Tiêu chuẩn bán chịu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nợ phải thu của công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển nông thôn 4 (Trang 48)

i v i nh ng khách hàng có b o lãnh c a ngân hàng thì Công ty ch p nh n cung c p hàng mà không c n xem xét n t cách hay m c tín nhi m c a khách hàng này. N u không có i u ki n trên thì Công ty s ti n hành

áng giá uy tín khách hàng thông qua các y u t sau:

- T cách tín d ng

- Kh n ng tr n

- Mức dư nợ + Nợ hợp đồng

- Tình hình thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong quá khứ.

Các tài liệu được nhân viên tín dụng sử dụng khi đánh giá khách hàng là: - BCTC đầy đủ 2 năm liền kề kèm theo công nợ.

- Tờ khai thuế GTGT 12 tháng gần nhất.

Khả năng thanh toán của khách hàng được đáng giá thong qua: - Tình hình kinh doanh dựa trên Báo cáo thuế VAT hàng tháng. - Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, cơ cấu vốn, tài sản. - Tình hình công nợ.

2.2.2.3 Thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu.

Nhằm khuyến khích khách hàng tăng tiêu thụ sản phẩm và thanh toán đúng thời hạn công ty đưa ra chính sách chiết khấu áp dụng cho các khách hàng mua hàng của công ty. Theo đó thời hạn trả chậm được chấp thuận là 60 ngày, 90 ngày hoặc 120 ngày tùy theo từng khách hàng và hợp đồng, Công ty không áp dụng một tỷ lệ chiết khấu nhất định mà mức chiết khấu được giảm trừ ngay trong giá trị của hợp đồng. Chính sách bán chịu của công ty được áp dụng một cách linh hoạt cho từng khách hàng cụ thể của công ty tùy thuộc vào mối quan hệ của khách hàng với công ty và khả năng thanh toán của họ. Đồng thời dựa vào tình hình thanh toán các khoản nợ trong quá khứ của khách hàng để đưa ra chính sách chiết khấu phù hợp với từng khách hàng cụ thể.

2.2.2.4 Theo dõi nợ phải thu.

Hiện nay công tác theo dõi nợ phải thu do phòng kế toán của Công ty đảm nhiệm. Tất cả những khoản nợ phải thu phát sinh sau khi ký kết hợp đồng đều được phòng kinh doanh theo dõi và phòng này cũng có trách nhiệm thu hồi những khoản này, chỉ khi nào những khoản nợ này trở thành những khoản nợ chây ỳ khó đòi thì sẽ chuyển qua phòng công nợ. Khi đó phòng công nợ có trách nhiệm thu hồi những khoản nợ này. Bên cạnh đó, công ty đang ứng dụng mô hình tuổi nợ để thực hiện công tác theo dõi nợ phải thu của mình. Phương pháp phân tích này dựa trên thời gian biểu về “tuổi” của các khoản phải thu. Quản lý nợ theo mô hình này giúp công ty có thể theo dõi chi tiết thời hạn thanh toán của các khoản phải thu khách hàng theo thời gian. Nói cách khác nó giúp bộ phận quản lý công nợ của công ty có thể nhận biết cụ thể những khoản nợ phải thu nào đang trong hạn, đến hạn thanh toán hay đã quá hạn thanh toán bao lâu rồi qua đó chủ động đưa ra những biện pháp thích hợp đối với các khoản nợ đó.

2.2.2.5 Chính sách thu nợ

Công tác thu nợ được tiến hành theo một quy trình cụ thể. Đầu tiên, sau khi xuất hàng và phát hanh hóa đơn GTGT cho khách nhân viên phòng kinh doanh sẽ lập danh sách khách hàng mua chịu và ghi vào sổ công nợ. Những công nợ phát sinh này sẽ được phòng kinh doanh thu hồi theo thời hạn hợp đồng. Vấn đề thu hồi nợ quá hạn được chuyển sang cho phòng công nợ chỉ đặt ra khi khách hàng không đảm bảo việc trả nợ đúng thời hạn. Đối với những khách hàng không trả nợ đúng hạn trước tiên công ty sẽ ngừng cung cấp các đơn hàng mới cho họ, nếu sau đó khách hàng thanh toán công ty sẽ

tiếp tục thanh toán.Trường hợp sau một thời gian ngắn khách hàng vẫn không

chịu thanh toán, công ty sẽ gọi điện hoặc gửi thư nhắc nhở họ thu xếp trả nợ. Nếu sau khi nhắc nhở họ vẫn cố tình không trả nợ thì công ty sẽ cử nhân viên xuống đòi nợ trực tiếp yêu cầu họ viết giấy nhận nợ và thời hạn họ phải thanh toán. Biện pháp cuối cùng là Công ty sẽ nhờ đến sự can thiệp của pháp luật. Tuy nhiên công ty luôn cân nhắc việc có tiếp tục thu hồi nợ nữa hay không

nếu chi phí thu hồi nợ cao hơn khoản nhận được.

Như vậy, có thể thấy rằng Công ty đang quản lý nợ phải thu của mình thông qua nhiều phòng. Bên cạnh đó, Công ty cũng đang áp dụng quy trình

thu nợ khoa học. Tuy nhiên để có thể biết đượcchính sách cũng như quy

trình tín dụng hiện tại này có hợp lý hay không chúng ta cần phải xem xét hiệu quả quản lý nợ của Công ty như thế nào.

2.2.2.6 Hiệu quả quản lý công nợ phải thu

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch Vòng quay nợ phải thu vòng 1.38 1.35 -0.03 Kỳ thu tiền bình quân ngày 264.6 271.3 6.70 Tỷ lệ nợ phải thu khó đòi trên tổng NPT % 1.68% 1.92% 0.24%

Vòng quay các khoản phải thu của công ty chỉ đạt 1,33 vòng vào năm 2012 giảm 0,03 vòng so với năm 2011, kéo theo kỳ thu tiền bình quân kéo dài tới 271,3 ngày. Tức là công ty cần trung bình 9 tháng để thu hồi hết các khoản nợ phải thu, thời gian này là tương đối dài. Kết quả này là do hiệu quả quản lý nợ phải thu của công ty thấp, nhưng điều đó cũng khá bình thường đối với một doanh nhiệp trong lĩnh vực xây dựng, khi mà nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng, thị trường bất động sản trầm lắng thì việc kéo dài thời hạn trả chậm để kích cầu làm kéo theo kỳ thu tiền bình quân dài ra là điều tất yếu.

Tỷ lệ nợ phải thu khó đòi trên tổng nợ phải thu năm 2012 đạt 1,92% tăng 0,24% so với năm 2011.

2.2.3 Thành công và tồn tại trong công tác quản lý nợ phải thu của công ty 2.2.3.1 Thành công

-Thứ nhất, Công ty đã xây dựng được một quy chế quản lý nợ phải thu chặt chẽ và có sự phân công rõ ràng.

Công tác quản lý nợ phải thu của công ty đã được phối họp thực hiện giữa nhiều phòng ban bằng một quy chế có sự quy định rõ trách nhiệm và thẩm quyền của từng cá nhân cũng như tổ chức trong công ty. Đây chính là cơ sở giúp cho công tác quản lý nợ phải thu của công ty diễn ra trơn tru và thuận lợi.

-Thứ hai, công tác quản lý nợ phải thu được thực hiện theo đúng quy trình một cách nghiêm túc và chặt chẽ.

Điều này thể hiện qua việc cán bộ tín dụng của công ty đã biết sử dụng những tài liệu quan trọng như Báo cáo tài chính kèm theo chi tiết công nợ và tờ khai thuế GTGT 12 tháng liền kề trong phân tích, đánh giá khả năng chi trả hay mức độ tín nhiệm của khách hàng. Bên cạnh đó công tác thu nợ của công ty cũng được nhân viên quản lý công nợ thực hiện theo một quy trình hợp lý đảm bảo khả năng thu hồi nợ cao nhất mà ít ảnh hưởng tới hình ảnh của công ty trong mắt bạn hàng. Ngoài ra công ty đã thiết lập một phòng công nợ riêng độc lập với phòng kế toán và phòng tài chính , áp dụng mô hình quản lý nợ nhằm chuyên môn hóa công tác theo dõi và thu hồi nợ. Bên cạnh đó việc đối chiếu nợ, phân loại nợ cũng được thực hiện thường xuyên; nhiều khoản phải thu khó đòi nhiều năm qua đã được xử lý dứt điểm.

2.2.3.2 Tồn tại

-Thứ nhất, quy mô mô nợ phải thu còn lớn hay số lượng vốn bị chiếm dụng còn nhiều làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của DN

Kết quả phân tích cho thấy dư nợ phải thu của công ty vẫn gia tăng liên tục hàng năm từ 118,119 trđ năm 2010 đến 127,267 trđ năm 2012; kéo theo tỷ lệ nợ phải thu trên tổng tài sản có xu hướng tăng lên từ 28,77% năm 2010 lên tới 60% năm 2012.

Số lượng NPT quá lớn chiếm tới hơn 50% VKD cho thấy vốn bị chiếm dụng quá lớn , đây là lượng vốn chết không hoạt động, không sinh lời. Điều này làm chậm vòng quay vốn của DN, trong cả 2 năm 2012 và 2011 VKD không quay được quá 1 vòng. Nói cách khác NPT phát sinh nhiều làm giảm hiệu quả sử dụng

VLĐ qua đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, bên cạnh đó tỷ suất sinh lời của tổng tài sản cũng giảm từ 4,17 năm 2011 xuống còn 1,49 năm 2012.

-Thứ hai, tỷ lệ nợ phải thu khó đòi còn tương đối caovà gia tăng hàng năm, nhiều khoản NPT khó đòi tồn đọng nhiều năm chưa được xử lý dứt điểm.

Thực tế cho thấy số lượng NPT khó đòi của doanh nghiệp tăng lên và ở mức khá cao khiến tỷ trọng khoản mục này trên tổng nợ phải thu ở mức 1,92% năm 2012 tăng 0,24% so với năm 2011.Chính vì vậy khoản mục dự phòng nợ phải thu khó đòi cũng tăng lên từ 1,815trđ năm 2011 lên tới 4,467trđ năm 2012. Việc để tồn tại nợ khó đòi khiến công ty tốn không ít chi phí cho việc quản lý và thu hồi chúng và đôi khi còn dẫn đến thất thoát vốn kinh doanh. Điều này cho thấy công tác quản lý nợ phải thu của công ty còn rất nhiều yếu kém và bất cập.

Bên cạnh đó, DN vẫn tồn tại nhiều khoản NPT khó đòi tồn đọng nhiều năm chưa được xử lý dứt điểm, như khoản NPT của công ty CP Khai Sơn trị giá 10tỷ 803triệu đồng, Ban QLDA trung tâm giáo dục chữa bệnh tỉnh Thái Nguyên 2 tỷ.

- Thứ ba, tỷ trọng khoản mục trả trước cho người bán trên tổng NPT tuy có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

Trả trước cho người bán năm 2011 đạt 78,572 triệu đồng chiếm 68% tổng NPT nhưng đến năm 2012 đạt 59,770 triệu đồng , tỷ trọng trong tổng NPT giảm xuống còn 47%.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ PHẢI THU CỦA CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN 4.

3.1 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI.

3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội trong và ngoài nước ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.

- Khủng hoảng kinh tế thế giới chưa có sự khởi sắc, các nền kinh tế hàng đầu

thế giới chưa thể thoát khỏi khủng hoảng, trong khi các nước trong khu vực đồng tiền chung Euro lại chìm vào cuộc khủng hoảng nợ công thì kinh tế Mỹ vẫn đang hồi phục hết sức chậm chạp. Bên cạnh đó, tình hình chính trị một số nước trên thế giới diễn ra phức tạp và khó lường kéo theo giá cả hàng hóa trên thế giới liên tục biến động.

- Thị trường BĐS của Việt Nam đang rơi vào tình trạng đóng băng, trong khi lãi suất cao, tín dụng ngân hàng dù đã lới lỏng nhưng vẫn chưa thực sự cởi mở nên nhiều doanh nghiệp vẫn khó khăn về vốn. Do đó nhiều doanh nghiệp đã chọn biện pháp giảm giá bán các căn hộ, hướng tới thị trường cho người có thu nhập thấp với mục đích thu hồi vốn càng sớm càng tốt, tránh để lâu lại phải chịu them nhiều khoản chi phí, trong đó chi phí lãi vay ngân hàng rất lớn.

- Lạm phát bùng phát trong thời gian gần đây đặc biệt là từ đầu 2012 với năm sự tăng giá của hầu hết các mặt hàng trong đó có các yếu tố đầu vào của công ty làm ảnh hưởng đến chi phí sản xuất.

- Nhà nước dừng các chính sách hỗ trợ lãi suất, các ngân hàng thắt chặt tín dụng, lãi suất cho vay tăng cao gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá tình huy động vốn đặc biệt là khi công ty đang sử dụng vốn vay rất nhiều.

- Sự phát triển trì trệ của thị trường chứng khoán làm giá cổ phiếu của công ty giảm đi nhiều so với trước đây.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nợ phải thu của công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển nông thôn 4 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w