MỤC TIÊU CỦA NHIỆM vụ

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện năm 2009 Thực thi mô hình dự báo và ứng phó sự cố tràn dầu (Trang 66)

V iệc thực thi m ô hình ứng phó sự cố tràn dầu trên sông Sài gòn - Đồng Nai nhằm đạt được 3 m ục tiêu chính:

- T hứ nhất là lựa chọn m ột m ô hình/quy trình hiệu quả tương đối tối ưu nhằm ứng phó khẩn cấp với các sự cố tràn dầu ngoài môi trường;

- T hứ hai là kiểm nghiệm trên thực tế các kết quả nghiên cứu lý thuyết mô hình toán học về việc xác định hướng, tốc độ lan truyền và dự báo phạm vi tác động của sự cố;

- T hứ ba là kiểm tra, đánh giá tính sẵn sàng, khả năng tác chiến thực tế của các đơn vị ứng cứu.

III. K ỊC H B Ả N D IỄ N TẬ P Ứ N G PH Ó s ự CÓ TR À N DẦU

3.1 Kịch b ả n d iễn tậ p

B an điều hành cuộc diễn tập giới thiệu về kịch bản thực thi mô hình ứng

phó sự cố tràn dầu như sau:

T rên sông Sài gòn - Đ ồng Nai, m ột tàu vận tải đang chạy chớ xăng dầu thì va vào m ột tàu vận tải khác. Hậu quả trông thấy ngay là tầu chở dầu có khoang lái bốc cháy, m ạn tàu bị đâm thủng, dầu chảy loang ra sông, có khá năng gây ra cháy nổ diện rộng. Tai nạn xảy ra tại khu vực tàu bè qua lại đông đúc, gần cảng, thông tin được báo cáo tương đối kịp thời. T rong thời gian ngẳn, lực lượng, ứng phó đã được thông báo và tiến hành triển khai các biện pháp ứng cứu.

H ình 3.1. H ọp thông nhât kịch bản diên tập ứng cứu

Trên cơ sở những thông tin nhận được từ vụ tai nạn, Ke hoạch ứng cửu được ban điều hành nhanh chóng thảo luận và thống nhất nội dung, bao gồm các biện pháp:

1. T hứ nhất, dập tắ t đám cháy ở khoang lái

2. T hứ hai, tiến h àn h vá nhanh lỗ thủng do va chạm hạn chế dầu tiêp tục chảy ra đồng thời với làm nguội tàu chống lửa bùng phát trở lại;

3. T hứ ba, triển khai phao quây dầu để ngăn chặn dầu phát tán rộng và tiến hành hút dầu tràn,

4. T hứ tư, tiến h àn h chống cháy dầu trên sông. 5. Thứ năm , đưa tàu bị nạn vào khu tập kết an toàn 6. X ử lý các vấn đền m ôi trường sau sự cổ.

3.2 C ông nghệ áp dụng

Khi lựa chọn công nghệ để áp dụng m ỏ hình trên sông, các bẻn liên quan đã phải cân nhắc sự khác biệt giữa sự cố tràn dầu trên biển và trên sông. Có thể thấy, khác với ngoài b iển khơi và các khu vực sông có dòng chảy yếu, với đặc điểm của sóng, giáo, dòng chảy tại khu vực sông Sài gòn - Đ ồng nai, công nghệ để áp dụng phòng ngừa v à ứng cứu sự cố tràn dầu đòi hỏi phải theo nguyên lý đón dòng dầu chảy để th u gom dầu, tức là làm thế nào để dầu vương vào phao mà chảy đến chồ trũng, từ đó có thể đón sẵn để "tóm" chứ không phải quây dâu lại để thu gom như ngoài biển.

Từ nhận định như vậy, cuối cùng công nghệ được áp dụng trong thực thi m ô hình này là công nghệ cải tiến từ công nghệ của T rim ar, Thuỵ Điên. Công nghệ này của Thụy điển đã được giới thiệu, chuyển giao cho Sở khoa học và công nghệ Tp. H C M n g h iên cứu, ứng dụng và đã có kết luận là hợp lý, hiệu quả.

Khi áp dụng công nghệ này, thực tế cho thấy không phải dùng phao dầu càng to lớn, càng nhiều, càng dài lúc nào cũng tốt hơn và cũng cần thấy rõ ràng nếu khi giăng các loại p h ao càng to lớn, càng nhiều thì càng phải chịu nhiều tác động bất lợi của sóng, gió và nhất là dòng chảy.

3.3 Trang thiết bị sử d ụ n g tương ứng với công nghệ áp dụng

r •»

Khi sử dụng công nghệ nêu trên, trang thiêt bị kỹ thuật được huy động đê triên khai gôm:

- 9 tàu ứng cứu

- Vòi rồng cứu hoả trên từng tàu ứng cứu - Foam chống cháy

- Phao quây dầu Flexi - T hiết bị lặn

- Bộ skim m er + circus

- Phao thấm dầu và bẫy dầu pom -pom - T hiết bị giả tình huống cháy nổ - Phao thấm dầu, bẫy dầu

Chi tiết các thiết bị được đưa ra dưới đây:

Tàu kéo có tổng công suất lên đến 250 c v để kéo và triển khai phao dầu và xử lý sự cố, kèm theo các thuyền ghe nhở công suất từ 20-3o c v , bên cạnh đó, các sà lan dùng để chứa dầu/nước hoặc tàu tự hành trên bông bố trí trang thiết bị và container vật tư, có đủ mặt bằng để thao tác, thi công hoặc ponton đặc chủng dùng để chứa thiết bị, vật tư phù hợp. D ưới đây là m ột sổ hình ảnh về đội tàu của buổi điển tập

Bộ phao dầu và các thiết bị có liên quan, các loại vật tư chuyên dùng nhập từ các nước M ỹ, T huỵ điển ...Trong đó, 200 m phao dầu Flexi oil boom thích ứng được điều kiện của sông có dòng chảy m ạnh, đặc biệt là loại 500M P, đa chức năng, chịu sóng gió tốt, tối đa có thể dùng đến loại 750M P.

H ình 3 .2. Tàu trong diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bộ C ircus, bồn xoáy thu gom dầu, thiết kế theo nguyên lý B lom berg Thuỵ điển, bộ Skim m er bơm gạn dầu của Foilex và hệ thống ống phục vụ cho Skim m er trong đó có S kim m er T D S200 có thế bơm các loại dầu, các hệ thống phao và hệ th ố n g ông d ẫn tương thích của S kim m er-C ircus như trong hình vẽ:

C uộc diễn tập cũng huy động khoảng 200m phao thấm dầu dạng xúc xích Sorbent boom hiệu SPC hoặc CEP, C rucial của Mỹ chỉ thấm dầu và thấm trên 70 loại hoá chất nhưng không thấm nước, "bẫy dầu" oil snare pom -pom do Công ty Đại M inh sản xuất th eo công nghệ M ỹ rất hữu hiệu đối với việc thu hút các loại dầu nặng, nhót, dầu thô: lk g pom pom có thể quến đến 15-20kg dầu.

H ìn h 3.3. T hiết bị trong cuộc diễn tập

H ình 3.4. Phao và bẫy dầu trong cuộc diễn tập

B ên cạnh đó là các thiết bị dùng cho việc ứng cứu khi tàu bị nứt, rạn, thủng như các thiết bị lặn, hàn cắt, chống cháy dầu trên sông, lò đốt chất thai nhiễm dầu ...

N goài ra là các phụ kiện khác như các tấm thảm hút dầu bằng giẻ, các thiết bị thông tin liên lạc như loa phóng thanh cầm tay, điện thoại di động, bộ đàm...

IV. D IỄ N B IÉ N C U Ộ C D IỄN T Ậ P Ứ N G P H Ó s ự CÓ TRÀ N DẦU•

Tín hiệu cấp cứu được phát ra từ tàu bị nạn vào lúc 9 giờ 00 phút.

Chỉ trong vòng 10 phút, 9 tàu cứu hộ của Công ty TNHH Đại Minh đã tiếp cận được hiện trường tàu bị nạn. Dưới sức ép của các vòi cứu hỏa từ các tàu cứu hộ, ngọn lửa trên chiếc tàu bị nạn tại khoang máy và khoang lái nhanh chóng bị khống chế và dập tắt hoàn toàn. Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi diễn tập để dập tắt đám cháy.

Hình 4.1 Tàu bị cháy trong cuộc diễn tập

r r

Hình 4.2 Các tàu ứng phó tiêp cận và phun nước chông cháy

4.2 Tìm kiếm, phát hiện và vá lỗ thủng

Từ nhận định tàu bị nạn sau khi va chạm đã bị đâm thủng, tàu chở' tô thợ lặn khẩn trương đi vòng quanh khảo sát, định hướng phạm vi có lỗ thủng và cho thợ lặn lặn xuống dưới nước để tìm kiếm, phát hiện chính xác vị trí lồ thủng. Việc tìm kiếm lần này diễn ra tương đối nhanh vì hai tàu va chạm và vết thủng ở ngay mạn tàu ngấp nghé mặt nước nên khá dễ phát hiện. Trong kịch bản ứng cứu, lồ thủng cũng không quá lớn vào khoảng 30-40 C1Ĩ1, do vậy Ban chí huy yêu cầu thợ lặn triển khai vá tạm thời ngay tại chỗ, bít ngay lỗ thủng chống dầu tràn tiếp tục chảy ra. Công cụ để vá những lỗ thủng này sử dụng bùioong, con tán, thanh sắt chữ T, cao su, các miếng sắt có đục lỗ sẵn, xi măng, đất sét ... Công việc này rất quan trọng, phải triển khai ngay, càng nhanh càng tốt vì nó có ý nghĩa diệt tận gốc nguồn tràn dầu. Làm tốt được công đoạn này sẽ giúp công đoạn ngăn chặn dầu loang trở nên nhẹ nhàng và dễ thực hiện hơn rất nhiều.

Hình 4.3 Thợ lặn tiếp cận vị trí lỗ thủng và tiển hành bịt lỗ thủng với thiết bị lặn

4.3 Triển khai phao quây dầu và thu gom dầu tràn

Song song với việc không chế lửa cháy trên tàu và hàn vá lỗ thủng của tàu bị nạn, công tác triển khai phao quây dầu và thu gom dầu tràn cũng được tiến hành hết sức khẩn trương.

Trước hết, các tàu giăng ngay phao dầu Oil Boom dọc hai mạn tàu bị nạn tạo hình chữ V, mỗi nhánh chữ V tạo với dòng chảy góc anpha từ 20 đên 40 độ. Tuỳ theo tình huống dòng chảy mạnh hay yếu, nhưng thông thường góc anpha này không quá lớn, vì nếu lớn quá dòng chảy sẽ kéo dầu trôi theo dòng và chui xuống dưới đáy phao, không giữ lại được ở đỉnh chữ V. Theo hiệu ứng Bemouilli tính toán theo, dòng chảy thực tế để hình thành góc anpha. Có thế hiếu

đon giản, nếu ngoài biển việc ứng cứu sợ sóng biển thì trên sông có dòng chay việc ứng cứu phụ thuộc vào dòng nước, việc tính toán phải phù hợp với dòng chảy thì mới có thể chế ngự được.

\

Hình 4.4 Quây phao và thu gom dâu tràn

Theo phương án kỹ thuật đã được tính toán từ trước, đội ứng cứu lần này sử dụng phao Flexi Oil Boom 500MP của Thuỵ điển loại đặc chủng áp dụng cho các dòng chảy có cường độ mạnh kết hợp với gió, sóng. Phần nổi cua phao là 200mmm, phần chìm là 300mm. Thực tiễn từ nhiều lần ímg cứu tràn dầu đã chứng tỏ loại phao này đạt hiệu quả cao, không nhất thiết phải dùng loại 750MP với 250mm phần nổi và 500mm phần chìm.

Nơi hai nhánh phao dầu hội tụ tại đỉnh V sẽ được bố trí một bộ skimmer - pump hoặc circus - pump cỡ lớn để dễ dàng đón nhận dầu tràn chảy đến. Tất cả các Pump của hệ thống Skimmer đều được sẵn sàng nổ máy và các ống hút, đấy dầu đều luôn được sẵn sàng kết nối với hệ thống Skimmer.

Hình 4.6 Thả thiết bị thu gom dầu Circus

Hình 4.7 Gom dâu vào túi đựng dâu

Khi dầu loang đã tập trung tương đối nhiều trong diện tích phao quây, hai nhân viên trên sàlan hoặc trên tàu sẽ hạ ngay Circus xuống và bắt ngay hai mũi đầu phao vào cửa họng của Circus tại đỉnh V để đón dầu, đồng thời một người khác khởi động ngay Skimmer - Pump Foilex hoạt động, bơm gạn dầu vào túi dầu hoặc vào hầm sàlan. Tất cả các thao tác này kéo dài không quá 5 phút.

Trong quá trình bơm lên bồn, các tàu kéo và ghe công trường thường xuyên hoạt động, thường trực tại các vị trí đỉnh V và qua lại dọc theo hai nhánh phao dầu. Trên tàu kéo, ponton và ghe công trường đều có hệ thống skimmer- pump cỡ nhỏ và các túi dầu lưu đồng để sẵn sàng triển khai bổ sung. Nếu thấy xuất hiện dầu loang ra ngoài phao quây vì sóng hoặc gió, các tầu kéo công trình

heặc ponton ứng cứu sẽ thả ngay các nhánh phao từ đỉnh V đế tăng khả năng ngăn dầu loang xa.

Trong quá trình triển khai, các lực lượng luôn phải chuẩn bị để triển khái các nhánh phao thứ 3, thứ 4, thứ 5 ...tùy thuộc các yếu tố như sóng, gió, dòng chảy và mức độ diện tích dầu loang trên mặt sông. Các nhánh phao này được bố trí hình chữ u hay chữ J tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế. Trong buổi diễn tập, các phao này được triển khai dưới dạng chữ u như hình ảnh phía dưới

Hình 4.8 Gom dầu vào túi đựng dầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Song song với biệc thu gom và hút dầu bơm vào các bồn chứa trên xà lan vẫn cần phải triển khai đồng thời các kiểu thu gom khác phù hợp với từng loại dầu tràn. Đối với các loại dầu nhẹ như D.o, Kerosen, xăng ... Sorbent Boom đuợc sử dụng triệt để nhằm vừa gom bớt dầu lại, vừa thấm dầu tại những vị trí lọt ra ngoài circus, lọt ra ngoài vòng vây của phao dầu. Đối với các loại dầu nặng, dầu đen thì dùng bẫy pompom. Trong buổi diễn tập này, các loại phao này cũng được sử dụng để diễn tập.

Hình 4.9 Các phao và bẫy dầu

Hình 4.10 Phun foam chống cháy trên sông

4.5 Giải phóng sông và làm sạch môi trường

Sau khi hoàn thành các công đoạn dập cháy, thu gom dầu tràn, chống cháy trên sông ... việc quan trọng cuối cùng là giải phóng song với việc di chuyển tàu bị nạn vào nơi an toàn nhất bằng cách trục vớt hoặc xê dịch vào bờ.

Việc xử lý sự cố có hoàn hảo đến đâu thì vẫn trong tàu bị nạn vẫn còn dầu, do vậy để an toàn việc di dời tàu bị nạn phải:

- Vừa di chuyển tàu vừa di chuyển hệ thống phao quây và các thiết bị, phương tiện cần thiết đi theo như hình với bóng nhằm ứng phó tức thời khi tiếp tục có sự cố tràn dầu xảy ra tiếp theo từ tàu bị nạn.

- Tại nơi được xác định là an toàn để neo đầu tầu bị hại, tiếp tục phải giăng phao dầu theo dang chữ V, w, J hoặc u cho đến khi hoàn tất nhiệm vụ dọn sạch môi trường

về nguyên tắc phải cố gắng sử dụng tối đa Sorbent Boom và/hoặc pompom để thấm hết dầu, nhất là để bịt kín tối đa các khe hở giữa các đoạn phao dầu và giữa phao dầu với circus hoặc skimmer.

4.4 Chống cháy trên sông

Khi dầu tràn lan trên sông, hoàn toàn có thể xảy ra tỉnh huống cháy dầu trên sông. Để tránh khả năng xấu này xảy ra, các tầu của Đại Minh và có thể của đơn vị ứng cứu khác đến phối hợp sử dụng bơm cứu hoả chống dầu cháy trên sông phun Foam chống cháy dầu. Điều quan trọng nhất trong khâu này là yếu tố thời gian: phải kịp thời khi mới có dấu hiệu gây cháy. Nếu để đám cháy lan rộng trên sông thì lực lượng ứng cứu dù lớn đến đâu cũng rất khó có thể dập tắt được, lúc đó, hậu quả và thiệt hại có thể vô cùng to lớn và nặng nề.

. 4.6 Xử lý sau tràn dầu

- Phân ly nước và dầu để tách riêng dầu gốc hoàn trả chủ sở hữu - Làm sạch môi trường

- Đốt các phao thấm dầu đã sử dụng

4.7. Đánh giá kết quả việc thực thi mô hình ứng phó sự cố tràn dầu

Cuộc diễn tập đã diễn ra theo đúng kịch bản và kết thúc sớm 5 phút so với dự kiến. Qua cuộc diễn tập này có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Mô hình ứng phó sự cố tràn dầu được lựa chọn ban đầu là hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tế với tính chất dòng chảy, sóng nước và gió tại khu vực sông nội địa;

- Các kết quả nghiên cứu lý thuyết mô hình toán học về xác định hướng, tốc độ lan truyền và dự báo phạm vi tác động đã được kiểm nghiệm trên thực tế. Thực tế cho thấy tốc độ lan truyền trên sông Sài gòn - Đồng nai của dầu chậm hơn một chút so với tính toán trên lý thuyết. Tuy nhiên, còn một số yếu tố đặc biệt của điều kiện tự nhiên chưa kiểm chứng được do buổi diễn tập thực thi diễn ra trong điều kiện thời tiết khá thuận lợi cho việc ứng phó;

- Đã kiểm tra được tính hiệu quả của một đội hình ứng phó sự cố được huấn luyện, đào tạo cơ bản. Có thể kết luận rằng, nếu tại những vị trí nhạy cảm trên các sông (nơi hay diễn ra sự cố) được bố trí các đơn vị ứng phó được đào tạo, có trang thiết bị đầy đủ giúp cho việc triển khai ứng cứu trở nên kịp thời thì việc khống chế, hạn chế thiệt hại từ các vụ tai nạn sẽ giảin

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện năm 2009 Thực thi mô hình dự báo và ứng phó sự cố tràn dầu (Trang 66)