Biên tập bản đồ GPMB bằng phần mềm Famis

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ GTS 235 PHẦN MỀN MICROSTATION VÀ PHẦN MỀM FAMIS (Trang 74)

Em xin giới thiệu các công đoạn biên tập bản đồ địa chính bằng phần mềm Famis 2007 như sau:

Nhập dữ liệu trị đo

Hiển thị, tạo mô tả trị đo

Tạo bản vẽ từ trị đo

Sửa lỗi, tạo Topology

Kiểm tra, đối soát ngoài thực địa

Phân mảnh, tạo bản đồ gốc

Đánh số thửa, gán thông tin Địa chính

Vẽ nhãn, hoàn thiện bản đồ Địa chính

Tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất

Để có thể bắt đầu, trước tiên chúng ta phải tiến hành chạy chương trình MicroStation. Để khởi động phần mềm Famis thì từ dòng command lệnh của MicroStation gõ dòng lệnh sau: “Mdl load c:\famis\famis”.

Khi đó trên màn hình sẽ xuất hiện menu chức năng của phần mềm FAMIS và bảng hộp thoại đăng nhập mã đơn vị hành chính

Từ hộp thoại đăng nhập mã, tên xã, huyện, tỉnh của khu đo. Sau khi nhập xong ấn <chấp nhận> để ra khỏi cức năng.

3.4.1. Nhập dữ liệu trị đo.

-Cơ sở dữ liệu trị đo→Nhập số liệu→Import.

Chọn thư mục lưu số liệu trị đo

Tại List Files of Type: Chọn sổ đo chi tiết(*.asc) Chọn File: do an.asc

Ấn OK trên màm hình xuất hiện các điểm đo chi tiết.

a. Hiển thị trị đo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trờn menu chính của phần mềm famis ta vào cơ sở dữ liệu trị đo→Hiển thị→Hiển thị trị đo. Trên màn hình xuất hiện cửa sổ giao diện hiển thị trị đo

như sau.

Nhóm chức năng này cho phép ta hiển thị các lớp thông tin của file trị đo. Các lớp thông tin này như sau:

-Trạm đo: Thể hiện dưới dạng một kí hiệu (cell)

-Điểm đo chi tiết: Thể hiện dưới dạng một kí hiệu (cell)

-Đ/tượng vẽ tự động: Các đối tượng đồ hoạ được vẽ tự động trong quá trỡnh xử lý mó.

-Đ/tượng tự vẽ: Do người dùng tự vẽ qua những công cụ xử lý đồ hoạ của MicroStation.

-Số hiệu trị đo: Các chữ mô tả số hiệu trạm, điểm đo. -Mã trị đo: Các chữ mô tả mã của điểm đo.

Bấm chấp nhận rồi ra khỏi.

Tiếp tục vào cơ sở dữ liệu trị đo→ Hiển thị Tạo mô tả trị đo Khi đó màn hình xuất hiện

Đây là một chức năng tạo các đối tượng dạng chữ (Text) để mô tả thông tin đi kèm theo với các trạm đo, điểm đo chi tiết.

-Vị trí đặt chữ mô tả trị đo từ vị trí của trị đo được khai báo ở mục (Khoảng cách từ trị đo).

-Kích thước của đối tượng chữ được lựa chọn qua mục (Kích thước). -Lớp đối tượng dạng chữ được lựa chọn qua mục (level).

-Màu của đối tượng chữ được lựa chọn qua mục (Màu).

-Nội dung cần hiển thị nhón của trị đo được lựa chọn qua mục (Nộ dung) Ấn (chấp nhận), trờn màn hỡnh sẽ xuất hiện nhón của điểm đo.

3.4.3. Thành lập bản vẽ từ trị đo.

Từ các điểm đo chi tiết hiển thị trên màn hình, dựa vào sơ đồ nối đó vẽ trong quá trình đo đạc chi tiết ta tiến hành nối các điểm đo theo sơ đồ nối.

Trước khi nối điểm ta phải lựa chọn kiểu đường, lớp cho các đối tượng khác như: Ranh giới thửa đất, ranh giới các loại đất khác nhau trên cùng thửa đất, ranh giới các công trình xây dựng trên đất, ranh giới giao thông...

Có hai cách nối điểm đo:

-Cách 1: Nối điểm đo bằng cách sử dụng lệnh vẽ đoạn thẳng Place line

trong MicroStation để nối các điểm đo theo sơ đồ nối một cách chính xác. Trong quỏ trỡnh nối phải luụn sử dụng chế độ “Snap” (Chế độ bắt điểm), bắt chính xác vào các điểm đo.

-Cách 2: Nối điểm dựa vào chức năng co sẵn trong Famis.

Từ menu chớnh của Famis chọn Cơ sở dữ liệu trị đo→ Xử lý, tớnh

điểm đo như sau:

Nguyên tắc nối: Nối theo thứ tự các điểm được liệt kê trong danh sách nối từ trái sang phải. Danh sách các điểm nối được nhập cách nhau bởi dấu phẩy. Nếu điểm nối liên tục theo thứ tự tăng dần thỡ được liệt kê điểm đầu, điểm cuối và cách nhau bằng dấu gạch ngang (-). Sau đó chọn (Nối) để chương trỡnh nối tự động các điểm đo.

Danh sách nối có thể được thiết lập từ trước và lưu trong một file dạng Text. Chon file này bằng cách ấn nút (File) trên cửa sổ giao diện trên. Sau đó chọn (Nối) để chương trình tự động nối điểm.

Cách nối điểm này tránh được những lỗi trong quá trình bắt điểm. Trong đề tài tôi đã sử dụng cách 1 để nối điểm.

Sau khi nối điểm đo chi tiết xong ta có một bản vẽ thể hiện hình dáng, địa vật của khu đo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Sửa lỗi cho mảnh bản đồ vừa tạo

Vào Cơ sở dữ liệu bản đồ  Tạo Topology Tự động tìm và sửa lỗi Màn hình hiển thị:

Vào Parameters Tolerances, màn hình hiển thị:

Xoá dấu “ - ” ở lớp cần tạo vùng, chọn MRFCLean để tự sửa lỗi.

Chức năng này chỉ sửa được các lỗi thông thường. Ta phải vào tiếp: MRF Flag Edilor để sửa các lỗi mà MRFCLean không sửa được.

Vào Cơ sở dữ liệu bản đồ  Tạo Topology Sửa lỗi. Xuất hiện cửa sổ giao diện:

Kích chuột vào nút Next để hiển thị lỗi mà chức năng MRF Flag báo. Màn hình bản đồ xuất hiện nơi nào có chữ D là nơi ấy còn lỗi, cần sửa bằng tay. Thường gặp những lỗi như: Thửa bị hở, hoặc thửa bị thừa cạnh ta sẽ sửa bằng cách cắt bỏ bớt hoặc nối thêm.

Khi hết lỗi chữ NEXT mờ đi. Sửa xong ta kích chuột vào nút DELETE ALL.

b. Tạo vùng.

lựa chọn. Chương trình này chỉ tạo Topology cho các đối tượng dạng vùng như thửa đất.

Các đối tượng tham gia tạo Topology có thể nằm trên nhiều level khác nhau. Khi thực hiện có thể chọn lớp hoặc có thể dùng Fence để chọn vùng tạo Topology.

Vào Cơ sở dữ liệu bản đồ  Tạo Topology Tạo vùng. Xuất hiện cửa sổ giao diện:

Ta kích chuột vào tạo vùng để bắt đầu tạo vùng. Sau khi tạo vùng xong kích chuột vào nút ra khỏi để kết thúc quá trình tạo vùng.

c. Chia mảnh bản đồ GPMB

Bản đồ GPMB được trích đo từ bản đồ địa chính nên quá trình chia mảnh được thực hiên như sau: Bản đồ được chia mảnh, biên tập theo khung 50cm .

50cm hoặc khung mở rộng 60cm . 60cm để vẽ trọn thửa đất. Trên bản đồ GPMB các thửa đất được đánh số, tính diện tích theo từng mảnh bản đồ, vì vậy sau khi thành lập bản đồ nền toàn khu đo, cần tiến hành cắt mảnh theo quy phạm và thực hiện công tác biên tập bản đồ.

Từ Cơ sở dữ liệu bản đồ  Bản đồ địa chính Tạo bản đồ địa chính. Xuất hiện cửa sổ giao diện:

Chọn tạo bảng chắp và kich chuột trái vào điểm dưới trái và phải trên rồi kích chuột phải , màn hình hiển thị sơ đồ chia mảnh.

Tiếp tục chọn vị trớ mảnh và kích vào mảnh trên bản đồ mảnh tự động rời ra và ghi vào File dưới dạng DC1.dgn, DC2.dgn, DC3.dgn, DC4.dgn...

Mở file dữ liệu chứa file bản đồ đó.

3.4.4. Tạo topology bản đồ GPMB

Tạo Topology bản đồ GPMB là ta thực hiện lại các chức năng sửa lỗi và tạo vùng tương tự như đã thực hiện đối với bản đồ nền nhưng chỉ tạo Topology trong khuôn khổ tờ bản đồ GPMB đã chọn, khi tạo xong Topology thì diện tích thửa cũng tự động được tính.

a. Đánh số thửa

Sau khi hoàn thành việc tự động sửa lỗi và tạo vùng, ta tiến hành đánh số thửa tự động cho các thửa đất.

Chức năng này thực hiện việc đánh số thửa cho bản đồ theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái qua phải theo đường zíc zắc. Vị trí thửa được xác định qua vị trí đặc trưng của thửa hoặc tâm thửa. Các thửa tham gia vào đánh số thửa là toàn bộ số thửa trên file bản đồ hiện thời.

Từ Menu chọn Bản đồ địa chính  Đánh số thửa tự động, trên màn hình xuất hiện hộp thoại:

Ta ấn vào Đánh số thửa. Khi đánh xong số thửa ta có được số thửa cuối cùng đúng bằng tổng số thửa có trong khu đo vẽ.

b. Vẽ nhãn thửa

Vẽ nhãn thửa là một trong những công cụ thường dùng để hiển thị các dữ liệu thuộc tính thành các đối tượng đồ hoạ theo một cách định dạng cho trước. Có thể có rất nhiều dữ liệu thuộc tính đi kèm theo. Vì vậy chức năng vẽ nhãn thửa cung cấp cho người dùng một công cụ dùng để vẽ nhãn thửa ra màn hình. Các đối tượng bản đồ có khả năng vẽ nhãn thửa chỉ là các đối tượng của vùng đã được tạo Topology. Nhãn thửa bao gồm số thửa, loại đất, diện tích, có thể kèm theo tên chủ sử dụng đất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ Menu chọn Xử lý bản đồ  Vẽ nhãn thửa, trên màn hình xuất hiện

Chọn: - Loại nhãn: Quy chủ, - Dx: 0.5; Dy: 0.5, - Kiểu chữ: Famis - Kích thước chữ : 1 - Tỷ lệ: 1:500 - Mdsd2003,

Sau khi chọn xong kích chuột vào vẽ nhãn. Nhãn sau khi tạo xong có dạng:

Số hiệu thửa Loại đất

Diện tích

Nhằm mục đích đền bù đất cho chủ sử dụng theo diện tích đất được giao và ghi trong giấy CNQSDĐ. Phần diện tích thừa quy hết về Uỷ Ban quản lý.

Sự khác biệt này so với BĐĐC là do áp dụng quy định mới của nghị định 84/2007/NĐ-CP ban hành ngày 25/05/2007 quy định về trình tự, thủ tục bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

c. Gán dữ liệu từ nhãn

Từ Cơ sở dữ liệu bản đồ  Gán thông tin địa chính ban đầu  Gán dữ

liệu từ nhãn

d. Sửa bản nhãn thửa

Từ Cơ sở dữ liệu bản đồ  Gán thông tin địa chính ban đầu Sửa bảng nhãn thửa

Sau đó ta chọn các thửa đất cần sửa. Kích kép chuột vào thửa cần sửa. Sửa loại đất, mã đất. Đánh tên chủ sử dụng và địa chỉ  ấn Ghi để lưu lại  ấn Ra

khỏi để kết thúc sửa nhãn thửa.

e. Tạo khung bản đồ GPMB

Chức năng tạo ra khung bản đồ GPMB với vị trí và cách thể hiện theo đúng quy phạm quy định.

Vào Cơ sở dữ liệu bản đồ  Bản đồ địa chính  Tạo khung bản đồ địa

chính.

Việc phá khung để đảm bảo bao chọn thửa nếu phần diện tích của thửa nằm trong tờ bản đồ biên tập lớn hơn phần diện tích nằm trong tờ bản đồ kề cạnh nhau. Đối với mảnh bản đồ này, em chọn khoảng phá khung là 5 cm.

Hộp thoại có các tuỳ chọn sau: -Khung: Bản đồ địa chính -Các tiêu đề:

Tên huyện: Ninh Giang Tên tỉnh: Hải Dương

Toạ độ góc khung: Đã được xác định ở trên.

f. Biên tập hoàn chỉnh bản đồ GPMB và kiểm tra, nghiệm thu bản vẽ.

* Biên tập bản đồ GPMB

Sau khi tính diện tích, vẽ nhãn thửa và tạo khung bản đồ ta tiến hành biên tập hoàn chỉnh tờ bản đồ GPMB.

Để chọn kiểu chữ cho phù hợp với ghi chú ta sẽ sử dụng công cụ đặt chữ của MicroStation để đặt vào vị trí thích hợp.

Menu Tiện ích  Chọn kiểu chữ, trên màn hình hiện ra hộp thoại

- Chọn kiểu chữ thích hợp, - Chọn tỷ lệ bản đồ (1: 500). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục đích của công tác biên tập bản đồ GPMB là tạo ra các tờ bản đồ hoàn chỉnh của khu vực có độ chính xác cao, đảm bảo thống nhất về nội dung và ký hiệu dựa trên cơ sở các bản đồ gốc đo vẽ. Tập bản đồ GPMB này sẽ là cơ sở để tiến hành thống kê diện tích các thửa đất, loại đất, công trình trên đất phục vụ cho việc đền bù, GPMB và lập các hồ sơ GPMB cho khu vực bị thu hồi đất.

* Kiểm tra, nghiệm thu bản vẽ

Sau khi tu chỉnh bản vẽ chỉ cần kiểm tra hình thể thửa đất, địa vật..v..v.. và nghiệm thu phân loại chất lượng bản vẽ.

Tiêu chuẩn nghiệm thu là sai số tuyệt đối vị trí điểm địa vật rõ nét là 0.5mm, các địa vật khác là 0.7 mm và sai số tương hỗ các địa vật: 0.4 mm trên bản đồ. Theo nguyên tắc có thể lấy sai số giới hạn bằng hai lần sai số kể trên.

Phương pháp nghiệm thu là dùng máy đủ độ tin cậy để đo lại điểm chi tiết, vẽ lại lên bản đồ, so sánh vị trí các điểm cùng tên để tính sai số vị trí điểm. Dùng thước thép đo khoảng cách giữa các điểm chi tiết và chiều dài cạnh thửa đất rồi so sánh với chiều dài cạnh thửa tương ứng trên bản đồ để xác định sai số tương hỗ vị trí điểm, thực chất là sai số chiều dài cạnh thửa.

Tài liệu được đánh giá tốt: khi phần lớn các sai số kiểm tra nhỏ hơn sai số giới hạn và chỉ có dưới 3% sai số thành phần vượt quá sai số giới hạn.

Tài liệu được đánh giá đạt yêu cầu: khi có dưới 5% các sai số kiểm tra vượt sai số giới hạn.

Các sai sót phát hiện được sẽ phải làm rõ nguyên nhân, sửa chữa và đối chiếu lại ở thực địa.

Nhưng đối với bản đồ GPMB thì diện tích cần được thể hiện là phần diện tích bị thu hồi. Từ đó theo đường danh giới thu hồi đất thể hiện trên bản đồ ta tính được phần diện tích còn lại và diện tích bị thu hồi dựa vào các thanh công cụ của MicroStation.

g. Xây dựng hố sơ kỹ thuật thủa đất

Từ bản đồ GPMB xây dựng hồ sơ kỹ thuật thửa đất.

Từ Cơ sở dữ liệu bản đồ → Bản đồ địa chính Tạo hồ sơ kỹ thuât thửa đất, màn hình xuất hiện hộp thoại:

Chọn các thông số cần thiết trong hộp thoại Nháy chuột vào ô chọn thửa

Nháy kép chuột vào điểm trọng tâm của thửa cần tạo hồ sơ ta được hồ sơ kỹ thuật như sau:

Từ các diện tích thu hồi và diện tích còn lại được thể hiện trên bản đồ GPMB ta lập bảng thống kê diện tích, loại đất, chủ sử dụng theo hiện trạng đất bị thu hồi.

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ GTS 235 PHẦN MỀN MICROSTATION VÀ PHẦN MỀM FAMIS (Trang 74)