Phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ GIS trong việc phân vùng đất đai thuận lợi phát triển đô thị tại phường Quan Triều, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 52)

4.3.2.1. Xây dựng các lớp tiêu chí đánh giá

a) Phân vùng ảnh hưởng ngập lụt

Đối với tiêu chí đánh giá phân vùng ngập úng ta sử dụng lớp dữ liệu bản đồ ngập lụt, với thông tin dữ liệu thuộc tính là các giá trị độ cao so với mặt thủy

Hình 4.4: Bản đồ phân vùng tiêu chí ngập lụt

Hình 4.2: Bảng thuộc tính lớp dữ liệu phân vùng ngập lụt

chuẩn. Tại đây ta có thể phân các giá trị độ cao phân vùng ngập lụt đối với khu vực trung du miền núi thành 5 khoảng giá trị, với mỗi khoảng giá trị tương ứng với một mức độ thích nghi: như bảng 4.5. Sau khi phân hạng theo các giá trị ta sử dụng chức năng hiển thị mỗi khoảng giá trị đó để xây dựng bản đồ:

Kích chuột phải lớp dữ liệu/ chọn

properpies/chọn thẻ somboylogy/ chọn kiểu

categories/unique values. Sử dụng trường thuộc tính TÊN (tên độ dốc). Sau đó phân vùng theo các khoảng và lựa chọn màu phù hợp.

Theo kết quả trên bản đồ và bảng thống kê phân hạng theo tiêu chí ngập lụt ta thấy, phường Quan Triều nằm trong khu vực có độ cao ít sảy ra ngập úng. Tần xuất ngập úng của vùng đạt từ mức

Hình 4.3 : Hiển thị phân vùng ngập lụt

trung bình trở lên, trong đó các khu vực này chiếm tỷ lệ rất ít trong diện tích toàn phường. Không có diện tích nào nằm trong khu vực có khả năng ngập úng cao hay rất cao. Trong đánh giá tiêu chí này, khu vực đạt điểm số tương đối thuận lợi cho xây dựng đô thị, diện tích nằm trong khu vực ít sảy ra ngập lụt chiếm 89,36%.

Bảng 4.7: Phân hạng tiêu chí ngập lụt

TT Phân hạng Diện tích (m2) Cơ cấu

(%)

1 Tần xuất ngập lụt rất cao 0,00 0,00

2 Tần xuất ngập lụt cao 0,00 0,00

3 Tần xuất ngập lụt trung bình 282.554,90 10,27

4 Ít bị ngập lụt 2.457.645,44 89,36

5 Không bao giờ bị ngập lụt 10.144,02 0,37

b) Phân vùng khoảng cách bảo vệ không gian cây xanh và mặt nước trong đô thị

Đối với tiêu chí này ta tách nguồn dữ liệu từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất các lớp sử dụng đất về mặt nước và lớp rừng. Sau đó tạo khoảng cách thuận lợi nhất đến không thuận lợi theo 5 vùng khoảng cách. Khu vực cần bảo vệ rất cao khu vực cần bảo vệ đến bán kính 15 m; tiếp là khu vực bảo vệ cao ta mở rộng bán kính ra 30m; khu vực bảo vệ trung bình tiếp đó mở rộng bán kính 50m; khu vực cần bảo vệ thấp, ta mở rộng bán kính ra 100m, và khu vực cần bảo vệ rất thấp là các vị trí còn lại.

Sử dụng công cụ Multyple ring Buffer xây dựng khoảng cách phân xây dựng các khoảng vị chí thuận lợi xây dựng theo các khoảng giá trị: tìm công cụ trong Arctoolbox/ analysis /proximty/ Multyple ring Buffer.

Sau khi tạo buffer ta thực hiện bước hiển thị màu cho các khoảng vị trí, ta thực hiện: Kích chuột phải lớp dữ liệu/ chọn properpies/chọn thẻ somboylogy/ chọn kiểu categories/unique values. Sử dụng trường thuộc tính Distance (của lớp dữ liệu vừa tạo buffer).

Hình 4.7: Bản đồ phân vùng bảo vệ cây xanh mặt nước Sau đó phân vùng theo các khoảng và

lựa chọn màu phù hợp, từ rất thích nghi đến không thích nghi. Từ đó ta xây dựng được bản đồ phân vùng không gian bảo vệ cây xanh.

Từ bảng thống kê phân hạng tiêu chí khoảng cách bảo vệ cây xanh mặt nước ta thấy rằng; khoảng cách càng xa khu vực có cây xanh mặt nước càng thuận lợi cho xây dựng đô thị, càng gần khu vực có cây xanh mặt nước thì cần hạn chế xây dựng đô thị. Theo bảng 4.9 ta thấy 56,9% diện tích phường đạt trong mức thuận lợi cho xây dựng đô thị và chỉ chiếm 17,20 % diện tích phường nằm tiếp xúc gần với không gian cây xanh mặt nước cần bảo vệ cao.

Hình 4.5: Tạo các khoảng vị trí thuận lợi cho xây dựng bằng công

cụ Multyple ring Buffer

Hình 4.6 : Đặt chế độ hiển thị màu cho các khoảng vị trí thuận lợi

Hình 4.8: Dữ liệu thuộc tính cho phân vùng thuận lợi tiêu chí độ dốc

Hình 4.9: Bản đồ phân vùng thuận lợi độ dốc cho xây dựng đô thị

Bảng 4.8: Phân hạng tiêu chí bảo vệ cây xanh mặt nước

TT Khoảng cách Diện tích (m2) Cơ cấu (%)

1 Rất gần 481.508 17,20 2 Gần 318.957 11,39 3 Trung bình 405.935 14,50 4 Xa 694.074 24,80 5 Rất xa 898.649 32,10 c) Phân vùng về độ dốc địa hình

Với tiêu chí lựa chọn độ dốc địa hình phù hợp ta sử dụng lớp dữ liệu về độ dốc của phường, sau đó tiến hành phân loại các khoảng độ dốc thuận lợi đến không thuận lợi cho xây dựng đô thị. Các khoảng giá trị này được đánh giá và phân hạng tại bảng 4.2.

Dựa vào nguồn dữ liệu thuộc tính có trong lớp dữ liệu độ dốc, ta phân loại thành 5 khoảng giá trị về độ dốc, sau đó sử dụng chế độ hiển thị lựa chọn màu trong thẻ symbology của trong hộp thoại properties theo trường trường thuộc tính về tên độ dốc.

Từ đó ta xây dựng được bản đồ phân vùng thuận lợi về độ dốc địa hình cho xây dựng đô thị tại phường Quan Triều.

Chiếm 80,57% diện tích phường có độ dốc dưới 10% đây là khu vực có độ dốc thấp, thuận lợi cho xây dựng đô thị, và chiếm tỷ lệ rất thấp trong diện tích phường là 5,34% khu vực có độ dốc cao (trên 20%) hạn chế xây dựng đô thị. Như vậy theo tiêu chí đánh giá phường Quan Triều có độ dốc thuận lợi cho xây dựng đô thị.

Bảng 4.9: Phân hạng tiêu chí độ dốc

STT Phân hạng Diện tích (m2) Cơ cấu (%)

1 >30% 25.286,20 0,92

2 20-30% 121.620,00 4,42

3 10-20% 387.409,00 14,09

4 0.5-10% 939.912,00 34,17

5 <0.5% 1.276.214,00 46,4

d) Phân vùng thuận lợi sử dụng nguồn quỹ đất trong hiện trạng

Sử dụng lớp dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất, sau đó ta gộp thành 5 nhóm loại đất để phân vùng thuận lợi cho đất xây dựng đựng đô thị. Nhóm một là đất không thuận lợi cho xây dựng đô thị: đây là nhóm đất cần bảo vệ, không cho phép xây dựng đô thị, nhóm này gồm các loại đất: sông suối, và mặt nước chuyên dùng; nhóm đất thứ hai ít thuận lợi là nguồn quỹ đất phục vụ cho việc đảm bảo an ninh lương thực cho toàn vùng, và đất phục vụ cho quốc phòng, đây là hai loại đất khó hoặc không được ưu tiên cho chuyển mục đích sử dụng sang xây dựng đô thị, nhóm này gồm hai loại đất là: đất chuyên trồng lúa nước (LUC) và đất quốc phòng (CQP); nhóm đất thứ ba là nhóm đất tương đối thuận lợi

Hình 4.10: Bản đồ phân vùng quỹ đất thích nghi cho chuyển mục đích sử dụng

đất sang đất đô thị

xây dựng đô thị, tuy nhiên không ưu tiên thấp, đó là nhóm đất nông nghiệp còn lại bao gồm: đất trồng lúa nước còn lại; đất trồng cây hàng năm, đất rừng sản xuất…; nhóm đất thứ tư là nhóm thuận lợi cho chuyển mục đích xây dựng đô thị, đây là nhóm đất được ưu tiên thứ hai sau khi đã sử dụng đến nguồn đất chưa sử dụng, nhóm đất này gồm đất phi nông nghiệp còn lại: đất ở, đất sản xuất kinh doanh, đất văn hóa….; và nhóm đất thuận lợi nhất là nhóm đất được ưu tiên sử dụng nhất cho việc chuyển mục đích sử

dụng nói chung và chuyển sang đất đô thị nói riêng là đất chưa sử dụng: đất bằng chưa sử dụng và đất đồi chưa sử dụng.

Sau khi phân thành năm nhóm phân vùng thuận lợi, ta lại sử dụng công cụ hiển thị màu cho các mức thuận lợi, từ đó ta xây dựng được bản đồ phân vùng thuận lợi về sử dụng đất. Trong đánh giá tiêu chí sử dụng quỹ đất sang đất đô thị ta thấy hiện trạng sử dụng đất của phường Quan Triều tương đối thuận lợi cho chuyển đổi mục đích sang xây dựng đô thị, trong đó 67,92% diện tích khu vực nằm trong mức phân

hạng nhóm 4 và nhóm 5 (nhóm đất ưu tiên cho chuyển mục đích sang xây dựng đô thị. Khu vực đất cần bảo tồn khó chuyển sang đất đô thị chỉ chiếm 6,58% trong diện tích toàn vùng. Như vậy hầu như toàn diện tích phường đạt mức thuận lợi cho xây dựng đô thị.

Bảng 4.10: Phân hạng tiêu chí sử dụng quỹ đất sang đất đô thị

STT Phân hạng Diện tích (m2) Cơ cấu (%)

1 Nhóm 1 218.002,11 6,58

2 Nhóm 2 450.191,07 13,60

3 Nhóm 3 393.994,36 11,90

4 Nhóm 4 2.145.611,99 64,80

5 Nhóm 5 103.457,45 3,12

e) Phân vùng thuận lợi tiếp cận đến khu vực đã phát triển đô thị

Những khu vực đã phát triển đô thị là các đô thị đã hình thành trước đó, các khu dân cư tập chung, đã có hệ thống cơ sở hạ tầng, ta sử dụng lớp dữ liệu trong bản đồ hiên trạng sử dụng đất, với khu

vực đô thị có sẵn là các khu vực có mục đích sử dụng đất là đất ở đô thị (ODT).

Từ khu vực đã phát triển đô thị, ta xây dựng các khoảng cách gần đến xa theo các mức tiếp cận với khu vực đô thị đã phát triển này, càng gần thì sự tiếp cận càng lớn (rất thuận lợi), càng xa thì tiếp cận càng thấp (không thuận lợi). Như vậy ta xây dựng lên năm khoảng cách tiếp cận với khu đô thị sẵn có này.

Ta sử dụng công cụ Multyple ring Buffer để xây dựng các khoảng cách tiếp cận, sau đó thực hiện đặt hiển thị theo các khoảng tiếp cận đó. Sau đó đặt hiển thị màu cho các khoảng giá trị. Ta xây dựng được bản đồ phân vùng thuận lợi tiếp cận tới khu vực đã phát triển đô thị.

Quan Triều là khu vực nằm phát triển đô thị tương đối nhanh, diện tích đất ở đô thị chiếm tỷ lệ lớn trong toàn diện tích phường. Khi đánh giá đất trong tiêu Hình 4.11: Bản đồ hiện trạng khu vực đã phát triển đô thị tai phường

Hình 4.13: Bản đồ phân vùng khả năng tiếp cận khu vực đã phát triển đô thị Hình 4.12: Tạo các khoảng tiếp cận

khu vực đã phát triển đô thị bằng công cụ Multyple ring Buffer

chí tiếp xúc với khu vực đã phát triển đô thị thì khả năng tiếp cận với khu vực đô thị có sẵn chiếm tỷ lệ lớn do diện tích đô thị có sẵn cao, nên diện tích tiếp xúc gần khu vực cũng cao. Chiếm 77,88% diện tích của phường nằm trong khu vực tiếp xúc gần hoặc rất gần với đô thị có sẵn; chiếm tỷ lệ 2,80% nằm trong khu vực cách rất xa đô thị cả phường. Như vậy khả năng tiếp cận với khu vực đã phát triển đô thị tại phường Quan Triều tương đối cao, điều này rất thuận lợi cho xây dựng và phát triển các khu đô thị mới.

Bảng 4.11: Phân hạng tiêu chí tiếp cận khu vực đã phát triển đô thị

STT Khoảng cách Diện tích (m2) Cơ cấu (%)

1 Rất xa 78.396,40 2,80

2 Xa 306.417,00 10,95

3 Trung bình 234.358,00 8,37

4 Gần 466.718,00 16,67

Hình 4.14: Hệ thống giao thông phường Quan Triều

f) Phân vùng thuận lợi tiếp cận tới đường giao thông chính

Đối với tiêu chí tiếp cận tới đường giao thông chính ta sử dụng lớp dữ liệu hệ thống giao thông tại phường. Hệ thống giao thông khu vực này tương đối dày, tuy nhiên việc phân vùng tiếp cận tới đường giao thông ta sử dụng lớp giao thông chính của khu vực. Sau đó ta xây dựng năm khoảng cách tiếp cận đến hệ thống giao thông chính, từ khu vực thuận lợi nhất là khu vực tiếp cận gần hệ thống giao thông, cho đến không thuận lợi là khu vực tiếp cận xa hệ thống giao thông chính nhất.

Sử dụng lớp giao thông chính, sau đó tiếp tục sử dụng công cụ Multyple ring Buffer để xây dựng các khoảng cách tiếp

cận. Sau khi xây dựng các khoảng tiếp cận ta đặt hiển thị màu cho các khoảng tiếp cận đó. Ta xây dựng được bản đồ phân vùng thuận lợi tiếp cận mạng lưới giao thông chính.

Bảng 4.12: Phân hạng tiêu chí tiếp cận mạng lưới giao thông

STT Khoảng cách Diện tích (m2) Cơ cấu (%)

1 Rất xa 110.866 3,96

2 Xa 460.289 16,44

3 Trung bình 604.212 21,59

4 Gần 534.210 19,08

Hình 4.15: Bản đồ phân vùng thuận lợi tiếp cận mạng lưới giao thông Tương tự như đánh giá đất trong tiêu chí tiếp cận với khu đô thị có sẵn, đánh giá khả năng tiếp cận với mạng lưới giao thông cũng đặc biệt quan trọng trong việc hình thành khu đô thị mới. Việc tiếp xúc gần hay xa với mạng lưới giao thông sẽ đánh giá được khả năng phát triển đô thị nhanh hay chậm. Như vậy càng gần khu với mạng lưới giao thông

thì tốc độ phát triển đô thị sẽ nhanh hơn, và ngược lại. Khi đó tiếp xúc gần với hệ thống giao thông, đặc biệt hệ thống giao thông đường bộ sẽ thuận lợi xây dựng và phát triển đô thị mới. Trong đánh giá tiêu chí này tại phường Quan Triều ta thấy chiếm 58% khu vực có mật độ tiếp xúc gần và rất gần với hệ thống giao thông chính của phường và chỉ chiếm 3,96% diện tích nằm trong khu vực rất xa với hệ thống giao thông. Phường Quan Triều có hệ thống giao thông khá dày đặc, rất thuận lợi cho lựa chọn đất xây dựng đô thị mới.

g) Phân vùng kết nối nguồn cấp điện.

Tại khu vực có một nhà máy điện, ngay trong nhà máy điện có trạm biến áp

lớn nhất phường, đây là trạm biến áp lớn trên 100KV. Ta sử dụng trạm biến áp này để xét các khu vực tiếp cận đến nguồn điện. Khoảng cách từ các khu vực lựa chọn xây dựng đô thị đến mạng lưới cấp điện càng gần thì mức độ thuận lợi trong việc đấu nối hệ thống cấp điện càng cao.

Ta chia khu vực thành năm nhóm khoảng cách tiếp cận: nhóm 1 là khoảng cách xa nhất, mức độ tiếp cận rất thấp với khoảng cách trên 2km; nhóm 2 là khoảng cách tiếp cận thấp với khoảng cách từ trạm cấp điện là 1,5 -2 km; nhóm 3 là khoảng cách tiếp cận trung bình,với khoảng cách là 1-

Hình 4.16 : Tạo các khoảng tiếp cận nguồn điện bằng công cụ

Multyple ring Buffer Hình 4.17: bản đồ phân vùng tiếp cận nguồn điện phương Quan Triều 1,5km; nhóm 4 là nhóm khoảng cách tiếp cận cao, với khoảng cách 0,5- 1km; nhóm 5 là nhóm tiếp cận rất cao, với khoảng cách từ vị trí trạm điện đến 0,5km. Như vậy với lớp dữ liệu sử dụng là trạm điểm biến áp trên 100KV, tiếp đó ta sử dụng công cụ Multyple ring Buffer để xây dựng các khoảng cách tiếp cận. Tiếp theo hiển thị màu với các khoảng cách tương ứng.

Bảng 4.13: Phân hạng tiêu chí tiếp cận nguồn cấp điện

STT Khoảng cách Diện tích (m2) Cơ cấu (%)

1 Rất xa 13.966,40 0,50

2 Xa 798.824,00 28,54

3 Trung bình 676.650,00 24,17

4 Gần 776.710,00 27,75

Trong Quan Triều có một số trạm biến áp cung cấp điện cho phường, tuy nhiên trong đánh giá tiêu chí tiếp cận nguồn cấp điện ta chỉ đánh giá với nguồn cấp điện từ 100KV trở lên. Khả năng tiếp cận với nguồn điện cũng giống như khả năng tiếp cận với hệ thống giao thông và hệ thống đã phát triển đô thị. Vì phường chỉ xét một trạm biến áp do đó khu vực tiếp xúc gần với trạm điện chỉ chiếm 46,79% diện tích toàn phường cần xét tương ứng với khu vực thuận lợi cho xây dựng phát triển đô thị, còn lại nằm trong khu vực có khoảng cách xa với nguồn cấp điện.

h) Phân vùng hạn chế ảnh hưởng do nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Đối với việc phân vùng ảnh hưởng nguy ô nhiễm môi trường trước tiên ta xác định các nhân tố có thể gây ra môi trường. Tại đây, với nguồn dữ liệu thu thập được ta xác định hai nhân tố gây ra ô nhiễm môi trường, đó là ảnh hưởng do các nhà máy và ảnh hưởng của hệ thống đường giao thông. Tiếp tục sử dụng

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ GIS trong việc phân vùng đất đai thuận lợi phát triển đô thị tại phường Quan Triều, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w