Phần mềm Microstation

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ GTS 235 PHẦN MỀN MICROSTATION VÀ PHẦN MỀM FAMIS (Trang 25)

MicroStation là một phần mềm đồ hoạ trợ giúp thiết kế ( CAD ) và là môi trường đồ hoạ rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ hoạ thể hiện các yếu tố bản đồ. Khả năng quản lý cả dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc

tính rất lớn, tốc độ khai thác và cập nhật nhanh chóng phù hợp với hệ thống quản lý dữ liệu lớn. Do vậy nó khá thuận lợi cho việc thành lập các loại bản đồ địa hình, địa chính từ các nguồn dữ liệu và các thiết bị đo khác nhau. Dữ liệu không gian được tổ chức theo kiểu đa lớp tạo cho việc biên tập, bổ sung rất tiện lợi. MicroStation cho phép lưu các bản đồ và các bản vẽ thiết kế theo nhiều hệ thống toạ độ khác nhau.

MicroStation là môi trường đồ hoạ làm nền để chạy các Modul phần mềm ứng dụng khác như : I/Geovec, I/RasB, MSFC, Famis. Các công cụ của MicroStation được dùng để số hoá các đối tượng trên nền ảnh quét (Raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ.

MicroStation còn cung cấp công cụ nhập, xuất ( Import, Export ) dữ liệu đồ hoạ từ các phần mềm khác qua các file có dạng (*.dxf) hoặc (*.dwg). MicroStation có một giao diện đồ hoạ bao gồm nhiều cửa sổ, menu, bảng công cụ, các công cụ làm việc với đối tượng đồ hoạ đầy đủ và mạnh giúp thao tác với dữ liệu đồ hoạ nhanh chóng, đơn giản, thuận lợi cho người sử dụng.

1 Các chức năng cơ bản của MicroStation

MicroStation cho phép giao diện với người dùng thông qua cửa sổ lệnh Command Window, các cửa sổ quan sát, các menu, các hộp thoại và các bảng công cụ trên cửa sổ lệnh hiển thị file đang mở và còn có 6 trường với các nội dung :

-Status : Hiển thị trạng thái của yếu tố được chọn

-Message : Hiển thị các thuộc tính hiện thời của các yếu tố -Command : Hiển thị tên của lệnh đang được thực hiện -Frompt : Hiển thị thao tác tiếp theo cần thực hiện

-Input : Dùng để gõ lệnh hoặc vào tham số cho lệnh từ bàn phím -Error : Hiển thị các thông báo lỗi

Mỗi công việc nào đó trong MicroStation thường có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp:

- Từ menu - Từ cửa sổ lệnh

Các thanh công cụ thường dùng nhất trong MicroStation được đặt trong một thanh công cụ chính (Main tool box) và được rút gọn ở dạng các biểu tượng. Thanh công cụ chính được tự động mở mỗi khi ta bật MicroStation và ta có thể thấy tất cả các chức năng của MicroStation trong đó. Trường hợp thanh công cụ chính chưa có trên màn hình, có thể lấy thanh công cụ đó ra bằng cách :

Từ Menu của MicroStation  Tools  Main  Main

Ta có thể dùng chuột kéo các thanh công cụ con ra thành một Tool hoàn chỉnh, hoặc chọn từng icon trong tool đó để thao tác. Khi ta sử dụng một công cụ nào đó thì tool sử dụng sẽ là hiện thời và chuyển màu thành màu sẫm. ngoài ra đi kèm với mỗi một thanh công cụ được chọn là hộp Tool setting, hộp này hiển thị tên của công cụ và các phần đặt thông số đi kèm.

a. Thao tác với file *.Tạo Seed file

Đây là Design file chứa các thông số quy định chế độ làm việc với

Microstation. đặc biệt với các file bản đồ, để đảm bảo tính thống nhất về cơ sở toán học giữa các file giữ liệu, phải tạo một Seed file chứa các tham số về hệ tọa độ, phép chiếu đơn vị đo.

Việc tạo seed file phải sử dụng modul MGE của Integraph Các tham số:

Hệ tọa độ địa chính (Primary Coordinate System) System: Transverse Mecator

Longtitute of origin: 105 : 00 :00 Geodetic Datum: User Define Ellipsoid : WGS -84

Hệ đơn vị đo (Working Unit)

Hệ đơn vị đo chính( Master Unit): m Đơn vị đo phụ(Sub Unit): cm

Độ phân giải (Resolution): 100

Để tạo 1 file bản vẽ mới và mở nó để sử dụng ta thực hiện theo các bước: - Chọn file trên menu chính, sau đó chọn new hộp thoại creat design file

xuất hiện.

- Chọn phần mở rộng là *.dgn cho mục file.

- Chọn đường dẫn của file cần mở từ hộp danh sách đường dẫn directories. - Vào tên file cần tạo ở thư mục name ( tối đa là tám ký tự, không phân biệt chữ hoa hay chữ thường )

- Để chọn file seed thích hợp cho file cần tạo, ấn nút seed. Hộp thoại select

seed file xuất hiện sẽ liệt kê các file seed cho ta chọn.

- Kích ok.

*. Mở file để mở một file bản vẽ ta thực hiện các bước:

- Từ menu file, chọn open. Hộp hội thoại open design file sẽ xuất hiện. - Từ menu lựa chọn type, chọn design ( nếu nó chưa được chọn).

- Chọn đường dẫn đúng tới file cần mở trong mục file ( *.dgn hoặc *.* ). - Chọn đường dẫn đúng tới file cần mở từ hộp danh sách directories.

- Trong hộp danh sách flies chọn tên file cần mở hoặc trên mục name gõ vào tên file cần mở.

- Kích ok.

*. Cất giữ file để tạo một file bản sao nội dung giống hệt với file đang sử dụng (nhưng với tên khác) ta thực hiện theo các bước như sau:

- Từ menu file chọn save as.

- Từ menu chọn type, chọn design nếu nó chưa được chọn. - Chọn phần mở rộng trong filter ( *.dgn ).

- Sử dụng hộp danh sách đường dẫn directories để chọn thư mục muốn lưu giữ file bản sao.

- Vào tên file ở thư mục name. - Kích ok.

Backup file:

Khi gõ vào mục input của command window dòng lệnh : back thì một bản sao cùng tên có phần mở rộng “ bak “ sẽ được lưu vào cùng một thư mục với file đang sử dụng, file đang sử dụng sẽ không bị đóng lại.

Khi làm việc với những file lớn và quan trọng, nên thường xuyên backup file để tránh mất dữ liệu khi có những sai sót đáng tiếc xảy ra.

Save setting:

Khi gõ vào mục input của command window dòng lệnh : file hoặc từ menu

file chọn save setting thì môi trường làm việc hiện thời của file sẽ được lưu lại.

Môi trường làm việc của file bao gồm vị trí vùng đang làm việc, các chế độ về màu, kiểu đường, lớp và nhiều chế độ khác.

Compress design:

Khi gõ vào mục input của command window dòng lệnh : comp hoặc từ menu file chon compress design thì tất cả mọi sự thay đổi trước đó đối với các yếu tố trong file sẽ không thể làm lại được nữa (undo). Lệnh này sẽ thực sự xoá bỏ các yếu tố bị xoá khỏi file.

*. Iimport file dwg, dxf

một file *.dgn để làm nơi lưu giữ nội dung import. Các bước tiếp theo thực hiện như sau:

- Từ menu file chọn import, sau đó chọn dwg hoặc dxf hộp thoại open

autocad drawing file sẽ xuất hiện.

- Trong menu chọn của file chọn loại file cần import (dwg, dxf). - Chọn đường dẫn đến file cần import trong hộp thoại directories. - Chọn tên file cần import trong hộp danh sách files.

- Kích ok. hộp thoại import drawing file sẽ xuất hiện. - Kích vào nút open.

*. Export file dgn sang file dwg hay dxf

Trước hết ta mở file cần export như file sử dụng. Các bước tiếp theo thực hiện như sau:

- Từ menu file chọn export, sau đó chọn dwg hoặc dxf hộp thoại saveas

autocad drawing file sẽ xuất hiện.

- Trong menu chọn của typer chọn loại file cần export (dwg hoặc dxf). - Chọn đường dẫn đến nơi lưu file chịu nội dung export trong hộp thoại

dierctories.

- Vào tên file chứa nội dung export trong thư mục name. - Kích ok. hộp thoại export drawing file sẽ xuất hiện. - Kích vào nút export.

*. Đơn vị đo

Trong microstation, kích thước của đối tượng được xác định thông qua hệ thống toạ độ mà file đang sử dụng. đơn vị dùng để đo khoảng cách trong hệ thống toạ độ gọi là working units. Working units xác định độ phân giải của file bản vẽ và các đối tượng lớn nhất có thể vẽ được trên file. Thông thường trong Microstation ta nên vẽ các yếu tố với đúng kích thước thực tế của chúng, còn khi in ra ta có thể đặt tỷ lệ in tuỳ ý.

- Trên menu chính chọn settings, chọn design file settings sau đó chọn

working units. Trên màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ working units.

- Trong phần units name của cửa sổ working units, vào tên cho đơn vị đo chính master units và đơn vị đo phụ sub units.

- Trong phần resolution của cửa sổ working units, vào số sub units trên một master units và vào số vị trí điểm trên một sub units.

- Chọn ok để chấp nhận các đơn vị đo và đóng cửa sổ working units.

Trên cửa sổ working units, working area là kích thước của vùng làm việc cho phép trên file, chỉ các yếu tố nằm trong vùng làm việc mới được hiển thị trên file.

Trong quá trình làm việc trên file, tất cả các kích thước và toạ độ được sử dụng đều lấy theo master units.

b. Các đối tượng đồ hoạ

Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng đường, tuyến (Linear Element Tools)

Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng vùng (Polygons Tools)

Thanh công cụ vẽ các đường cong, cung tròn.

Thanh công cụ vẽ đường tròn, ellipse

Thanh công cụ vẽ và sửa các đối tượng dạng chữ.

Thanh công cụ vẽ các đối tượng dạng cell.

Thanh cộng cụ trải ký hiệu cho các đối tượng dạng vùng.

Thanh công cụ dùng để copy, dịch chuyển, thay đổi tỷ lệ hoặc xoay đối tượng.

Thanh công cụ dùng thay thế thuộc tính đối tượng.

Thanh công cụ dung để liên kết các đối tượng riêng lẻ thành 1 đối tượng hay phá bỏ liên kết.

Thanh công cụ tính toán chiều dài, diện tích, thể tích của đối tượng.

Công cụ tính khoảng cách.

Công cụ để thao tác với một nhóm đối tượng trong một phạm vi không gian xác định (fence).

Các thao tác điều khiển màn hình.

Các công cụ dùng để phóng to, thu nhỏ hoặc dịch chuyển màn hình được bố trí dưới góc trái của mỗi một cửa sổ (Window). Tuy nhiên người sử dụng có thể mở thanh công cụ điều khiển màn hình bằng cách: chọn menu Tool của

Microstation => chọn View Control => sẽ xuất hiện thanh công cụ điều khiển màn hình (View Control).

Update view : cho phép update màn hình. Sau khi chọn chức năng này, ấn phím data lên cửa sổ view muốn update thì mọi hình ảnh ở đó sẽ được undates lại.

Window area : cho phép phóng to một vùng lên màn hình.

Sau khi chọn biểu tượng này, ấn phím data tại vị trí xác định hai đỉnh của hình chữ nhật giới hạn vùng cần phóng to, ấn tiếp phím data lần nữa trên cửa sổ view cần hiển thị vùng được chọn. Lúc này hình ảnh của vùng được giới hạn bởi hình chữ nhật vừa vẽ sẽ được fit vừa vặn với cửa sổ chọn hiển thị.

Zoom in : chức năng này cho phép phóng to hình ảnh của các yếu tố. sau khi chọn biểu tượng này, ấn phím data tại vị trí cần thu nhỏ. Sau mỗi lần phóng to, hình ảnh của các yếu tố trên cửa sổ sẽ to gấp đôi.

Zoom out : chức năng này cho phép thu nhỏ hình ảnh của các yếu tố. Sau khi chọn biểu tượng này, ấn phím data tại vị trí cần thu nhỏ. Sau mỗi lần thu

nhỏ, hình ảnh của các yếu tố trên cửa sổ sẽ nhỏ bằng một nửa so với ban đầu. Fit Active Design : cho phép hiển thị tất cả các yếu tố của file trên một cửa sổ. Sau khi chọn biểu tượng này ấn phím data trên cửa sổ muốn hiển thị.

* Level, color, linestyle, lineweight: thuộc tính hiển thị của các yếu tố lớp, màu, kiểu đường, lực nét.

Level: mỗi yếu tố trong microstation được gắn với một level, microstation

có tất cả 63 level nhưng tại mỗi thời điểm chỉ có 1 level làm level hoạt động. Mỗi yếu tố được vẽ ra đều nằm trên level hoạt động tại thời điểm đó. Tại mỗi thời điểm, microstation cho phép hiển thị hoặc tắt hiển thị một số level, level hoạt động luôn luôn được hiển thị. Các yếu tố chỉ được thể hiện trên màn hình khi level của nó ở chế độ hiển thị. Để thay đổi level hoạt động hay thay đổi chế độ bật tắt các level có thể sử dụng bảng điều khiển level view levels. Từ menu dọc của view chọn levels, bảng view levels sẽ được mở ra:

Mỗi số viết trên các ô từ 1 đến 63 tương ứng với 1 level. Nếu ô màu sẫm thì level đó được chọn hiển thị (chế độ on). Nếu ô có màu xám nhạt thì level tương ứng bị tắt hiển thị (chế độ off). Ô nào có một hình tròn bao quanh thì số level tương ứng là level hoạt động. Để đổi chế độ hiển thị của level từ on sang off hoặc ngược lại thì chỉ cần bấm phím data trên ô. Muốn chọn level nào làm

level hoạt động thì ấn kép phím data trên ô tương ứng. Sau khi chọn xong chế độ hiển thị cho các level, ấn phím apply để áp dụng cho view đó hoặc ấn all để áp dụng cho tất cả các level.

Color:

Trong microstation, mỗi yếu tố được thể hiện với một màu nhất định. Tại mỗi thời điểm, mỗi file bản vẽ sử dụng một bảng màu nhất đinh. Mỗi bảng màu gồm 256 màu đánh số từ 0 đến 255. Muốn xem bảng màu của file, từ menu dọc của settings chọn colors, bảng màu color table sẽ được mở ra.

Bảng màu được mở ra chính là bảng màu mà file đang sử dụng. Mỗi màu trong bảng màu được thể hiện ở một ô riêng biệt. Nếu ta ấn phím data vào ô nào thì số tương ứng với màu đó sẽ được hiển thị.

Line Style:

Microstation có tất cả tám kiểu đường cơ bản đánh số từ 1 đến 7. Ngoài ra microstation còn cho phép người sử dụng sử dụng những kiểu đường đặc biệt (custom linestyle) do microstation thiết kế sẵn hoặc người sử dụng tự thiết kế. Tại mỗi thời điểm chỉ có một kiểu đường được chọn làm kiểu đường hoạt động. Các yếu tố được vẽ ra luôn được thể hiện bằng kiểu đường hoạt động. Muốn

thay đổi kiểu đường hoạt động có thể thực hiện một trong những cách sau:

- Từ menu dọc của element chọn linestyle sau đó ấn phím data vào kiểu đường cần chọn.

- Trên cửa sổ command window đánh vào dòng lệnh : ls=style ( style là số hoặc tên của kiểu đường cần đặt làm kiểu đường hoạt động).

Nếu từ menu dọc của element chọn linestyle, sau đó chọn custom thì hộp danh sách các kiểu đường đặc biệt line style sẽ xuất hiện. Trong hộp danh sách names, chọn các kiểu đường cần chọn làm kiểu đường hoạt động. Nếu chọn show details thì hình ảnh của kiểu đường được chọn sẽ hiện ra. Scale factor cho phép đặt tỷ lệ hiển thị của đường custom line style.

Các kiểu đường custum line style được quản lý theo các thư viện line style. Mỗi thư viện này tương đương một file ( có dạng *.rsc ). Trong mỗi thư viện đường bao gồm một nhóm các kiểu đường custom line style, mỗi đường có một tên riêng biệt. Muốn tạo custom line style, chọn element trên menu chính, chọn tiếp line style, sau đó chọn edit. Cửa sổ line style editor xuất hiện trên màn hình cho phép tạo custom line style.

Lineweight:

Các yếu tố trong microstation có thể được thể hiện với 16 lực nét cơ bản được đánh số từ 0 đến 15. Tại mỗi thời điểm chỉ có một lực nét được chọn làm lực nét hoạt động. Các yếu tố được vẽ ra luôn được hiển thị bằng lực nét hoạt động. Muốn thay đổi lực nét hoạt động có thể thực hiện theo một trong những cách sau đây:

- Từ menu dọc của element chọn weight, sau đó ấn phím data vào lực nét cần chọn.

- Trên cửa sổ lệnh command window đánh vào dòng lệnh: wt=weight (weight là số của lực nét cần đặt làm lực nét hoạt động).

*Các chế độ bắt điểm

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ GTS 235 PHẦN MỀN MICROSTATION VÀ PHẦN MỀM FAMIS (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w