Mục tiêu và định hướngtrong tương lai

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nợ phải thu của công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển nông thôn 4 (Trang 54)

-Duy trì và phát triển, tiếp tục đầu tư các nghành nghề truyền thống là xây lắp các

công trình thủy lợi, giao thông, dân dụng , công nghiệp, kinh doanh nhà ở và hạ tầng đảm bảo công ty có tiềm lực kinh tế mạnh đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nươc và khu vực.

- Tiếp tục thực hiện sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, xây dựng và phát triển công ty thành công ty mạnh, bền vững, có tốc độ tăng trưởng nhanh và có tính cạnh tranh cao.

-Tiếp tục đầu tư, phát triển các lĩnh vực sản xuất công nghiệp: sản xuất vật liệu xây dựng, các dự án thủy lợi, … Đầu tư xây dựng các tiểu khu đô thị , kinh doanh nhà ở, các văn phòng cho thuê. Đầu tư nâng cao thiết bị thi công hiện đại, công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh phát triển với tốc độ cao, thi công các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao.

- Tăng cường công tác hạch toán SXKD quản lý chặt chẽ các chi phí quản lý sản xuất và chi phí quản lý doanh nghiệp, đảm bảo SXKD có hiệu quả và tích lũy vốn để phát triển.

- Chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực cho hoạt động SXKD của công ty. Xây dựng và phát triển nguồn lực con người của công ty mạnh về mọi mặt đủ về chất lượng và số lượng, có năng lực quản lý và ứng dụng công nghệ mới.

-Tìm mọi biện pháp để huy động mọi nguồn vốn, đảm bảo đủ cho đầu tư và SXKD.

- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại, nâng cao năng lực kinh doanh, phát triển và mở rộng liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để phát triển năng lực công ty là DN xây dựng mạnh với năng lực cạnh tranh cao trong nước và quốc tế.

- Không ngừng xây dựng và phát triển thương hiệu, uy tín của công ty trên thị trường, thực hiện tốt mối quan hệ của DN với CBCNV , không ngừng nâng cao thu nhập, đời sống vật chất tinh thần cho CBCNV , xây dựng văn hóa của doanh nghiệp.

- Giải phóng lượng hàng tồn kho đang quá nhiều ở doanh nghiệp nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang suy thoái, thì cần có các biện pháp tích cực hơn như giảm giá bán, khuyến mại, chấp nhận cho khách hàng trả chậm.

3.1.2.1 Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2013

Căn cứ vào kết quả thực hiện SXKD năm 2012, máy móc thiết bị và năng suất khai thác hiện tại, tình hình thị trường BĐS và nền kinh tế trong và ngoài nước, công ty dự kiến thực hiện một số chỉ tiêu kế hoạch thực hiện cho năm 2012 như sau:

Năm 2013 công ty CP xây dựng và phát triên nông thôn 4 phấn đấu doanh thu đạt 194,632 trđ tăng 10% so với năm 2011. Lợi nhuận đạt 5,156 trđ.

Tuy nhiên để có thể hoàn thành kế hoạch và đạt được định hướng kinh doanh đề ra, công ty cần phải có những biện pháp thích hợp trong đó một biện pháp rất quan trọng khác là khắc phục những nhược điểm chưa hợp lý và phát huy những ưu điểm trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh nói chung và công tác nợ phải thu nói riêng.

3.2 Giải pháp tăng cường quản lý nợ phải thu tại công ty CP xây dựng và phát triển nông thôn 4.

Qua quá trình tìm hiểu, phân tích kết hợp với hiểu biết của bản thân em xin đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ phải thu của Công ty CP xây dựng

Giải pháp 1: Thay đổi chính sách tín dụng theo hướng nâng cao tiêu chuẩn tín dụng và áp dụng mức chiết khấu hợp lý cho khách hàng.

Cơ sở:

Áp dụng các tiêu chuẩn bán chịu chặt chẽ hơn có thể làm giảm doanh thu của công ty nhưng nó lại hạn chế tối đa lượng vốn công ty bị chiếm dụng và khiến tốc độ giảm của doanh thu sẽ nhỏ hơn tốc độ giảm của nợ phải thu. Mặt khác tỷ lệ chiết khấu hấp dẫn sẽ kích thích khách hàng thanh toán sớm qua đó giúp công ty thu hồi vốn nhanh hơn. Vốn được thu hồi nhanh hơn có tác dụng nâng cao giá trị thực của các khoản phải thu nhận được làm tăng tốc độ vòng quay vốn và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.

• Phương thức thực hiện

+ Nâng cao tiêu chuẩn bán chịu: nâng cao tiêu chuẩn bán chịu của mình nhằm giảm thiều những khoản bán chịu cho những khách hàng có mức độ tín nhiệm thấp qua đó giảm thiểu những rủi ro từ các khoản nợ kéo dài hay khó có khả năng thu hồi do khách hàng không có khả năng trả nợ. Công ty cần xây dựng bộ sưu tập về tín dụng của khách hàng với các tiêu chuẩn khắt khe hơn.

+ Thay đổi tỷ lệ chiết khấu : Công ty nên đưa ra những tỷ lệ chiết khấu ưu đãi đối với từng nhóm khách hàng tùy thuộc vào vị trí tín dụng của họ và mối quan hệ của họ với công ty nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán sớm, giảm chi phí thu hồi nợ. Mức chiết khấu nên được thể hiện cụ thể qua tỷ lệ phần trăm được giảm trừ theo giá trị thanh toán. Tuy nhiên để đảm bảo thu lợi tối đa, công ty phải nghiên cứu kỹ để đề ra một tỷ lệ chiết khấu hợp lý nhất nhưng vẫn phải đảm bảo phát huy được hiệu quả.

+ Rút ngắn thời hạn bán chịu: ta có thể thấy ảnh hưởng của việc rút ngắn thời hạn bán chịu qua mô hình sau

Giải pháp 2: Tăng cường công tác thu hồi nợ

• Cơ sở:

Trước hết ta lên danh sách khách hàng nợ quá hạn và phân loại khách hàng quá hạn và khó đòi. Khi xử lý nợ quá hạn công ty cần chú ý đến các nghành nghề, hàng hóa khác nhau sẽ có thời hạn bán chịu khác nhau. Bên cạnh đó công ty cần làm rõ việc khách hàng chưa trả tiền là do nguyên nhân chủ quan hay khách quan, tìm hiểu tình hình thị trường cũng như tài chính hiện tại của khách hàng cũng như các nhà cung cấp khác cho khách hàng để có hướng giải quyết thích hợp.

• Phương thức thực hiện:

Doanh nghiệp nên chủ động liên hệ với khách hàng để đôn đốc khách hàng trả nợ thay vì chờ đến ngày hóa đơn hết hạn thanh toán. Đối với những khoản nợ khó đòi thì có các biện pháp sau:

a) Đối với khách nợ quá hạn:

+ Đối với khách nợ là khách hàng thường xuyên, thanh toán tốt nhưng tạm thời chưa xoay vòng vốn kịp trong một thời gian ngắn nhất định, công ty nên hỗ

Giảm kỳ thu tiền bình quân

Giảm khoản phải thu

Tiết kiệm chi phí vào khoản phải thu Rút ngắn

thời hạn bán chịu

Tiết kiệm chi phí đủ bù đắp lợi nhuận giảm không

Giảm

doanh thu Giảm lợi nhuận

Ra quyết định

trợ khách hàng cho họ thêm một thời gian nhất định và phải làm cam kết thanh toán trong thời hạn bao nhiêu ngày và vẫn cung cấp hàng cho họ với mức hạn chế.

+ Đối với khách hàng nợ quá hạn, vẫn mua hàng, vẫn thanh toán nhưng vẫn theo kiểu nhỏ giọt thì công ty có thể thực hiện theo theo biện pháp sau: cắt hàng không cung cấp hàng và yêu cầu thanh toán hết nợ mới cung cấp tiếp hàng.

b) Đối với nợ khó đòi

Bước 1: Nếu mọi giấy tờ pháp lý đầy đủ công ty nên gửi cho khách nợ 3 lá thư nhắc nhở với mức độ răn đe tăng lên dần đều.

Bước 2: Nếu sau khi gửi 3 lá thư nhắc nhở mà khách hàng vẫn chây ỳ không trả nợ thì làm đơn khởi kiện và fax cho họ.

Bước 3: Khi nhận được thư khởi kiện mà không thấy khách nợ có phản ứng gì thì gửi thẳng ra tòa để xử lý.

Bên cạnh đó khi DN có khoản phải thu lớn, sử dụng dịch vụ thu hộ sẽ giúp DN thu nợ nhanh, hiệu quả. Dịch vụ thu hộ có tác dụng như một nhân viên quản lý khoản phải thu của doanh nghiệp, giúp theo dõi, tất toán các khoản, thông báo cho khách hàng về tình trạng thu tiền. Nhờ đó, DN có thể giảm bớt nhiên viên thu nợ, hưởng lợi ích từ dịch vụ thu hộ chuyên nghiệp tuy nhiên DN phải trả phí dịch vụ.

Đối với các khoản nợ khó đòi như trường hợp nợ khó đòi của công ty CP Khai Sơn trị giá 10tỷ 803triệu đồng công ty khẳng định số nợ này chắc chắn thu được nên không trích lập dự phòng và đang tích cực đòi nợ tuy nhiên do khoản nợ này đã quá lâu do đó DN cần có chính sách xử lý khoản nợ này. DN có thể sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi để bù đắp phần thiệt hại, số còn thiếu thì hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp, đồng thời các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, Công ty phải theo dõi riêng trên sổ kế toán và ngoại bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 5 năm và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. DN cũng có thể bán nợ cho công ty mua bán nợ theo hình thức thỏa thuận:

Đây là một phương pháp khá mới mẻ trong việc xử lý các khoản nợ khó đòi. Tuy nhiên hiện nay, nghiệp vụ mua bán nợ đã bước đầu hình thành và Bộ Tài chính đã thành lập công ty mua bán nợ tồn đọng của doanh nghiệp (còn gọi là DATC) theo quyết định 109/2003/QĐ-TTg ngày 5-6-2003 của Thủ tướng Chính phủ. Trước những khó khăn trong việc xử lý nợ khó đòi thì sự ra đời của DATC đã đem lại một hy vọng lớn cho các doanh nghiệp. DATC được thành lập nhằm mục đích là tạo ra công cụ thích hợp giúp doanh nghiệp xử lý các khoản nợ và tài sản tồn đọng, làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của công ty.Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là:

- Mua lại các khoản nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp đang có những khoản phải thu khó đòi (bao gồm cả tài sản và quyền sử dụng đất hay những tài sản cố định hữu hình được sử dụng để làm đảm bảo cho các khoản nợ) thông qua hình thức thoả thuận trực tiếp, đấu thầu, đấu giá hoặc theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ.

- Tiếp nhận và xử lý các khoản nợ khó đòi đã được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp Nhà nước thành các doanh nghiệp cổ phần.

- Sau khi tiếp nhận các khoản nợ và các tài sản đã mua thì DATC sẽ tiến hành xử lý các khoản nợ đó đồng thời bán các tài sản đó hay sử dụng các khoản nợ và tài sản để đầu tư và góp vốn dưới hình thức: góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh, hợp tác kinh tế giữa các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

- Tư vấn môi giới xử lý nợ và tài sản tồn đọng, bảo quản, sửa chữa và nâng cấp tài sản để bán hay cho thuê hoặc đầu tư vào sản xuất kinh doanh, liên doanh khai thác tài sản.

Với hoạt động của DATC, nó đã tạo ra được nhiều công cụ cho thị trường tài chính có thể đẩy nhanh sự tuần hoàn của dòng tiền, làm cho thị trường tài chính không bị ứ đọng vốn mà được chu chuyển nhịp nhàng đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp chủ nợ và doanh nghiệp là khách nợ, từ đó thúc đẩy quá trình phát triển của nền kinh tế. Ở nước ta, sau hơn 3 năm hoạt động, đến nay DATC đã

tiếp nhận và sử lý nợ của rất nhiều các doanh nghiệp với trị giá các món nợ lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Tăng cường công tác thu hồi nợ, xây dựng chính sách về quản lý các khoản phải thu, tăng tốc độ thu hồi vốn để nhanh chóng thu hồi các khoản “phải thu của khách hàng” bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng NPT từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn, tốc độ luân chuyển vốn và tránh thất thoát vốn.

Giải pháp 3: Thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn cho người bán

Trước mắt DN cần thể hiện uy tín của mình trước nhà cung cấp, thanh toán đấy đủ đến hạn các khoản nợ nhằm sau này có thể không cần ứng trước tiền hàng hoặc chỉ ứng trước một phần nhỏ nhằm giảm khoản vốn bị ứ động, tăng hiệu quả sản xuất của công ty. Đồng thời bên cạnh đó DN cần tận dụng uy tín nhiều năm hoạt động của mình để lựa chọn những nhà cung cấp có chính sách tín dụng có lợi cho doanh nghiệp và giá cả hợp lý.

Giải pháp 4: Bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ quản lý nợ phải thu.

• Cơ sở:

Con người luôn đóng vai trò quan trọng nhất trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn sẽ giúp cho doanh nghiệp không những sẽ xây dựng được một chính sách tín dụng hợp lý mà còn tăng hiệu quả thu nợ qua đó tiết kiệm được lượng vốn lớn đầu tư cho khoản phải thu. Công ty có thể mất chi phí và thời gian trong ngắn hạn để đào tạo nâng cao nghiệp vụ, kỹ

năng cho đội ngũ nhân viên này nhưng công ty sẽ thu được lợi ích to lớn từ sự đóng góp của đội ngũ này trong dài hạn, do đó doanh nghiệp nên có một mức đầu tư hợp lý vào nhân tố này.

• Phương thức thực hiện:

+ Công ty nên tổ chức các lớp học hoặc tạo điểu kiện cho các cán bộ tín dụng tham gia các lớp học có sự giảng dạy bởi các chuyên gia để nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ của mình. Các cán bộ thẩm định cần được nâng cao khả năng phân tích chuyên sâu tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng qua đó có thể nhận định mức độ trách nhiệm của khách hàng một cách chính xác hơn. Những nhân viên của phòng công nợ nên được đào tạo về lỹ năng giao tiếp qua điện thoại, khả năng thuyết phục khách hàng thanh toán, cách xử lý các tình huống, sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ.

+ Không ngừng nâng cao kiến thức pháp luật của đội ngũ quản lý nợ phai thu để vận dụng vào quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng với khách hàng. Trong thương thảo hợp đồng nên đưa ra những ràng buộc có tính đảm bảo để nâng cao trách nhiệm của mỗi chủ thể trong việc thực hiện nghĩa vụ đã cam kết với nhau trong hợp đồng, đồng thời ngăn chặn vấn đề phát sinh nợ quá hạn trong doanh nghiệp.

+ Tạo điều kiện cho các cán bộ tín dụng được thường xuyên giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các doanh nghiệp trong cùng nghành để nâng cao khả năng và đa dạng hóa các biện pháp xử lý công nợ trong thực tế

KẾT LUẬN

Trong quá trình hoạt động nhiều công ty đã không ngừng gia tăng lợi nhuận. Để đạt được điều đó các công ty đã tìm mọi cách để gia tăng năng lực cạnh tranh, tăng doanh thu và từ đó tăng lợi nhuận. Hầu hết các công ty nói chung và công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 4 nói riêng đều đã áp dụng chính sách tín dụng nới lỏng như chấp nhận cho khách hàng thanh toán sau khi đã nhận được hàng một thời gian nhất định, áp dụng chính sách chiết khấu... để đẩy nhanh tiêu thụ hàng hoá tăng doanh thu. Tuy nhiên bên cạnh đó những chính sách này cũng làm gia tăng các khoản phải thu và các khoản phải thu khó đòi, gây rủi ro cho doanh nghiệp khi khách hàng kinh doanh không đạt hiệu quả mất khả năng thanh toán cho công ty. Chính vì thế để tránh rủi ro công ty cần phải có biện pháp quản lý công nợ phải thu và xử lý nợ khó đòi hợp lý làm lành mạnh hoá

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nợ phải thu của công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển nông thôn 4 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w