống nhất được cách giải quyết thì hai bên sẽ phải nhờ đến trọng tài kinh tế cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.
Để hạn chế sự ảnh hưởng của nhà buôn nhỏ ở địa phương đến công tác thu mua hàng của công ty, thời gian qua công ty đã thành lập thêm các trạm thu mua ở địa phương mình để trực tiếp thu mua từ nhà sản xuất. Tuy nhiên khối lượng hàng thu mua được bằng hình thức này của công ty vẫn chưa
cao. Thêm vào đó do lực lượng thu mua quá mỏng, các trạm thu mua quá ít nên công ty chưa tiếp xúc được nhiều đối với người sản xuất.
IV. Đánh giá tình hình xuất khẩu nông sản của công ty Tấn Phát trong thời gian qua gian qua
Thị trường nông sản xuất khẩu trong 2 năm qua lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng , đây chủ yếu mang tính khủng hoảng thừa . Mặc dù công ty đã cố gắng duy trì hoạt động xuất khẩu nông sản bằng biện pháp lấy số lượng bù giá , và giữ vị trí cao trong các nhà xuất khẩu nông sản (ví dụ : năm 2008 về xuất khẩu cà phê Tấn Phát đã giữ vị trí thứ hai và hạt tiêu đứng thứ nhất nhưng có thể nói hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty đã tới mức chạm trần và khó có khả năng đạt được các bước đột phá tiếp theo và đang còn một số tồn tại cần phải khắc phục trong thời gian tới để duy trì vị thế xuất khẩu nông sản của Công ty .
Thành tựu
• Chủng loại hàng xuất khẩu ngày càng phong phú và đa dạng với kim ngạch xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng . Do đó mức độ phụ thuộc vào hai mặt hàng cafe và cao su có su hướng giảm . Trong giai đoạn 2006 - 2010 tốc độ tăng trưởng trung bình kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty tăng rất cao.
• Trong thời gian dài hoạt động ở lĩnh vực xuất nhập khẩu đã tạo cho công ty có uy thế lớn về mạng lưới kinh doanh rộng lớn và cơ sở vật chất đầy đủ ,
nguồn vốn tương đối lớn có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực , qua đó tạo được vị trí tương đối ổn định trong lĩnh vực xuất nhập khẩu .
• Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu kim ngạch trực tiếp ngày càng cao . Từ một doanh nghiệp với hình thức uỷ thác chiếm trên 50% đến nay tỷ trọng này chỉ dưới 2% .
• Chất lượng hàng hoá của công ty từng bước được nâng cao . Từ chỗ hàng hoá chỉ xuất sang thị trường một số nước đang và kém phát triển với yêu cầu không cao về chất lượng nay đã bắt đầu thâm nhập thành công vào các thị trường khó tính như EU , Nhật , Mỹ .
• Thị trường xuất khẩu nông sản của công ty được phát triển mạnh mẽ theo chiều sâu lẫn chiều rộng . Từ chỗ chỉ bó hẹp ở một số đối tác truyền thống ở Châu Á nay hàng nông sản của công ty đã có mặt ở hầu hết các châu lục . Đi đôi với thành tựu này là sự quan tâm ngày một nhiều đến hoạt động nghiên cứu thị trường , quảng cáo và xúc tiến thương mại .
Tồn tại
Trong thời gian qua hàng nông sản xuất khẩu của Công ty chủ yếu ở dạng thô hoặc mới qua sơ chế, với chất lượng còn thấp nên hiệu quả xuất khẩu chưa cao , chưa thâm nhập sâu vào các thị trường khó tính . Hơn nữa là một đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp , do vậy công ty Tấn Phát không phải là đơn vị chuyên doanh xuất khẩu hàng nông sản . Phần lớn nguồn hàng nông sản phải thu mua ở các cơ sở các cơ sở sản xuất , dẫn tới giá thành cao , không chủ động được nguồn hàng , nên thu gom một nguồn hàng lớn là rất khó khăn .
• Công tác thu mua tạo nguồn còn nhiều bất cập,việc đầu tư hỗ trợ cho các nhà sản xuất còn lỏng lẻo chưa được coi trọng nên khi có hợp đồng mua hàng mới vội vã đi thu gom hàng điều này đẩy chi phí trung gian lên cao do vậy hạn chế lợi nhuận của Công ty . Doanh nghiệp luôn ở trong tình trạng bị ép giá từ các nhà cung ứng địa phương . Do chưa quan tâm và đầu tư đúng mức đến hoạt động bảo quản và dự trữ chế biến , chưa thiết lập được mạng lưới thu mua rộng khắp , cộng thêm vào đó là hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hoá khi thu mua được thực hiện rất sơ sài với thiết bị lạc hậu .
• Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của hai mặt hàng cà phê hạt tiêu còn chiếm khá lớn trong kim ngạch xuất khẩu nông sản và tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty , mà trong những năm qua đây là hai mặt hàng rất hay biến động trên thị trường thế giới vì vậy mức độ rủi ro của công ty là rất cao khi thị trường hai mặt hàng này biến động mạnh .
• Với đặc điểm kinh doanh của công ty là giao khoán chỉ tiêu về kim ngạch xuất khẩu cho các phòng nghiệp vụ và chi nhánh , chưa có phòng chuyên trách về marketing để đảm nhận công tác nghiên cứu thị trường và thiết kế các kế hoạch kinh doanh do đó dẫn tới sự cạnh tranh không cần thiết trong nội bộ Công ty và phát sinh các khoản chi phí lớn do ít có sự chia sẻ thông tin trong nội bộ .
• Công ty chưa có định hướng chiến lược và mục tiêu kinh doanh cụ thể , rõ ràng cho phát triển xuất khẩu hàng nông sản trong năm tới.Do đó công ty sẽ rất bị động trong công tác chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu , tìm kiếm thị trường và đối tác .
• Hiện nay hoạt động xuất khẩu của công ty còn rất bị động , vốn kinh doanh của Công ty không phải là ít nhưng do còn phải kinh doanh nhiều mặt hàng khác do vậy nguồn vốn cung cấp cho ngành xuất khẩu nông sản còn ít . Do đó công ty chủ yếu chỉ thực hiện được những hợp đồng với số lượng ít,giá trị nhỏ chưa thu hút được những hợp đồng có tính ổn định và dài hạn .
• Thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ và kinh nghiệm cao , quyết đoán trong kinh doanh . Trình độ của đội ngũ cán bộ trong công ty còn chưa đồng đều . Số nhân viên tác nghiệp biết sử dụng ngoại ngữ thành thạo còn chưa nhiều .
• Thị trường xuất khẩu không ổn định và chủ yếu vẫn là các bạn hàng truyền thống ở Châu Á . Tỷ trọng xuất khẩu sang một số thị trường quan trọng có xu hướng giảm trong những năm qua như thị trường Châu Mỹ , Châu Phi . Công ty còn chưa chú trọng đến một số thị trường quan trọng như NIC (các nền kinh tế mới công nghiệp hoá) . Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Âu còn chưa tương xứng với quy mô của thị trường này .
Chương III
CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỌNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY TẤN
I. Thị trường nông sản thế giới và các xu hướng tác động tới nước ta: 1 .Thị trường nông sản thế giới:
Hầu hết các mặt hàng nông sản phục vụ cho nhu cầu ăn, uống của con người. Công với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhu cầu hàng nông sản có phẩm cấp cao ngày càng tăng, nhu cầu hàng có phẩm cấp thấp ngày càng giảm xuống. Tuy nhiên hàng nông sản phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người vẫn giữ vai trò quan trọng và không thể thiếu được đối với sự tồn tại của con người.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quốc gia xuất khẩu hàng nông sản. nhưng các nước đang phát triển là những nước xuất khẩu hàng nông sản chủ yếu. Tuy nhiên hàng nông sản được xuất khẩu từ các nước này chủ yếu là các mặt hàng thô hoặc mới chỉ qua sơ chế nên có goá trị xuất khẩu chưa cao.
Những nước không có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp là những nước chính nhập khẩu hàng nông sản. Đây có thể là các nước chậm phát triển, đang phát triển hoặc phát triển. Tuy nhiên nhu cầu của mỗi nước đối với hàng nông sản rất khác nhau. Thông thường các nước chậm phát triển và đang phát triển có nhu cầu nhập khẩu một số lượng lớn sản phẩm lương thực. Những sản phẩm này có yêu cầu về chất lượng không cao, giá rẻ và chỉ cần một sự thay đối nhỏ về giá cả sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn trong hành vi tiêu dùng của người dân tại các nước này. Ngược lại, tại các nước phát triển, người tiêu dùng chỉ chấp nhận sản phẩm có chất lượng cao mặc dù giá đắt.
Thị trường nhập khẩu hàng nông sản đã và đang bị thu hẹp lại. Hiện tại các nước phát triển có nhu cầu nhập khẩu hàng nông sản lớn nhất thế giới. Tuy nhiên các nước này đã và đang thực hiện một cách phổ biến và sâu rộng chế độ trợ cấp cho sản xuất nông nghiệp ở mức độ cao, bảo hộ thị trường nông sản nội địa dưới nhiều hình thức. Chẳng hạn:Theo chính sách Nông nghiệp chung (CAP), số tiền cho trợ cấp nông nghiệp châu Âu năm 2010 là 56 tỷ euro (gần bằng nửa ngân sách EU). Cơ chế trợ cấp và trợ giá quá cao cho hàng nông sản ở các nước đang phát triển đã gây sự bóp méo giá cả hàng nông sản xuất khẩu, hạn chế tác động của quy luật thị trường và giảm đi ưu thế cạnh tranh hàng nông sản
của các nước đang phát triển vốn nhờ vào lao động rẻ. Cơ chế này không những làm tăng khả năng xuất khẩu hàng nông sản của các nước này mà cũng hạn chế nhập khẩu nông sản của các nước này. Đây thực tế là một bất lợi lớn đối với sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu khẩu nông sản của các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam).
Trước sức ép của xu hướng tự do háo thương mại buộc các nước phát triển phải nhất trí sự cần thiết giảm trợ giá cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu, mở rộng tự do hóa thị trường nông sản thế giới. Điều này dường như dẫn tới một tương lai sáng sủa hơn cho sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, giờ đây sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản của các nước đang phát triển lại phải đối mặt với những rào chắn khác, đó là những quy định chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường sinh thái mà trong nhiều trường hợp người ta xem đây là hình thức bảo hộ trá hình nhằm ngăn cản hàng nông sản của các nước đang phát triển tràn vào thị trường các nước phát triển.
Các nước Châu Phi cũng có nhu cầu nông sản lớn nhưng khả năng thanh toán hạn hẹp. Trong khi đó Liên Hợp Quốc cũng chỉ hỗ trợ nhập khẩu lương thực cho những nước có khủng hoảng chính trị.
Tình hình trên làm cho thị trường nông sản bị thu hẹp trong khi nguồn cung cấp nông sản khá dồi dào ở các nước Châu á, Mỹ La Tinh, Tây Âu, Bắc Mỹ đã đẩy kinh doanh nông sản trên thị trường thế giới vào tình hình trạnh cạnh tranh quyết liệt khiến cho giá nông sản xuất khẩu trên thị trường thế giới giảm, gây bất lợi cho những người sản xuất nông nghiệp và cho những nước xuất khẩu nông sản.
Theo như đã phân tích ở trên, thị trường nông sản thế giới đang bị thu hẹp, nguồn cung cấp hàng nụng sản trên thị trường thế giới ngày càng dồi dào, cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu nông sản nguyên liệu diễn ra ngày càng gay gắt buộc các nước đang phát triển phải xuất khẩu nông sản nguyên liệu cho csac nước phát triển với giá thấp (các nước đang phát triển sẽ chế biến lại để xuất khẩu). Mặt khác hàng nông sản chế biến sẵn của các nước đang phát triển lại phải cạnh tranh với hàng nông sản xuất khẩu cùng loại của các nước phát triển ở thế yếu hơn do hạn chế về công nghệ chế biến và khả năng đầu tư cho công nghệ chế biến nông sản xuất khẩu. Trong những điều kiện này, ưu thế cạnh tranh trên thị trường thế giới thuộc về các nước phỏt triển. Các nước này đó trở thành
người chi phối và chiếm ưu thế trong quan hệ buôn bán nụông sản trên thị trường.
Hiện tại thiệt hại đang thuộc về các nước đang phát triển. Tuy nhiên theo đánh giá của tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) với tốc độ phát triển như hiện nay (dân số thế giới tăng trưởng với tốc độ cao nhưng đất đai sử dụng cho nông nghiệp lại giảm cùng với quá trình công nghiệp háo làm cho tốc độ tăng bình quân nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp lớn hơn tốc độ tăng bình quân sản lượng nông sản trên thị trường thế giới) thì đến năm 2020 cầu về hàng nông sản trên thị trường thế giới sẽ vượt rất xa cung. Điều này mở ra một cơ hội mới cho các nước đang phát triển xuất khẩu nông sản nói chung và Việt Nam nói riêng có thể đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong tương lai.
2. Các xu hướng tác động tới nước ta:
Trường hàng nông sản thế giới luôn chứa đựng những xu hướng phát triển mới theo nhiều phương diện khác nhau cả về sản xuất, tiêu thụ, giá cả và những thương lượng buôn bán giữa các quốc gia và các khu vực với nhau. Tất cả điều đó đang mở ra những thuận lợi và cả những khó khăn đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và phát triển nền kinh tế nông nghiệp nói riêng.
Đối với Việt Nam, thị trường hàng nông sản thế giới đang đặt ra những vấn đề sau:
Thứ nhất, sự gia tăng dân số là một thách thức lớn đối với nền kinh tế thế giới và đối với vấn đề an ninh lương thực toàn cầu nói riêng. Theo dự báo của Liên Hợp Quốc, dân số thế giới sẽ tăng thêm 2,5 tỷ người vào năm 2020, trong đó riêng Châu á là 1,5 tỷ. Điều này sẽ làm tăng đáng kể khối lượng nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm lương thực, thực phẩm. Do đó, có thể thấy rằng, thị trường thế giới đang tạo ra cơ hội lớn cho các nông sản VN, nhất là các sản phẩm lương thực-đang là thế mạnh của nông nghiệp VN trong giai đoạn hiện nay.
Thứ hai, thị trường hàng nông sản thế giới vẫn đang có xu hướng chuyển dần về khu vực các nước đang phát triển, nhất là các nước ở khu vực Châu á. Nhóm các nước này ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong giá trị thương mại quốc tế về các sản phẩm nông nghiệp, nhất là giá trị nhập khẩu. Xu hướng chuyển
dịch này của thị trường hàng nông sản thế giới sẽ tác động đến các sản phẩm nông nghiệp VN, theo cả hai khả năng tích cực và tiêu cực.
Theo khả năng tích cực:
VN sẽ nằm trong khu vực sôi động của thị trường hàng nông sản thế giới, do đó có điều kiện để tiếp cận thị trường và tăng cường buôn bán các sản phẩm nông nghiệp với các thị trường khác;
Thị trường các nước đang phát triển không phải là những thị trường khó tính và mức bảo hộ thấp sẽ mang lại những cơ hội tiếp cận thị trường tốt cho các sản phẩm nông nghiệp VN;
Đồng thời với quá trình phát triển thị trường các sản phẩm nông sảnsẽ là việc hình thành và phát triển thị trường công nghệ đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp của các nước đang phát triển. Điều này sẽ tạo điều kiện cho VN tham gia thị trường công nghệ phục