0
Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

Chủ nghĩa xã hội hiện thực

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CÕ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁCLÊNIN (Trang 127 -127 )

1) Cách mạng Tháng Mười Nga và mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực đầu tiên trên thế giới

a/ Cách mạng Tháng Mười Nga (1917)

Ngày 7 tháng 11 năm 1917 dưới sự lãnh đạo của Đảng bônsêvắch Nga, đứng đầu là V.I.Lênin đã lãnh đạo quần chúng nhân dân khởi nghĩa thắng lợi, giành chắnh quyền xây dựng nhà nước xô viết đầu tiên trên thế giới.

Cách mạng Tháng Mười Nga là thắng lợi vĩ đại nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức, đánh đổ giai cấp tư sản và địa chủ phong kiến, lập nên chắnh quyền của những người lao động, xây dựng xã hội mới không có người bóc lột người. Sau cuộc cách mạng Tháng Mười 127 127 127 127 127 127 127 127 127

thì chủ nghĩa xã hội từ lý luận đã trở thành thực tiễn, lịch sử phát triển của xã hội loài người xuất hiện hình thái kinh tế - xã hội mới đối lập với hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Chiều hướng phát triển chủ yếu, trục chuyển động xuyên suốt của lịch sử từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga là đấu tranh xoá bỏ trật tự tư bản chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga, các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế trở thành lực lượng nòng cốt, đi đầu trong cuộc đấu tranh vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên phạm vi thế giới.

b/ Mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới

Ngày 25 tháng 10 năm 1917 (theo lịch Julius), tức ngày 7 tháng 11 theo lịch Gregory, Lênin và các đảng viên Bolshevik lãnh đạo các Xô viết làm Cách mạng tháng Mười lập chắnh quyền Xô viết của công, nông, binh. Chắnh quyền lập tức ban hành sắc lệnh về hòa bình, sắc lệnh về ruộng đất và ra khỏi chiến tranh với các điều kiện rất ngặt nghèo của phắa Đ ức .

Ngay sau Cách mạng tháng Mười, nước Nga rơi vào thời kỳ nội chiến cực kỳ đẫm máu (1918-1922). Phắa cách mạng là công nhân, binh sỹ cách mạng và một bộ phận nông dân, bên kia là các lự c lư ợng phản cách mạng gồm bảo hoàng, thành phần trắ thức, trung lưu thành thị, sỹ quan, một bộ phận nông dân, ngư ời Cô Dắc... Phe phản cách mạng còn nhận được sự giúp đỡ của các quốc gia châu Âu. Đặc trưng của cuộc nội chiến là tắnh ác liệt không khoan như ợng . Đến cuối năm 1920 về cơ bản các lực lượng phản cách mạng đã thất bại, chắnh quyền Xô viết được thành lập trên toàn lãnh thổ còn lại của Đế quốc Nga.

Ngay sau nội chiến kết thúc, nền kinh tế Liên Xô đứng trước nguy cơ phá sản: ở nông thôn, nạn đói hoành hành, cướp bóc thổ phỉ nổi lên khắp nơi, hàng đoàn dân chết đói chạy vào thành phố ăn xin; còn ở thành phố, công nghiệp đình đốn, thất nghiệp cực điểm, tiền không còn giá trị, nguyên liệu, tài chắnh cạn kiệt Ờ và tình hình xã hội lúc đó cực kỳ căng thẳng. Đứng trước tình hình đó, V.I.Lênin cho tiến hành chắnh sách kinh tế mới, hay NEP, để thay thế cho chắnh sách cộng sản thời chiến đã được áp dụng trong nội chiến. NEP là chắnh sách dùng cơ chế kinh tế thị trư ờng để kắch thắch sản xuất, kêu gọi đầu tư tư bản dưới sự định hướng kiểm soát của nhà nước. Đối với nông nghiệp, thay vì trưng thu mọi nông sản của nông dân như trong thời chiến, NEP dùng cơ chế thuế để điều tiết, nông dân sau khi làm nghĩa vụ thuế có thể mua bán nông sản trên thị trường tự do. Tại thành phố chắnh sách mới khuyến khắch đầu tư của tư bản trong nước và nước ngoài, nhà nước chỉ kiểm soát những ngành quan trọng sống còn với quốc gia. NEP của Lenin đã nhanh chóng cho kết quả rất tốt: nạn đói nhanh chóng bị đẩy lùi, công nghiệp, thương mại được phục hồi, tình hình nông thôn và thành thị được ổn định, xã hội có tắch luỹ và đời sống người dân tốt lên nhanh chóng.

Sau khi V.I.Lênin qua đời, đường lối và những chắnh sách của Người đã không được quá triệt và thực hiện một cách đầy đủ. Trong những năm 30 và nữa đầu những năm 40 của thế kỷ XX Liên Xô lại trở thành trung tâm chống phá của các nước đế quốc, không chỉ vậy, Hồng quân Liên Xô cũng chắnh là lực lượng chủ yếu nhất trong Thế chiến II. Trước những bối cảnh ngặt nghèo như vậy nhưng Liên Xô vẫn đạt được những thành công rực rỡ trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Trong vòng hơn 20 năm (1924 Ờ 1941) Liên Xô đã tiến hành thành công sự nghiệp công nghiệp hoá để đưa đất nước từ một nước đứng ở vị trắ thứ 6 về kinh tế (trước Cách mạng Tháng Mười), vươn lên trở thành một siêu cường quốc cả về kinh tế lẫn quân sự, trở thành đối trọng với Mỹ trên nhiều lĩnh vực.

2) Sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và những thành tựu của nó

Sự ra đời và phát triển của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa

Ngày 30 tháng 12 năm 1922 những vùng lãnh thổ còn lại của Đế quốc Nga (trừ Ba Lan, Phần Lan và vùng Baltic giành được độc lập) tuyên bố thành lập một quốc gia mới là Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (bao gồm Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Belorussia, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Ngoại Kavkaz (từ 1936 ở Ngoại Kavkaz đã thành lập các nước cộng hoà liên bang riêng rẽ), Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Azerbaidjan, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Armenia và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Gruzia; năm 1925 Ờ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Uzbekistan, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Turkmenia; năm 1929 Ờ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Tadjikistan; năm 1936 Ờ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Kazakhstan, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Kirgizia; năm 1940 Ờ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Moldavia, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Latvia, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Litva và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Estonia. Trong thời kỳ 1940 Ờ 1954 tồn tại Cộng hoà xã 128 128 128 128 128 128 128 128 128

hội chủ nghĩa Xô viết Karelo Ờ Phần Lan, về sau là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Tự trị Karelia

trong Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga).

Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trên đã trở thành hệ thống thế giới. Cũng sau Thế chiến II, trật tự hai cực thế giới Yalta được thiết lập, với hai hệ thống thế giới là chủ nghĩa xã hội (đứng đầu là Liên Xô) và chủ nghĩa tư bản (đứng đầu là Mỹ).

Những thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực

Cho dù lịch sử có biến động như thế nào, dù có ai cố tình xuyên tạc lịch sử cũng không thể phủ nhận được sự thật là Liên Xô và các nước Đông Âu đã có một thời kỳ phát triển rực rỡ và đạt được rất nhiều thành tựu to lớn đóng góp chung vào sự phát triển của nhân loại trong thế kỷ XX.

Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, đặc biệt trong những năm 50 đến những năm 70 của thế kỷ XX, Liên bang Xô viết đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu kỳ diệu, từ một nước nông nghiệp lạc hậu so với các nước Tây Âu tiên tiến (trước năm 1917), Liên Xô đã trở thành một trong những cường quốc hùng mạnh trên hành tinh, trở thành đối trọng với Mỹ trên mọi lĩnh vực. Trong chiến tranh thế giới thứ II, Hồng quân và nhân dân Liên Xô cùng nhân loại yêu chuộng hoà bình, tiến bộ trên thế giới đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xắt, cứu loài người thoát khỏi thảm hoạ diệt chủng.

Trong hơn 90 năm xây dựng và phát triển, Liên Xô và Đông Âu cũng như các nước xã hội chủ nghĩa còn lại đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Trong suốt nhiều thập kỷ của thế kỷ XX, với sự giúp đỡ trực tiếp cũng như gián tiếp của Liên Xô, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức trên thế giới đã liên tiếp giành được những thắng lợi quan trọng, đặc biệt vào cuối những 40 đầu những năm 50 của thế kỷ XX, hàng trăm quốc gia, dân tộc thuộc địa và phụ thuộc đã giành được độc lập. Cách mạng Tháng Mười không chỉ góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức, bóc lột trên thế giới, mà nó còn góp phần quan trọng vào việc đập tan hệ thống gông xiềng của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên phạm vi toàn cầu.

Liên Xô và Đông Âu sụp đỗ, chủ nghĩa xã hội lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng, cách mạng mất đi một chỗ dựa, một thế đứng vững chắc cho hòa bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Thế nhưng, gần hai thập kỷ đã trôi qua, dù không còn Liên Xô và Đông Âu thì Việt Nam, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa còn lại vẫn tiếp tục phát triển, thế và lực ngày càng mạ nh lên, uy tắn ngày càng tăng trên trường quốc tế. Và đặc biệt, trong những năm gần đây, làn sóng Ộthiên tảỢ ở nhiều nước Mỹ Latinh đã và đang trổi dậy. Từ Venezuela tới Chile, từ Argentina tới Bolivia, từ Brazil tới Nicaragua, và mới đây là Ecuador, đại diện cách tả đã giành được thắng lợi trong các cuộc bỏ phiếu bầu lãnh đạo đất nước.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CÕ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁCLÊNIN (Trang 127 -127 )

×