Tình hình sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Vietinbank Ba Đình (Trang 32)

c. Đạo đức của khách hàng.

2.1.2Tình hình sử dụng vốn

2.1.2.1 Hoạt động tín dụng

Thực hiện chủ trương ngăn chặn suy giảm kinh tế của chính phủ thông qua chính sách hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp vay vốn, chi nhánh đã nghiêm túc triển khai thực hiện, cho vay đúng đối tượng, kiểm tra việc sử dụng vốn vay chặt chẽ đảm bảo an toàn. Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đạt 2.103 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 56,3% trong tổng dư nợ, tổng số tiền đã hỗ trợ là 48 tỷ 905 triệu đồng. Tất cả các khoản vay đều phát huy hiệu quả kinh tế, thực sự giúp doanh nghiệp đứng vữn và phát triển.

Năm 2011, trong đó điều kiện môi trường kinh tế, tài chính không thuận lợi, tiềm ẩn nhiều rủi ro, hoạt động tín dụng của chi nhánh Ba Đình luôn tuân thủ nghiêm túc chỉ đạo của NHCT, thận trọng; vững chắc và đảm bảo chất

lượng cao và hiệu quả bền vững. Với việc phục vụ tốt các khách hàng chiến lược, các ngành kinh tế quan trọng như: dầu khí , công nghiệp chế biến, thông tin truyền thông, TM dịch vụ, các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Với chủ trương đa dạng hóa các đối tượng khách hàng, từng bước cải thiện cơ cấu dư nợ, nâng dần tỷ trọng dư nợ cho vay có TSĐB trong tổng dư nợ, bên cạnh việc tích cực tuyên truyền các sản phẩm tín dụng mới như cho vây mua nhà dự án, cho vay các DNV&N... Chi nhánh còn phát triển các khách hàng vay mới là các DN có năng lực tài chính tốt, có tiềm năng phát triển như: công ty thông tin di động Mobifone, công ty CP phát triển Đô Thị Quốc Tế...

Trong 3 năm từ 2009 – 2011, hoạt động tín dụng của Chi nhánh đã có nhiều chuyển biến; Chi nhánh nhận được sự giúp đỡ thường xuyên, có hiệu quả của Ban ngân hàng công thương tỉnh và chính quyền địa phương cùng các cơ quan ban ngành trên địa bàn thành phố; mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng có sự đồng thuận cao. Ban giám đốc đã đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng như: phát huy thế mạnh tập thể trong thẩm định, luân chuyển cán bộ, chế độ khen thưởng, thường xuyên thực hiện việc kiểm tra chéo,..

Bảng 2.2 : Hoạt động cho vay – thu nợ của Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Ba Đình (2009-2011)

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010 so với 2009 2011 so với 2010 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Doanh số cho vay 1.850 2.108 2.804 258 13,9 696 33 Doanh số thu nợ 1.351 1.626 2.696 275 20,4 1.070 65,8 Dư nợ 1.050 1.505 1.980 455 42,4 475 31,6

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009-2011 của Ngân hàng Công thương chi nhánh Ba Đình)

Biểu đồ 2.3 cơ cấu doanh thu trong giai đoạn 2009-2011

Đơn vị : tỷ đồng

Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, nhu cầu về vốn là không thể thiếu đối với mỗi đơn vị kinh tế. Do vậy, trong những năm qua Ngân hàng đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm thu hút khách hàng như các chính sách ưu đãi đối với các khách hàng truyền thống, các chính sách lãi suất linh hoạt để thu hút khách hàng mới …

Trong những năm qua doanh số cho vay và doanh số thu nợ của Chi nhánh đã có sự tăng trưởng đáng kể. Năm 2009, doanh số cho vay của Ngân hàng là 1.850 tỷ đồng, doanh số thu nợ là 1.351 tỷ đồng. Năm 2010, doanh số cho vay là 2.108 tỷ đồng, tăng 258 tỷ đồng (tương đương 13,9%) so với năm 2009; doanh số thu nợ là 1.626 tỷ đồng, tăng 275 tỷ đồng (tương đương 20,4%) so với năm 2009. Năm 2011, doanh số cho vay là 2.804 tỷ đồng, tăng 696 tỷ đồng (tương đương 33%) so với năm 2010; doanh số thu nợ là 2.696 tỷ đồng, tăng 1.070 tỷ đồng (tương đương 65,8%) so với năm 2010.

dụng càng lớn chứng tỏ rằng Ngân hàng có uy tín được khách hàng tín nhiệm, hoạt động tín dụng lành mạnh, khả năng thu hồi các khoản cho vay đến hạn cao. Như vậy, Ngân hàng không những chú trọng tới việc mở rộng hoạt động cho vay mà còn rất quan tâm tới các khoản nợ đến hạn, tăng cường đôn đốc việc thu hồi nợ. Điều đó thể hiện qua việc ngân hàng còn tăng cường hoạt động kiểm tra kiểm soát các khoản nợ nhằm tránh việc khách hàng sử dụng tiền vay sai mục đích, đảm bảo khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng.

Như vậy, ta có thể nói rằng chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Ba Đình đang được cải thiện dần nâng cao qua các năm, chất lượng tín dụng năm sau cao hơn năm trước.

Bảng2.3 : Cơ cấu dư nợ của Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Ba Đình (2009-2011)

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Dư nợ tín dụng 3.734 5660 5298

Dư nợ bình quân 3.966 4697 5479

Cơ cấu theo thời gian :

-Dư nợ cho vay ngắn hạn 2426 3517 3295

Tỷ trọng 65% 62,1% 62,2%

-Dư nợ cho vay trung và dài hạn 2308 2143 2003

Tỷ trọng 35% 37,9% 37,8%

Cơ cấu theo loại tiền :

-VNĐ 2782 3963 4381

Tỷ trọng 74,5% 70% 82,7%

-Ngoại tệ ( quy đổi VNĐ) 952 1697 917

Tỷ trọng 25,5% 30% 17,3%

Cơ cấu theo tài sản đảm bảo

-Có tài sản đảm bảo 2520,5 4058 2861

Tỷ trọng 67,5% 71,7% 54%

-Không có tài sản đảm bảo 1.213,5 1602 2437

Tỷ trọng 32,5% 28,3% 46%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009-2011 của Ngân hàng Công thương chi nhánh Ba Đình)

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ của chi nhánh theo thành phần kinh tế 3 năm

Đơn vị : tỷ đồng

Tỷ trọng nợ ngoại tên / nợ nội tệ năm 2011 là 17,3% cao hơn 30% so với năm 2010. Như vậy dư nợ ngoại tệ có xu hướng giảm với dư nợ nội . có sự dịch chuyển cơ cấu nợ để phù hợp hơn với sự định hướng phát triển trong tương lại của ngân hàng

Biểu đồ 2.5 Cơ cấu dư nợ của Chi nhánh theo kì hạn 3 năm 2009 – 2011

Đơn vị: tỷ đồng

Ta thấy tỉ trọng cho vay ngắn hạn / trung và dài hại có xu hướng tăng 62,2% năm 2011 so với 62,1 % năm 2010 điều này có nghĩa việc cho vay tiêu dùng và cho vay phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh có xu hướng tăng và số lượng ngày càng nhiều

Biểu đồ 2.6: cơ cấu về tài sản đảm bảo theo kì hạn 3 năm từ 2009 đến 2011

Tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo/ Tổng dư nợ có xu hướng giảm xuống, năm 2009 dư nợ có tài sản đảm bảo chiếm 67,5% tổng dư nợ, năm 2010 là 71,7%và năm 2011 là 54%. Nguyên nhân là do dư nợ tăng thêm chủ yếu tập trung vào các dự án vay vốn trung dài hạn và các dự án lớn chưa thực hiện xong trong các năm trước mà điều kiện TSĐB của các dự án này được đáp ứng bằng tài sản được hình thành từ vốn vay, phải sau khi hoàn thành quá trình đầu tư, quyết toán và bàn giao thì mới được ghi nhận.

Chất lượng tín dụng đã được cải thiện đáng kể do chi nhánh đã tập trung và kiên quyết hơn trong công tác đôn đốc xử lý, thu hồi các khoản nợ xấu.

2.1.2.2. Hoạt động kinh doanh khác.

Thu dịch vụ ròng đạt 18,5 tỷ đồng, tăng 17.7% so với năm 2010, hoàn thành 105% so với kế hoạch. So với tốc độ tăng năm 2010 có thấp hơn do năm 2011 không có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng trưởng dịch vụ, các ngân hàng luôn cạnh tranh quyết liệt với nhau bằng các sản phẩm khuyến mại đa dạng và giảm phí đến mức thấp nhất.

Một số dịch vụ mới có tiềm năng như dịch vụ thẻ ATM, bảo hiểm… đã có sự tăng trưởng cả về doanh số và số lượng khách hàng sử dụng. .Chi nhánh đã phải giao chỉ tiêu phát hành thẻ tới các phòng ,các cán bộ để triển khai thực hiện thật tốt các chương trình khuyến mãi của thẻ. Hoạt động phát hành thẻ có nhiều đổi mới, sáng tạo như làm việc với Ban chấp hành đoàn các trường thông qua hội sinh viên quảng cáo tới các lớp, đề xuất tặng quà nhân ngày khai trường,trao học bổng cho sinh viên xuất sắc để tạo mối quan hệ lâu dài... Nhờ có sự tích cực ,chủ động ,sáng tạo mà số lượng thẻ của chi nhánh đã không ngừng tăng từ năm 2009 là 8900 thẻ, năm 2010 15000 thẻ và đạt 19000 thẻ năm 2011. Thu phí dịch vụ thẻ tăng 289% so với năm 2010, doanh số thu phí tăng 69%.

Các nguồn thu truyền thống như bảo lãnh, thanh toán… mặc dù chịu sự cạnh tranh của nhiều ngân hàng khác trên địa bàn nhưng chi nhánh vẫn giữ mức tăng trưởng khá ổn định. Năm 2011, dịch vụ thanh toán đạt 7,1 tỷ đồng, tăng 26,2% so với năm 2010, chiếm 39,66% tổng thu dịch vụ. Thu bảo lãnh đạt 8,3 tỷ đồng, tăng 28,8% so với năm 2010, chiếm 46.06% tổng thu dịch vụ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Vietinbank Ba Đình (Trang 32)