GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNo&PTNT

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Đông Anh (Trang 50)

CHI NHÁNH ĐÔNG ANH

3.2.1. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng

Nhu cầu tiêu dùng của người dân là rất đa dạng và phong phú, nên muốn mở rộng hoạt động CVTD trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Các Ngân hàng buộc phải nghiên cứu và phát triển các sản phẩm CVTD mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Tiến hành nghiên cứu và xây dưng những ý tưởng về sản phẩm CVTD mới phải dưa trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu của khách hàng. Ví dụ như: Triển khai sản phẩm cho vay du học trọn gói, cho vay mua thiết bị dùng lâu bền như hàng dân dụng, máy tính. Việc triển khai sản phẩm mới phải dưa trên tình hình phát triển của nền kinh tế xã hội.

3.2.2. Đẩy mạnh công tác Marketing Ngân hàng

Để có thể đưa sản phẩm tới nhiều người dân hơn, chi nhánh cần xây dưng chiến lược Marketing sản phẩm bao gồm nghiên cứu nhu cầu khách hàng. Đưa ra các sản phẩm phù hợp nhu cầu khách hàng theo phương châm “bán sản phẩm thị trường đang cần, không phải bán sản phẩm Ngân hàng đang có”, tiếp thị các sản phẩm đó tới khách hàng

Chi nhánh Đông Anh nên xây dưng một chiến lược Marketing phù hợp với điều kiện hiện tại của Ngân hàng như:

• Hoàn thiện các sản phẩm và đưa ra cung cấp các sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Để có được các sản phẩm phù hợp, chi nhánh cần có sư nghiên cứu, điều tra về sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, phân tích ưu, nhược điểm của các sản phẩm đó, lấy ý kiến phản hồi của khách hàng.

• Cán bộ tín dụng cần phải tích cưc tiếp thị, quảng bá sản phẩm CVTD trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng. Các sản phẩm khác nhau cần có cách thức tiếp cận khách hàng khác nhau. Ngân hàng nên nâng cấp Website của Ngân hàng, cập nhật thông tin đầy đủ hơn để khách hàng có thể tìm hiểu sản phẩm một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra Ngân hàng có thể quảng bá sản phẩm thông qua báo chí, tranh ảnh, tờ rơi…

• Thưc hiện hiệu quả chiến lược xúc tiến hỗn hợp, mở rộng quan hệ công chúng như việc quan hệ với các tổ chức, các trường học, thưc hiện hội thảo, tiếp xúc gặp gỡ với khách hàng. Thông qua đó nắm bắt được nguyện vọng, lắng nghe ý kiến của khách hàng để đưa ra các sản phẩm phù hợp nhu cầu khách hàng.

• Có chiến lược phân phối hợp lý, chú ý lưa chọn địa điểm xây dưng thêm chi nhánh tại những nơi có tiềm năng phát triển CVTD như những khu dân cư, đô thị mới trên địa bàn Hà Nội. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng giao dịch trưc thuộc chi nhánh.

3.2.3. Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng

Với xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa diễn biến mạnh mẽ như ngày nay, không thể tồn tại một Ngân hàng với công nghệ lạc hậu.

Khi khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng, nếu phòng giao dịch đó khang trang, thiết bị giao dịch hiện đại sẽ đem lại sư hấp dẫn, thoải mái và tin tưởng cho khách hàng. Ngoài ra, CVTD là hình thức cho vay có khối lượng khách hàng lớn, món vay nhỏ, nhu cầu khách hàng đa dạng nên áp dụng công nghệ hiện đại sẽ làm tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian xử lý nghiệp vụ, làm tăng uy tín của khách hàng.

Hiện nay, các Ngân hàng đang ngày càng phát triển các phương tiện thanh toán hiện đại. Vì vậy, để có thể cạnh tranh được với các Ngân hàng khác thì chi

nhánh cần đầu tư thêm hệ thống máy ATM, mở rộng các đơn vị chấp nhận thẻ tại các nhà hàng, khách sạn, siêu thị…tạo sư thuận tiện cho khách hàng sử dụng thẻ. Đồng thời tiếp tục thưc hiện phát triển các sản phẩm với công nghệ hiện đại như: Home banking, Internet banking, Phone banking…Để thõa mãn nhu cầu khách hàng cũng như rút ngắn thời gian thẩm định khách hàng, giảm chi phí cho Ngân hàng, nâng cao hình ảnh, uy tín của Ngân hàng.

3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn lực

Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ cơ bản và mang lại thu nhập lớn nhất cho Ngân hàng, để giữ vững được hoạt động của Ngân hàng trong thời buổi cạnh tranh thì việc nâng cao và mở rộng nghiệp vụ tín dụng là điều cốt yếu. Vì vậy, cán bộ tín dụng phải có được những phẩm chất và năng lưc để thưc hiện tốt công việc.

Mỗi cán bộ tín dụng cần phải: Có năng lưc để giải quyết vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ. Có tầm nhìn xa để có thể dư đoán các vấn đề kinh tế về sư phát triển cũng như triển vọng của tín dụng. Có đạo đức tư cách tốt,thân thiện với khách hàng, có năng lưc tư học, tư nghiên cứu, có khả năng làm việc độc lập…

Ngoài ra, Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo cho cán bộ, các lớp tập huấn trong nước cũng như các khóa học Ngắn hạn ở nước ngoài. Đặc biệt, Ngân hàng còn nên thường tổ chức kiểm tra, sát hạch đánh giá trình độ của cán bộ trẻ để có kế hoạch đào tạo lâu dài.

3.2.5. Xây dựng quy trình cho vay hợp lý, rút ngắn thời gian giao dịch

Quy trình cho vay hợp lý và thuận lợi là một yêu cầu đặt ra cho các Ngân hàng khi muốn mở rộng hoạt động CVTD của mình. Thiết lập một quy trình cho vay hợp lý cũng giúp cho Ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng, giúp cán bộ tín dụng dễ dàng làm việc với khách hàng hơn.

Thời gian xét duyệt, quyết định cấp tín dụng cho khách hàng cũng là một yếu tố mà khách hàng thường quan tâm khi đến với Ngân hàng. Bởi vì, hầu như các khách hàng họ đều muốn thời gian giao dịch ngắn, nhanh gọn, thuận tiện… Sư hài lòng của khách hàng sẽ tạo uy tín cho Ngân hàng và là tiền đề cho Ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng.

Tuy nhiên, Ngân hàng cần phải thiết lập vừa hợp lý, vừa nhanh gọn, song yếu tố an toàn tín dụng vẫn phải được đặt lên hàng đầu.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Đông Anh (Trang 50)