Đánh giá tác động môi trường do sự cố tràn dầu:

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện năm 2009 Thực thi mô hình dự báo và ứng phó sự cố tràn dầu (Trang 77)

V. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DO sự CỔ

5.1Đánh giá tác động môi trường do sự cố tràn dầu:

Có 3 quá trình phong hoá dầu quan trọng cần được xem xét khi đánh giá tác động môi trường do dầu ô nhiễm là: quá trình bốc bơi, nhũ tương hoá và hoà tan. Bản thân dầu tràn làm bẩn các bãi tắm, ngăn cản các hoạt động nghi ngoi giải trí trên bãi biển. Dầu dạt vào bãi biển làm ô nhiễm các bãi cát. Lượng dầu thấm vào bãi cát có thể tái xuất hiện tại mặt bãi sau một thời gian dài. Do vậy, ô nhiễm dầu tại bãi cát nếu không được xử lý triệt để có thể tồn tại rất lâu dài. Dầu trôi nổi trên mặt nước gây hại tới các sinh vật biển như: chim, các loài thú, cá, tôm. Lượng dầu hoà tan vào nước biển phụ thuộc vào các thành phần chất của dầu và rất độc hại cho các sinh vật biển. Các kết quả nghiên cứu điều tra khảo sát trên thế giới cho thấy rằng chỉ một lóp dầu mỏng trên mặt biển cũng có thế gây ra sự suy giảm mạnh lượng ôxy hoà tan (DO) trong nước biển. Dầu ô nhiễm cũng yêu cầu lượng ôxy sinh học (BOD) rất cao để ôxy hoá các sản phẩm của dầu. Sự giảm lượng ôxy hoà tan cùng với sự tồn tại của các chất độc hại có thể làm sinh vật biển chết hàng loạt. Các thực nghiệm hiện trường cho thấy ràng mùi dầu nhiễm vào nước ngay cả khi hàm lượng dầu hoả rất nhỏ (0.05 tới 1.0 mg/1). Quá trình lưu giữ mùi dầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố môi trường nhir nhiệt độ nước, vận tốc gió V.V.. Mùi dầu có thể lưu giữ trong nước từ 1 đến 3 ngày thậm chí khi không quan sát thấy vết dầu, và 1 đến 25 neàv nếu có một lớp dầu mỏng trên mặt. Các hải sản đánh bắt trong khu vực bị ô nhiễm dầu dù với hàm lượng nhỏ có thể nhiễm mùi dầu mạnh nên rất khó tiêu thụ.

Ảnh hưởng của dầu (từ xăng tới dầu thô) lên hệ sinh thái biển đã được nghiên cứu từ nhiều năm nay. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng có ba loại ảnh hưởng. Các ảnh hưởng này có thể được chia thành 3 bậc:

Ảnh hưởng bậc nhất: bao gồm các ảnh hưởng trực tiếp của dầu lên sinh khối. Anh hưởng có thể là do các chất gây độc về mặt vật lý (làm ngạt thở) hay chất độc sinh học (tạo ra rối loạn chức năng khi tiêu hoá các sản phẩm ô nhiễm). Các hiệu ứng này có thể làm các sinh vật biển chết ngay, gây trạng thái hôn mê hoặc sức khoẻ kém. Các hiệu ứng này là ngắn hạn và ảnh hưởng tới tất cả các loại sinh vật biển ở các mức độ khác nhau. Các hiệu ứng này có thể tồn tại trong thời gian nhiều giờ hặc vài ngày.

Ảnh hưởng bậc hai: bao gồm các thay đổi trong số lượng cá thể trong mồi loài kể cả về phân bố kích thước các cá thể và cấu trúc tuổi, tốc độ sinh trưởng, thời gian khai thác và khả năng sinh sản V.V.. Các hiệu ứng này thường là trung hạn và có thể tồn tại trong một số tuần, tháng, và đối với các cá thể sống lâu, có thể là nhiều năm.

Ảnh hưởng bậc ba: bao gồm các thay đổi trong quần thể và hệ sinh thái như thành phần loài, mức độ phổ biến của loài, và những khía cạnh khác của động lực quần thể. Các thay đổi này thường là kết quả của các hiệu ứng nhẹ, không đủ gây chết và không có biểu hiện cho tới một số tháng hay một số năm.

Các hiệu ứng bậc nhất được đánh giá trong rất nhiều nghiên cứu khác nhau. Các đánh giá tác động môi trường của dầu ô nhiễm chủ yếu liên quan tới các hiệu ứng này. Các ảnh hưởng bậc 2 hoặc bậc 3 hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu kỹ càng. Tuy vậy, có thể đánh giá rằng mức độ nguy hiểm của dầu ô nhiễm cả ngắn hạn và dài hạn được đánh giá theo một số yếu tố sau:

1) Lượng dầu lớn thoát ra hay trôi dạt vào một vùng có diện tích tương đối hẹp; 2) Thoát dầu thô hay dầu mới sơ chế;

3) Dầu thoát ra hay dạt vào một khu vực tự nhiên hay nhân tạo hẹp, có độ sâu nhỏ và tồn tại trong thời gian dài;

4) Có chim hay thú biển tại khu vực bị ô nhiễm;

5) Không có các loại vi khuẩn đồng hoá dầu tại khu vực bị ô nhiễm;

6) Có sự hiện diện của các chất ô nhiễm khác như nước thải công nghiệp, sinh học tại khu vực ô nhiễm dầu;

7) Có xử lý dầu bằng phương pháp hoá học;

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện năm 2009 Thực thi mô hình dự báo và ứng phó sự cố tràn dầu (Trang 77)