Kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng của Công ty may Đáp Cầu (Trang 35)

- Phòng kinh doanh nội địa:

2.3.Kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm

Trong những năm qua các sản phẩm của công ty cổ phần may Đáp Cầu sản xuất ra chủ yếu là tiêu thụ ở nước ngoài là một phần sản phẩm được sản xuất ra tiêu thụ trong nước theo các khu vực theo kế hoạch được giao của nhà nước. Vì thế trong thời kỳ này sản phẩm của công ty cổ phần may Đáp Cầu dần dần lấy được ưu thế thị trường trong nước chiếm tỷ trọng rất cao. Do đó sản phẩm thị trường trong nước của công ty cổ phần may Đáp Cầu chủ yếu là phục vụ cho người tiêu dùng hoặc một số đoàn thể cơ quan tổ chức.

Hiên nay với hệ thống dây truyền hiện đại các thiết bị máy may mới công ty đã sản xuất được nhiều khâu bằng máy móc tự động nhanh chóng và số lượng nhiều để có thể khi nhu cầu cần thì có thể đáp ứng kịp thời.

Trong nền kinh tế thị trường công ty cổ phần may Đáp Cầu cần phải tự mình quyết định các vấn đề trung tâm cho việc tiêu thụ sản phẩm cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn là quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc

nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, tổ chức lại sản xuất xúc tiến bán hàng nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất nhưng trước hết vẫn là sản phẩm của công ty. Sản phẩm của công ty cổ phần may Đáp Cầu là những mặt hàng áo sơ mi, áo khoá, jeacket, áo đông xuân và các loại quần áo jean. Phải nói rằng các sản phẩm của công ty được sản xuất theo dây truyền và công nghệ hiện đại và mới mẻ và đòi hỏi sản xuất được chất lượng qua các khâu kiểm tra rất chặt chẽ. Sản phẩm của công ty được sản xuất từ các nguyên vật liệu rất tốt mọi thành phẩm đều đảm bảo chất lượng và an toàn cho khách hàng để được thị trường chấp nhận.

Hình 2.7: Một số sản phẩm của công ty

Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3

Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu 6

(Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty cổ phần may Đáp Cầu) 2.3.1. Tổng hợp thị trường tiêu thụ sản phẩm

Trong giai đoạn đổi mới của đất nước, nhất là thời kỳ thực hiện chiến lược tăng tốc cất cánh và hội nhập của ngành dệt may, DAGARCO đã có sự trưởng thành lớn mạnh, khẳng định uy tín, vị thế cao trên thị trường may mặc trong nước và quốc tế, đóng góp ngày càng tích cực và hiệu quả vào sự nghiệp phát triển của tập đoàn Dệt May Việt Nam và công cuộc xây dựng và

phát triển của quê hương, đất nước. Đến hết năm 2011, công ty đạt giá trị sản xuất 199 tỷ đồng, tăng 78% so với năm 2005.

Từ đầu năm 2011 đến nay, đứng trước không ít khó khăn nhưng hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất của công ty được đẩy mạnh. Công ty tạo việc làm ổn định cho hơn 2000 lao động với mức lượng trung bình hơn 3 triệu đồng/tháng/người. Hiện nay, công ty đã nhận được một số đơn hàng may và phấn đấu tổng doanh thu cả năm của đơn vị đạt và vượt kế hoạch trên 520 tỷ đồng, lợi nhuận 10 tỷ đồng và hoàn thành vượt mức các khoản nộp ngân sách nhà nước 3.328 triệu đồng.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty luôn cố gắng để số lượng sản phẩm sản xuất ra luôn sát với số lượng sản phẩm mặt hàng đang được ưa chuộng. Công ty cũng xây dựng chọn các loại sản phẩm đã có mặt nhiều năm trên thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.

Bảng 2.3: Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong nước

Đơn vị: ( % ) Khu vực Tỷ trọng (%) năm 2008 Tỷ trọng (%) năm 2009 Tỉ trọng (%) năm 2010 Miền Bắc 56,7 57,2 58,3 Hà Nội 19,8 20,5 21,5 Hải Phòng 14,1 14,4 17,6 Bắc Ninh 22,8 18,3 19,2 Miền Trung 11 11,6 12,2 Vinh 3,8 3,2 3,6 Đà Nẵng 7,2 7,9 8,6 Miền Nam 32,3 31,2 29,5 TP.HCM 19,9 18,1 18,7 NhaTrang 12,4 13,1 10,8 Tổng 100 100 100

Vài năm lại đây, đặc biệt là hưởng ứng “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, trên cơ sở đánh giá tình hình thị trường trong nước, công ty đã và đang xây dựng chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh cho thị trường này nhằm tạo bước đột phá và hiệu quả cao, từng bước khẳng định thương hiệu của mình đối với đông đảo người tiêu dùng Việt”. Hiện nay, công ty có 6 cán bộ chuyên khai thác thị trường nội địa. Sản phẩm của công ty đã có mặt ở một số tỉnh thành trong nước như: Hà Nội, Bắc Ninh, thành phố Hồ Chí Minh… Với lượng hàng phong phú, giá cả cạnh tranh... đã thu hút được sự quan tâm, chọn mua của nhiều người tiêu dùng. Để hướng vào thị trường nội địa đối với doanh nghiệp ở thời điểm hiện nay khi mà nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã khẳng định được thương hiệu đối với người tiêu dùng trong nước. Công ty sẽ cố gắng với quyết tâm tạo uy tín, thương hiệu trên thị trường nội địa bằng kinh nghiệm của 45 năm xây dựng và phát triển thương hiệu trên thị trường quốc tế. Đây cũng chính là hành động cụ thể thiết thực của đơn vị về hưởng ứng “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Có thể thấy các sản phẩm của công ty đã được người tiêu dùng trong nước chấp nhận bằng một cách tin tưởng mua sản phẩm của công ty. Cũng có thị trường sản phẩm công ty mà khách hàng chưa được hiểu biết về chất lượng hay có thể do mẫu mã không hợp với thị hiếu. Do vậy công ty cần có kế hoạch tiếp cận thị trường này để mở rộng thị trường tiêu thụ cho công ty. Song song với việc làm đó thì công ty đang cố gắng đẩy mạnh tiêu thụ ở các khu vực kế tiếp và các tỉnh hay các đơn vị kinh doanh hợp tác. Giải thích cho khách hàng thấy sản phẩm của công ty sẽ mang lại những cái mà họ mong muốn.

Bảng 2.4: Thị trường tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài `

Đơn vị: (Sản phẩm)

(Nguồn: Phòng kinh doanh thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần may Đáp Cầu)

Sản phẩm của công ty phần lớn được xuất khẩu sang thị trường như Mỹ (45%), EU (25%) và Nhật Bản, Đài Loan... Không chỉ đáp ứng các đơn đặt hàng, công ty còn tìm kiếm, ký kết được hợp đồng có khối lượng hàng xuất khẩu tương đương với tổng doanh thu năm 2009 cho các đơn vị may mặc vệ tinh trên toàn quốc. Sản phẩm của công ty đã xuất khẩu và có uy tín trên thị trường của thế giới như: Mỹ, Nhật, CHLB Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, HồngKông, Đài Loan….Công ty sẵn sàng hợp tác liên doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước để đầu tư và sản xuất kinh doanh hàng may mặc. Công ty cổ phần may Đáp Cầu phấn đấu trở thành đơn vị mạnh có uy tín của ngành Dệt – May Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu hàng may mặc.

Cạnh tranh với các sản phẩm may mặc nhập lậu từ một số nước trong khu vực. Cạnh tranh muốn tồn tại và phát triển dược thì trước hết công ty phải xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh và nó phải được chi tiết đến

Thị trường tiêu thụ Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Hàn Quốc 145.250 152.111 162.213 Nhật Bản 134.360 153.446 162.235 Đài Loan 296.373 312.721 320.137 Pháp 156.250 270.135 286.190 Mỹ 1.180.460 1.410.263 1.968.130 Thị trường khác 1.533.986 1.950.368 2.601.970 Tổng sản phẩm xuất khẩu 3.446.679 4.249.044 5.500.875

Các biện pháp áp dụng của công ty để tăng khả năng cạnh tranh như: + Công ty không ngừng cải tiến hệ thống quản lý.

+ Cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến.

Phương thức này nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Trong khi đó việc đưa ra các biện pháp cạnh tranh nhằm mang tính chiều sâu trên cơ sở phát huy những thế mạnh của công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong thời gian qua công ty cổ phần may Đáp Cầu đã từng bước cố gắng đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm. Công ty đã bắt đầu xuất khẩu sản phẩm trực tiếp, công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần may Đáp Cầu không ngừng nâng cao được cả về mặt giá trị qua các chỉ tiêu số lượng hàng hoá và đặc biệt là kết quả tiêu thụ sản phẩm với khối lượng một số mặt hàng.

Bảng 2.5: Kết quả tiêu thụ sản phẩm với khối lượng một số mặt hàng

Đơn vị: 1000 (Sản phẩm)

Thị

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Áo váy Quần Jean Áo Jacket Áo váy Quần Jean Áo Jacket Áo váy Quần Jean Áo Jacket Tiêu thụ trong nước 962 410 310 1140 640 560 1568 810 679 Tiêu thụ nước ngoài 1791 574 490 2370 12070 11090 2384 14310 14011 Tổng mặt hàng tiêu thụ 2753 984 800 3467 12710 11650 3952 15120 14690

(Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty cổ phần may Đáp Cầu)

Số liệu trên cho thấy kết quả tiêu thụ sản phẩm một số mặt hàng của năm 2009 so với cùng kỳ 2008 và năm 2010 so với năm 2009 đạt mức kế hoạch

tăng tỷ trọng khoảng 20%. Đối với ngành may mặc các doanh nghiệp đặc biệt là hàng tiêu thụ thông dụng như các sản phẩm của công ty như nhu cầu áo sơ mi, quần jean, áo jacket.. ngày càng đòi hỏi nhiều, và phát triển mạnh nên kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty ngày càng phải cần đến và trú trọng công việc này.

Trong thời gian qua công ty đã từng bước đẩy nhanh tiến độ công tác sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm và các kỹ thuật công nghệ hiện đại giúp cho công việc này đạt được hiệu quả tốt và ngày càng được phát triển.

2.3.2. Doanh thu và lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm

Trong những năm gần đây doanh thu của công ty cũng tăng lên do với những năm trước vì nhu cầu tiêu thụ của công ty tăng nên doanh thu một số mặt hàng cũng tăng. Công ty ký kết được nhiều hợp đồng sản xuất tiêu thụ trong nước và nước ngoài. Mặt khác thị trường sản phẩm trong nước ngày càng được mở rộng vì vậy số lượng sản phẩm bán ra ở thị trường này ngày càng tăng lên. Do đó nó góp phần làm doanh thu năm sau tăng cao hơn năm trước, từ đó công ty cũng thực hiện đủ những yêu sách của nhà nước như nộp ngân sách, các hoạt động ủng hộ và hỗ trợ khác...

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty luôn cố gắng để số lượng sản phẩm sản xuất ra luôn sát với số lượng sản phẩm mặt hàng đang được ưa chuộng. Đồng thời công ty cũng tổ chức lại tổ chức sản xuất để làm tăng năng xuất lao động, tiết kiệm được nhiều nguyên vật liệu tiêu hao cho sản phẩm (đối với hàng gia công cho nước ngoài). Công ty cũng xây dựng chọn các loại sản phẩm đã có mặt nhiều năm trên thị trường nước ngoài.

Tên sản phẩm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Quần dài 250.000 1.549.000 439.000

Áo jacket 3.206.000 3.208.400 4.210.000

Áo puller 1.136.000 1.655.000 1.108.000

Quần áo may mặc khác 599.000 17.000 83.000

Tổng doanh thu 193.500 triệu đồng

235.144 triệu đồng

329.567 triệu đồng ( Nguồn: Phòng tổng hợp của công ty cổ phần may Đáp Cầu)

Qua biểu đồ trên cho thấy doanh thu một số mặt hàng quần áo các loại đã đạt được mức tiêu thụ cao năm sau cao hơn năm trước, so với năm 2009 thì năm 2010 tổng doanh thu đã tăng 43%.

Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Đơn vị: (1000.000 đồng) STT Các chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1 Tổng doanh thu 307.524 420.000 500.000 2 Tổng lợi nhuận 5.913 8.076 9.215 3 Tổng chi phí 190.994 230.644 323.567 4 Nộp ngân sách 2.180 2.885 3.450 5 Thu nhập bình quân 1 lao động/tháng 2,470 2,682 2,986

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của công ty cổ phần may Đáp Cầu)

Sở dĩ có kết quả kinh doanh của công ty qua các năm đều có sự tăng trưởng như vậy là do lượng tiêu thụ sản phẩm qua các năm liên tục tăng và do có sự lãnh đạo của ban giám đốc, sự cố gắng của tất cả các phòng ban trong

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

công ty hàng năm công ty có đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết hiện đại mới và hiện đại để thúc đẩy mức tiêu thụ hàng hoá, khen thưởng kịp thời động viên người lao động.

Tổng doanh thu của công ty cổ phần may Đáp Cầu năm 2009 đạt 420 tỷ đồng, tăng 26,78 % so với năm 2008. Năm 2010, đơn vị đạt tổng doanh thu 500 tỷ đồng, trong đó tăng tỷ lệ doanh thu hàng nội địa lên 12 tỷ đồng.

Năm 2011 doanh thu đạt 520 tỷ 10 tháng năm 2011. Công ty sản xuất được 6.308 triệu sản phẩm các loại, trong đó chủ yếu là áo Jacket, áo dệt kim và sơ mi nữ cộc tay. Khác với những năm trước, năm 2011 hưởng ứng “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, cùng với việc tiếp tục duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu thì công ty cổ phần may Đáp Cầu còn chú trọng đến việc tìm kiếm, khai thác thị trường trong nước với mục tiêu nâng doanh thu từ nội địa cả năm lên 11 tỷ đồng.

Với mục tiêu, phương hướng phát triển công ty cổ phần may Đáp Cầu giai đoạn 2006 - 2010 và đến năm 2015 của công ty đề ra. Trong giai đoạn 2006 - 2010 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 15% - 17%, kim ngạch xuất khẩu tăng hàng năm từ 10% - 15%.

Với mô hình sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến trong 5 năm gần đây giá trị tổng sản lượng tăng 7,95 lần, tổng doanh thu tăng 16,11 lần và kim ngạch xuất khẩu tăng lên đáng kể. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty luôn cố gắng để số lượng sản phẩm sản xuất ra luôn sát với số lượng sản phẩm mặt hàng đang được ưa chuộng. Đồng thời công ty cũng tổ chức lại tổ chức sản xuất để làm tăng năng xuất lao động, tiết kiệm được nhiều nguyên vật liệu tiêu hao cho sản phẩm.

những chặng đường vẻ vang. Đặc biệt, trong giai đoạn đổi mới của đất nước, nhất là thời kỳ thực hiện chiến lược tăng tốc cất cánh và hội nhập của ngành Dệt May, DAGARCO đã có sự trưởng thành lớn mạnh, khẳng định uy tín, vị thế cao trên thị trường may mặc trong nước và quốc tế, đóng góp ngày càng tích cực và hiệu quả vào sự nghiệp phát triển của tập đoàn Dệt May Việt Nam và công cuộc xây dựng và phát triển của quê hương đất nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng của Công ty may Đáp Cầu (Trang 35)