Sự khủng hoảng, sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội xôviết và nguyên nhân của nó 1) Sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xôviết

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CÕ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁCLÊNIN (Trang 129)

1) Sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xôviết

Liên Xô, Đông Âu lúc đột biến như một trận Ộđộng đất chắnh trịỢ, là sự kiện quan trọng trấn động lòng người trong lịch sử thế kỷ XX. Sự kiện này bắt đầu từ sự chuyển biến đột ngột của các nước Đông Âu năm 1989 đến khi Liên Xô giải thể cuối năm 1991 cơ bản kết thúc.

Năm 1989 được dư luận quốc tế gọi là Ộnăm Đông ÂuỢ. Năm đó trong tình hình chắnh trị của nhiều nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu liên tiếp xảy ra những biến đổi gay gắt chưa từng có. Mức độ gay gắt, tốc độ nhanh chóng, bình diện rộng lớn của nó hoàn toàn vượt ra ngoài dự đoán của mọi người.

Bắt đầu từ Ba Lan, từ tình hình kinh tế trì trệ, đất nước rơi vào khủng hoảng chắnh trị trầm trọng, uy tắn và địa vị của Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan xuống rất nhanh. Ngày 27/01/1990, Đảng này triệu tập Đại hội lần thứ XI ở Vácsava và thông qua Nghi quyết giải thể Đảng.

Tiếp đến là đột biến ở Cộng hoà Dân chủ Đức, Đảng xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức mặc dù đã nhiều lần thay tên đổi họ nhưng vẫn nhanh chóng đánh mất quyền lãnh đạo đất nước. ỘLiên minh nước ĐứcỢ thắng lợi trong cuộc bầu cử và đã nhanh chóng tiến hành thống nhất nước Đức. Ngày 03 tháng 10 năm 1990 Cộng hoà dân chủ Đức chắnh thức ra nhập Liên bang Đức.

Đột biến Hunggari bắt nguồn trực tiếp từ trong nội bộ của Đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa Hunggari. Ngày 07/10/1989, Đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa Hunggari tiến hành Đại hội lần thứ XIV, đổi tên đảng. Ngày 18/10/1989, Quốc Hunggari thông qua Hiến pháp đổi tên 129 129 129 129 129 129 129 129 129

nước, xoá bỏ các điều khoản trong Hiến pháp có liên quan đến chủ nghĩa xã hội và vai trò lãnh đạo của đảng mácxắt Ờ lêninnắt.

Cùng với đột biến của các nước nêu trên thì troòng năm 1989 và 1990, ở Đông Âu còn chứng kiến hàng loạt đột biến của các nước như Tiệp Khắc, Bungari, Rumani, Nam Tư, Anbani. Các Đảng Cộng sản cầm quyền ở những nước này cũng lần lượt bị đổi tên hoặc giải thể, đánh dấu sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ở những nước này.

Sau khi nhiều nước Đông Âu đột biến, cuối năm 1991, Liên Xô giải thể. Sau khi Gorbachov lên cầm quyền tháng 3/1985, đẩy nhanh chiến lược phát triển và cải cách kinh tê, tình hình chắnh trị Liên Xô tương đối ổn định. Sau Đại hội lần thứ XIX Đảng Cộng sản Liên Xô (6/1988) quyết định chuyển sang cải cách thể chế chắnh trị, nhất là sau khi xác định mục tiêu Ộchủ nghĩa xã hội nhân đạo dân chủỢ thì Liên Xô từ chắnh trị, kinh tế đến xã hội, từ Trung ương đến cơ sở đều rơi vào hỗn loạn và khủng hoảng toàn diện.

Sự kiện ngày 19 tháng 8 của năm 1991, tình hình Liên Xô chuyển biến nhanh chóng, bắt đầu quá trình độ biến đảng và nhà nước sụp đổ, tan rã trong cả nước. Ngày 22/8 Yltsin tuyên bố tổ chức Đảng Cộng sản trong quân đội là bất hợp pháp. Ngày hôm sau, ký sắc lệnh ngừng hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô, cùng ngày Gorbachov tuyên bố từ chức Tổng Bắ thư BCH TW Đảng Cộng sản Liên Xô, BCH TW Đảng Cộng sản Liên Xô tự giải tán. Ngày 25/12 Gorbachov tuyên bố từ chức Tổng thống Liên Xô, Quốc kỳ Liên Xô trên nóc điện Kremli bị hạ xuống.

2) Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xôviết

a/ Nguyên nhân sâu xa là những sai lầm thuộc về mô hình phát triển của chủ nghĩa xã hội Xôviết

Sau khi V.I.Lênin qua đời, ở Liên Xô, chắnh sách kinh tế mới không được tiếp tục thực hiện mà chuyển sang kế hoạch hoá tập trung cao độ. Thời gian đầu, kế hoạch hoá tập trung đã phát huy mạnh mẽ tác dụng, song đã biến dạng thành kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp. Sau chiến tranh thế giới thứ II, Liên Xô vẫn tiếp tục duy trì mô hình này. Trong mô hình này đã tuyệt đối hoá cơ chế kế hoạch hoá, tập trung cao, từ bỏ hay gần như từ bỏ một cách chủ quan duy ý chắ nền kinh tế hàng hoá, cơ chế thị trường, thực hiện chế độ bao cấp tràn lan, triệt tiêu tắnh chủ động, sáng tạo của người lao động.

Từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX, sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, các nước tư bản sau khủng hoảng đã tự điều chỉnh để thắch nghi với tình hình mới. Ngược lại, Liên Xô và các nước Đông Âu vẫn cứ giữ nguyên mô h́nh phát triển theo kiểu tuyệt đối hoá cơ chế kế hoạch hoá, chỉ trú trọng đến phát triển công nghiệp nặng mà không chú ý đến sản xuất các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, đặc biệt là chưa đầu tư đến đúng mức đến những phát minh của khoa học và công nghệ mới. Cho nên, Liên Xô đã không theo kịp được với sự phát triển của thời đại.

Những sai lầm chủ quan nghiêm trọng kéo dài như đã nói trên chắnh là nguyên nhân sâu xa làm cho chế độ xã hội chủ nghĩa suy yếu, rơi vào khủng hoảng. Sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Đông Âu không phải là thất bại của chế độ và nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội, mà chỉ là sự thất bại của một mô hình thực tiễn nhất định, tức mô hình Liên Xô của chủ nghĩa xã hội.

b/ Nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ

Một là, trong cải tổ Đảng Cộng sản Liên Xô đã mắc những sai lầm rất nghiêm trọng về đường lối chắnh trị, tư tưởng và tổ chức. Đó là đường lối hữu khuynh, cơ hội và xét lại, thể hiện trước hết ở những người lãnh đạo cao nhất.

Hai là, chủ nghĩa đế quốc đã can thiệp toàn diện, vừa tinh vi, vừa trắng trợn, thực hiện được Ộdiễn biễn hòa bìnhỢ trong nội bộ Liên Xô và các nước Đông Âu.

Bài học căn bản của sự sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu là xa rời và vứt bỏ chủ nghĩa mác, kể cả bóp méo nghiêm trọng chủ nghĩa xã hội, nhưng chế độ cơ bản của Liên Xô vẫn là chủ nghĩa xã hội, khi cải cách và sửa chữa sai lầm của nó không thể hắt cả chậu nước bẩn lẫn đứa trẻ, triệt để học theo phương Tây. Về thể chế kinh tế, Liên Xô và các nước Đông Âu tiến hành một số cải cách dở dang, nửa vời nhưng mãi vẫn không đột phá được cái khung cũ, nói chung vẫn không thể vượt qua được mô hình truyền thống của chủ nghĩa xã hội, ngược lại còn giáo điều đối với chủ nghĩa mác.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CÕ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁCLÊNIN (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w