BẢNG CHẤM CÔNG

Một phần của tài liệu Lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản phải trích (Trang 45 - 50)

Tháng 07 năm 2007

T

T Họ và tên Nghề nghiệp 1 2 3 4 5 … 30 31 Cộng Ghi chú

1 Vũ Văn Phi Trưởng phòng 1 1 1 1 1 … 1 1 24 1 = 01 công

2 Đỗ Thị Thu Phó phòng 1 1 1 1 1 … 1 1 24

3 Lê Thị Hà Kế toán 1 1 1 1 1 … 0 1 23

4 Đinh Gia Nội Kế toán 1 1 1 1 1 … 1 1 24

5 Đoàn Văn Công Kế toán 1 1 1 1 1 … 0 0 22

6 Nguyễn Thị Hương Thủ quỹ 1 1 1 1 1 … 1 1 24

Tổng cộng 141

NGƯỜI DUYỆT NGƯỜI CHẤM CÔNG

Qua bảng trên ta thấy

Anh Vũ Văn Phi là trưởng phòng kế toán, có bậc lương là

D7 = 2.300.000 + 500.000 x 6 = 5300.000.000 đồng, có số công làm việc là 24 công, hệ số kết quả thực hiện là 1,2 cùng các phụ cấp nên

Tiền lương của anh Vũ Văn Phi = 5.300.000 x 1,2 + 300.000 + 680.000

= 7.340.000 đồng

Trong đó:

∑TNi : Tổng thu nhập của người thứ i

Ci : Số công làm việc thực tế trong tháng của người thứ i QLmt : Quỹ lương mục tiêu trong tháng

Trong đó quy định về quỹ lương mục tiêu (QLmt): căn cứ theo hợp đồng xây lắp đã ký với bên A, biện pháp thi công thực tế, yêu cầu của dự án, công ty và đội thống nhất lập ra tiến độ thi công cho toàn dự án, tiến độ và sản lượng từng tháng, số lượng nhân sự cần thiết để điều hành dự án. Từ đó xác định được Tổng quỹ lương điều hành của toàn bộ phận (∑Qbp) và quỹ lương mục tiêu từng tháng của bộ phận.

Hmt: hệ số hoàn thành mục tiêu được xác định tuỳ theo hiệu quả công việc thực hiện trong tháng của toàn bộ phận so với kế hoạch sản lượng đã xác định, được phân thành các mức sau:

Mức 1 : Hệ số 0,7 (Đạt từ 61 – 70% mục tiêu trong tháng) Mức 2 : Hệ số 0,8 (Đạt từ 71 – 80% mục tiêu trong tháng) Mức 3 : Hệ số 0,9 (Đạt từ 81 – 90% mục tiêu trong tháng) Mức 4 : Hệ số 1,0 (Đạt từ 91 – 100% mục tiêu trong tháng) Mức 5 : Hệ số 1,1 (Đạt từ 101 – 110% mục tiêu trong tháng) Mức 6 : Hệ số 1,2 (Đạt từ 111 – 120% mục tiêu trong tháng) Mức 7 : Hệ số 1,3 (Đạt từ 121 – 150% mục tiêu trong tháng)

Nếu Hmt < Mức 1; hoặc Hmt > Mức 7: công ty sẽ căn cứ tình hình thực tế đánh giá xem xét nguyên nhân và quy định hệ số mục tiêu phù hợp áp dụng.

2.2.2.2 Đối với thợ cơ giới

Trong công ty, bộ phận này tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Để khuyến khích công nhân cơ giới hăng say làm việc, giám đốc công ty quy định quy chế tính lương đối với thợ cơ giới ở các đơn vị sản xuất của công ty như sau:

Thu nhập hàng tháng của công nhân cơ giới không cố định tuỳ thuộc vào kết quả làm việc, hiệu suất công tác của bản thân người lao động. Tổng thu nhập của mỗi người gồm 2 bộ phận, một bộ phận lương cứng và một bộ phận lương mềm.

 Phần lương cứng

Trả nguyên lương thối thiểu dối với từng loại thợ và phụ cấp trách nhiệm (nếu có) theo quy định của công ty.

Lương tối thiểu phân theo 5 loại thợ tuỳ thuộc vào trình độ tay nghê, thiết bị của thợ gồm: Thợ loại 1: 1000.000đồng/ tháng Thợ loại 2: 900.000 đồng/ tháng Thợ loại 3: 800.000 đồng/ tháng Thợ loại 4: 700.000 đồng/ tháng Thợ loại 5: 500.000 đồng/ tháng

Trong đó, thợ loại 1: áp dụng đối với thợ bậc cao do công ty quy đinh. Thợ loại 2,3,4: áp dụng đối với thợ chính, thợ đi làm ca được phân theo trình độ tay nghề và thiết bị được giao vận hành.

Thợ loại 5: áp dụng đối với thợ phụ

Phụ cấp trách nhiêm: đối với công nhân được giao làm chủ máy thì được tính 100.000 đồng/ tháng.

 Phần lương mềm: được xác định theo số công làm việc thực tế (theo nhật trình) của từng loại thợ và chia thành các loại sau:

- Nếu thời gian làm việc dưới 28 công/ tháng Loại 1 : 90.000 đồng/ công Loại 2 : 80.000 đồng/ công Loại 3 : 70.000 đồng/ công Loại 4 : 60.000 đồng/ công Loại 5 : 50.000 đồng/ công - Nếu thời gian làm việc trên 28 công/ tháng

Đối với trường hợp có thời gian làm việc thực tế trong tháng trên 28 công thì số công lớn hon sẽ được tính theo hệ số ngoài giờ, số công ngoài giờ được tính bằng 1,25 đơn giá công phần mềm của người đó trong tháng.

Ví dụ: Anh Trần Mạnh Tuấn là thợ loại 5, có số công làm việc thực tế là 30 công nên tiền lương mà anh Tuấn nhận được là:

Tổng tiền lương = (Lương tối thiểu + Phụ cấp trách nhiêm) + Lương mềm = (500.000 + 0) + (28 x 50.000 + 2 x 1,25 x 50.000 ) = 2.962.500 đồng

Cách tính lương này được minh hoạ bởi bảng lương tháng 06 năm 2007 của thợ cơ giới ở đội công trình 1 (bảng trang sau)

Trong cách tính lương tuỳ theo loại thợ công ty sẽ quy định đơn giá công và tiền lương thời gian chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tiền lương của người lao động. Do vậy tiền lương của mỗi công nhân viên cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ tay nghề và số công làm việc thực tế của người đó. Ví dụ anh Nguyễn Văn Thịnh là thợ loại 3, số công làm việc thực tế 22 công tiền lương theo thời gian của anh Thịnh là 2.560.000 đồng. Anh Trần Văn Thảo cũng có số công làm việc thực tế là 22 công nhưng là thợ loại 4 nên tiền lương thời gian của anh Thảo là 2.240.000 đông, thấp hơn 320.000 đồng so với anh Thịnh.

2.2.2.3 Đối với công nhân các đội sản xuất

Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể, đây là hình thức trả lương tính cho những công việc đòi hỏi có nhiều người tham gia mà công việc của mỗi công nhân liên quan đến nhau.

Công ty Cổ phần Đạt Phương tính lương cho các đội sản xuất theo hình thức này. Để xác định lương công ty chia đội sản xuất thành nhiều tổ và các tổ sản xuất sẽ thực hiện công việc do ban chỉ huy đội phân công. Cuối tháng đội trưởng hoặc chỉ huy trưởng tiến hành nghiệm thu khối lượng công việc mà từng tổ sản xuất làm được trong tháng sau đó lên bảng nghiệm thu khối lượng cho từng tổ. Trong hợp đồng giao khoán đơn giá tiền lương của từng sản phẩm được

Đơn giá ngày công=

Tiền lương sản phẩm cả đội Tổng số công cả đội

Tiền lương CNSX =Đơn giá ngày côngx= Số công x=Hệ số năng suất

xác định theo giá thị trường và theo thoả thuận của người lao động. Kế toán đội căn cứ vào biên bản nghiệm thu khối lượng và bảng chấm công để tính lương cho từng tổ.

Công thức:

Ta có bảng nghiệm thu khối lượng của bộ phận lắp dựng công trình Cầu Nước Vin như sau:

NOTE: CH ÈN B ẢNG B ỘPH ẦN L ẮP D ỰNG

Qua bảng trên ta thấy lương trong đó anh Lê Văn Tuấn có mức lươn cao nhất do anh có số công làm việc nhiều nhất (25 công), hệ số năng suất của anh là 1.25 nên tiền lương của anh là cao nhất.

Tiền lương của anh Lê Văn Tuấn = (60,376,730 : 566) x 25 x 1.25 + 250,0000 + 62,000

= 3.645.521 đồng Tương tự ta tính:

Tiền lương của anh Trần Huy Hồng = (60,376,730 : 566) x 22 x 1.8 + 62,000

= 2,643,479 đồng

Trong những năm qua công ty trả lương các đội sản xuất tương đối cao so với mức tiền lương trên thị trường. Tiền lương bình quân của cả đội tăng lên đáng kể theo thời gian. Cụ thể tình hình trả lương đối với các đội phản ánh trong bảng sau:

Nhìn vào bảng lương từng bộ phận trong công ty ta có thể thấy đối với những người có trình độ chuyên môn, trách nhiệm và hệ số năng suất như nhau sẽ được nhận mức lương tương đương nhau. Đối với bộ phận lao động trực tiếp (thợ cơ giới và công nhân trực tiếp sản xuất) tiền lương của mỗi người phụ thuộc vào số ngày công thực tế và trình độ tay nghệ của họ. Tuy nhiên bộ phận công nhân cơ giới được công ty trả mức lương cao hơn công nhân sản xuất do tính chất công việc của bộ phận này đòi hỏi tay nghề, trình độ chuyên môn và năng lực làm việc cao hơn.

Nội dung, phương pháp kế toán các khoản trích theo lương

Hàng tháng, kế toán tính ra tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho công nhân viên và lấy đó làm cơ sở để tính BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn. Trong đó, nếu người lao động tham gia hoạt động sản xuất tại Công ty thì sẽ phải đóng 6% trên tổng số lương cơ bản (gồm lương cấp bậc và phụ cấp lương) và Công ty sẽ chịu 19% tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, còn nếu người lao động không tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhưng vẫn có tên trong danh sách và họ chỉ tham gia đóng BHXH, BHYT (những người này Công ty không bố trí công việc) thì Công ty sẽ là người trung gian thu hộ cơ quan quản lý bảo hiểm nên người lao động phải đóng cả 23 % (trừ khoản kinh phí công đoàn)

Hạch toán các khoản trích theo lương cần các loại chứng từ như danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT. Bên cạnh đó một chứng từ không kém phần quan trọng là bảng danh sách lao động điều chỉnh mức lương, phụ cấp nộp BHXH. Các bảng này là cơ sở để kiểm tra độ chính xác của bảng thanh toán tiền lương, đồng thời kết hợp với bảng thanh toán tiền lương làm cơ sở để kế toán tính ra số BHXH, BHYT phải nộp của mỗi cán bộ công nhân viên, bảng kê trích nộp các khoản theo lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH.

Một phần của tài liệu Lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản phải trích (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w