Mục tiêu và phương hướng đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần may Đáp Cầu

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng của Công ty may Đáp Cầu (Trang 48)

- Phòng kinh doanh nội địa:

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY

3.1. Mục tiêu và phương hướng đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần may Đáp Cầu

phẩm của công ty cổ phần may Đáp Cầu

3.1.1. Xây dựng mục tiêu kinh doanh

Mục tiêu tổng quát được xây dựng là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, chất lượng đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của nhân dân được nâng lên một bước đáng kể. Cùng với các mục tiêu xây dựng đất nước, công ty cũng xây dựng cho mình một mục tiêu riêng sau 45 năm xây dựng và trưởng thành. Công ty tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của đơn vị, đoàn kết, thống nhất, nỗ lực khắc phục khó khăn. Và thực hiện quyết liệt và hiệu quả các chiến lược phát triển đã đặt ra, trong đó trọng tâm là huy động các nguồn lực, đầu tư chiều sâu vào đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, đa dạng và mở rộng thị trường… Phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu đã đề ra, tiếp tục xây dựng và phát triển công ty ngày càng vững mạnh toàn diện, gặt hái được nhiều thành công trên bước đường hội nhập và phát triển, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển quê hương, đất nước nhằm nâng cao kết quả hoạt động và định hướng cho sự phát triển của công ty.

Mục tiêu phát triển của công ty: Đa dạng hóa loại hình sản xuất trong

đó có kinh doanh về giáo dục mầm non, về nhà hàng, khách sạn và siêu thị trên cơ sở đầu tư chiều sâu và mở rộng sản xuất. Một số mục tiêu của công ty

cổ phần may Đáp Cầu đề ra để thực hiện như:

+ Mục tiêu hướng về khách hàng, lấy khách hàng làm trọng điểm để công ty hướng tới sản xuất kinh doanh.

+ Phải tối đa hoá lợi nhuận.

+ Mở rộng thị phần của công ty trên thị trường. + Đáp ứng các mục tiêu xã hội.

+ Mục tiêu thoả mãn mong muốn của các thành viên trong công ty và thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

Giai đoạn từ năm 2010 - 2015 giữ tốc độ tăng trưởng ở mức 12% đến 15% hàng năm và tạo định hướng tiền đề để chuyển dần sang ngành nghề kinh doanh mới phù hợp với cơ chế chính sách và yêu cầu của thị trường những năm tiếp theo.

Phấn đấu trong những năm tới công ty phát triển toàn diện và vượt các mục tiêu đã đề ra, tiếp tục xây dựng và phát triển công ty ngày càng vững mạnh trên mọi mặt, gặt hái được nhiều thành công trên bước đường hội nhập và phát triển. Và đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển quê hương, đất nước.

3.1.2. Phương hướng đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần may Đáp Cầu

a) Thị trường trong nước

Sản phẩm của công ty đã có uy tín trên thị trường, do vậy công ty cần hết sức chú trọng khai thác, sử dụng lợi thế này.

*) Đối với thị trường miền Bắc: Là thị trường truyền thống của công ty, vì vậy phải liên tục củng cố lòng tin của người tiêu dùng nhằm ổn định thị trường song không chỉ dừng lại ở đó vì nhu cầu về sản phẩm của công ty ngày càng tăng lên kể cả về số lượng và chất lượng. Việc chiếm lĩnh và mở rộng thị trường truyền thống đó là rất cần thiết, đòi hỏi công ty phải tăng cường thâm nhập sâu để điều tra, nghiên cứu thị trường, phát hiện nhu cầu thị trường để từ đó đáp ứng tốt hơn.

Hiện nay đặc điểm của thị trường này nhu câu của người tiêu dùng phát triển mạnh. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm của công ty hàng năm với mức độ cao và ổn định, vì thế công ty phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao và mẫu mã phù hợp để thay thế các sản phẩm cũ. Công ty nên có những ưu tiên khuyến khích các đại lý bởi phần lớn các đại lý tiêu thụ sản phẩm của công ty ở đây là nơi chu chuyển sản phẩm của công ty đến các vùng lân cận khác.

*) Đối với thị trường miền Nam, miền Trung: Tuy mới được khai thác và phát triển nhưng đã nhanh chóng trở thành một thị trường lớn của công ty, do đây là một vùng có diện tích rất lớn vì vậy nhu cầu về các sản phẩm của công ty là rất lớn. Hiện nay công ty đang có nhiều cố gắng đáp ứng nhu cầu của khu vực thị trường này tuy nhiên do cách xa công ty sản xuất nên công vận chuyển rất tốn kém làm tăng giá thành sản phẩm và làm giảm tính cạnh tranh của công ty trên khu vực thị trường này. Vì vậy công ty cần có những biện pháp thích hợp nhằm giảm bớt chi phí vận chuyển để giảm giá sản phẩm tại khu vực này.

Đứng trước tình hình thực tế là hoạt động của mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty chưa thực sự hiệu quả thì công ty có các phương hướng, kế hoạch hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của mình.

b) Thị trường nước ngoài

Trong những năm qua công ty đã đạt được hiệu quả đáng mừng cho ngành may mặc gia công nước nhà nói chung và cho công ty cổ phần may Đáp Cầu nói riêng. Đó là những thành tựu to lớn trong thời buổi kinh tế thị trường đang trên con đường vừa phải tìm hướng sản xuất kinh doanh làm sao cho thị trường nước ngoài chấp nhận sản phẩm của mình. Có thể nói rằng những sản phẩm công ty xuất khẩu sang thị trường nước ngoài cũng đạt được

yêu cầu về chất lượng sản phẩm cho nên các bạn hàng nước ngoài vẫn tiếp tục ký và làm ăn.

Trước những khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu tiếp tục ảnh hưởng tới tình hình sản xuất và xuất khẩu Dệt - May của hầu hết các nước trên thế giới. Song ngành Dệt - May Việt Nam nói chung và công ty cổ phần may Đáp Cầu Bắc Ninh nói riêng đều năng động không chịu ngồi yên chờ thị trường thế giới hồi phục mà đã vươn ra những thị trường nước ngoài. Với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đến hết năm 2011 công ty đạt giá trị sản xuất 199 tỷ đồng, tăng 78% so với 2005, kim ngạch xuất khẩu đạt 28,5 triệu USD tăng 39% so với 2005 và gấp 3,7 lần 1996. Sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang thị trường như Mỹ (55%), EU (35%) và Nhật Bản, Đài Loan... Không chỉ đáp ứng các đơn đặt hàng mà công ty còn tìm kiếm, ký kết được hợp đồng có khối lượng hàng xuất khẩu cho các đơn vị may mặc vệ tinh trên toàn quốc.

Năm 2010 kinh tế thế giới phục hồi, nhưng chứa đựng nhiều rủi ro khó lường, vì thế công ty sẽ phải tiếp tục bảo vệ lợi thế cạnh tranh của mình, chủ động đón cơ hội kinh doanh sau khủng hoảng. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững công ty sẽ tập trung chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là những người làm thiết kế thời trang. Thời gian qua, đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật của công ty đã ngày càng tăng về chất lượng, đặc biệt là đội ngũ thiết kế thời trang đã có sự lớn mạnh, chuyển về chất. Sản phẩm của công ty đã khẳng định được đẳng cấp. Vị thế và uy tín của công ty đang ngày càng tăng cao.

Giai đoạn 2011 - 2015, công ty có những chủ trương tăng cường xuất khẩu xác định lại chiến lược về thị trường nhằm thiết lập thị trường xuât khẩu ổn định. Đặc biệt, trong giai đoạn mới, ngành dệt may không chỉ phải cạnh

tranh về chất lượng, về giá cả mà phải cạnh tranh ngay từ khâu đấu giá trên mạng. Do vậy, phải có nguồn nhân lực đáp ứng được những yêu cầu này. Phải có những chuyên gia tính toán được ngay trong thời gian ngắn, với mẫu mã như vậy thì cần những nguyên phụ liệu gì, thời gian thực hiện bao lâu và đưa ra giá hợp lý, có như vậy mới có thể giành được những hợp đồng may giá trị cao. Do vậy, khâu quan trọng nhất đối với ngành dệt may trong thời gian tới vẫn là tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao. Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 6 của Liên đoàn thời trang châu Á (AFF). Đây là điều kiện thuận lợi cho việc học tập và hợp tác với các nước thành viên có ngành thời trang phát triển trong châu Á nhằm đưa ngành công nghiệp thời trang nói riêng và ngành dệt may Việt Nam nói chung trong đó có công ty cổ phần may Đáp Cầu phát triển nhanh chóng trong thời gian tới. Đây cũng là cơ hội khẳng định thương hiệu hàng dệt may “Made in Vietnam” cũng như mở ra nhiều thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng của Công ty may Đáp Cầu (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w