Các tác động gây hậu quả lâu dài cho môi trường và hệ sinh thá i

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện năm 2009 Thực thi mô hình dự báo và ứng phó sự cố tràn dầu (Trang 78)

V. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DO sự CỔ

5.2Các tác động gây hậu quả lâu dài cho môi trường và hệ sinh thá i

Sự cố tràn dầu thường để lại những hậu quả nghiêm trọng cho khu vực bị ảnh hưởng. Các nhóm hậu quả được phân chia thành các hậu quả ngắn, trung và dài hạn. Tuy nhiên, báo cáo sẽ chỉ tập trung vào các hậu quả lâu dài mà ô nhiêm dầu có thể để lại môi trường.

Sự cố ô nhiễm dầu có khả năng để lại nhiều hậu quả lâu dài cho môi trường khu vực bị ảnh hưởng. Trước tiên có thể kể đến sự ảnh hưởng cua ô nhiễm dầu đến môi trường nước và đất đai khu vực. Sự ô nhiễm này làm thay đổi điều kiện sống của các loài sinh vật, do vậy, một số loài sẽ bị mất nơi cư trú.

Đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật cũng nằm trong số những yếu tố bị ảnh hưởng xấu. Như một hệ quả, các yếu tố kinh tế - xã hội của vùng cửa sông bị ảnh hưởng cũng sẽ bị tác động.

/ y

Hình 5.1. Sự cô tràn dâu tại Alaska vào năm 1989

Ngoài ra, một số tác động khác cũng có thể được kể đến như ô nhiễm không khí, tác động đến giao thông đường thủy của khu vực. Các yếu tố này có vai trò ít quan trọng hơn và thường chỉ ảnh hưởng đến những vùng cưa sông và khu vực ven biển có đông dân cư.

a. Ò nhiễm không khỉ

Trong thành phần của dầu thô, ngoài các hydrocarbon dễ cháy còn có các kim ỉoại nặng như thủy ngân và các PAH (polycyclic aromatic hydrocarbon). Do vậy, trong trường hợp dầu thô bị rò ri ra môi trường, không khí trong vung bị ảnh hưởng sẽ có hàm lượng thủy ngân bay hơi lớn do có nhiệt độ bay hơi thấp và tính bốc hơi cao (Pandey s, et.tal 2008). Ngoài ra, hơi thủy ngân còn có khả năng bám vào các bề mặt của môi trường và tiếp tục bốc hơi sau đó gây nên những hậu quả lâu dài cho môi trường.

Ngoài ra, trong trường họp vết dầu loang bị phát cháy, sản phẩm của quá trình đốt sẽ là những chất khí độc hại như C 0 2, co, NO và 0 3. Những chất khí kể trên đều là những tác nhân hiện đang gây ô nhiễm môi trường sống trên thế giới.

£*<#■* »•** K Ílặịi <*;:*

Hình 5 .1 .0 nhiêm không khí từ ô nhiêm dâu

b. Ảnh hưởng tới m ôi trường nước và đất đai khu vực

Đa số các loại hỗn họp dầu và xăng đều có tính bốc hơi cao. Trong sự cố tràn dầu, sau khi bốc hơi, khối lượng riêng của dầu sẽ tăng và sự khác biệt về khối lượng riêng giữa nước và dầu sẽ giảm. Do đó, đến một thời điếm nhất định, dầu loang sẽ tan trong nước để tạo thành hỗn hợp của nước trong dầu (Nordvic A., et.al, 1997). Hỗn họp này rất khó bị loại bỏ trong các quá trình lọc hút nhân tạo của con người cũng như quá trình tự làm sạch của hệ sinh thái. Do vậy, hậu quả lâu dài là trong thành phần của môi trường nước sẽ tồn tại một lượrm dầu tan gây độc hại đối với các sinh vật thủy sinh.

> r -V

Hình 5.3. Công việc nạo vét dâu trên bờ sau sự cô tràn dâu

^ Đã có nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau tìm hiểu về tác động của ô nhiễm dầu đối với môi trường đất. Những nghiên cứu khoa học này đã cho thấy tùy vào chủng loại và lượng dầu thẩm thấu vào đất mà môi trường đất sẽ có những biến đổi khác nhau. Nếu lượng dầu thẩm thấu vào đất là ít thì sẽ tạo nên một môi trường carbon cao cho các vi sinh- vật hoạt động mạnh. Lượng oxy trong đất có nguy cơ giảm dẫn đến sự xuống cấp nghiêm trọng của môi trường đất. Mặt khác, trong trường hợp lượng dầu thẩm thấu vào đất là quá nhiều thì dầu sẽ có tác dụng như một loại kháng sinh, ngăn ngừa sự phát triển của các vi sinh vật trong đất. Do đó, các hợp chất hữu cơ trong đất sẽ không thể bị phân hủy thành các chất vô cơ để các loài cây thủy sinh hấp thụ được dẫn đến sự hủy diệt của hệ thực vật trong khu vực bị ô nhiễm dầu (Mendelsohn I., et.al, 2003). Nhìn chung, bất kể một sự cố ô nhiễm dầu nào cũng sẽ tạo nên một hậu quả xấu cho môi trường đất của khu vực bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, còn phải kể đến hệ thống nước ngầm tại khu vực cửa sông và ven biển. Sự xâm nhập của dần tràn vào hệ thống nước ngầm sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước ngầm. Như đã néu, thành phần của dầu thô chứa nhiều các kim loại nặng và các chất độc hại. Hệ quả từ sự ô nhiễm nước ngầm là sự nhiễm độc của hệ thực vật vùng cửa sông và thậm chí cả con người.

c. Tác động đến đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật

Hình 5.4. Tác động của dầu đến loài chim biến

Với những tác động về môi trường đất, nước và không khí nêu trên, các loài sinh vật cũng sẽ phải chịu những tác động xấu. Mặc dù các nghiên cứu khoa

-*• học trên thế giới chưa chỉ ra được sự liên quan giữa ô nhiễm dầu và sự phát triển của các loài sinh vật phù du sống trong nước; song, các nhà khoa học trên thế giới đều nhận định rằng sự thay đổi về điều kiện môi trường sống sẽ có những ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật phù du (Batten s., et.al, 1998). Với vai trò là loài sinh vật thấp cấp nhất trong cung bậc thức ăn của hệ sinh thái, sự sụt giảm số lượng các loài sinh vật phù du sẽ có những tác động tất yếu đến số lượng các loài sinh vật khác trong khu vực.

Đối với một số loài chim trong khu vực, dầu có khả năng bám vào cánh gây trở ngại trong quá trình bay và cất cánh của chúng. Việc săn bắt mồi và trốn chạy kẻ thù cũng sẽ trở nên khó khăn hơn. Hậu quả lâu dài hơn là sẽ dẫn đến sự suy giảm về số lượng các loài chim bị nhiễm dầu trong khu vực. Ngoài ra, các loài cá và thực vật thủy sinh đóng vai trò là thức ăn cho các loài chim trong khu vực. Khi hấp thụ các sinh vật đã bị nhiễm độc dầu hoặc bị bao phủ bời vết dầu loang, các loài sinh vật cao cấp hơn, trong đó có một số loài chim sẽ bị ngộ độc và chết.

d. Tác động đến kinh tế - xã hội khu vực chịu ảnh hưởng ô nhiễm dầu

Các tác động kinh tế- xã hội mà ô nhiễm dầu gây ra cho khu vực bị ảnh hưởng có thể kể đến chi phí dọn hút, ảnh hưởng xấu tới ngành công nghiệp du lịch và ảnh hưởng đến ngành săn bắt thủy - hải sản.

Trước hết phải kể đến công việc phục hồi hiện trạng môi trường sau sự cố. Công việc hút dọn dầu tràn trên mặt nước đòi hỏi chi phí cao và sức lao động lớn. Hiện tại trên thế giới có nhiều phương pháp hút dọn và ngăn chặn lan dầu trên mặt nước, nhưng có thể kể đến một số phương pháp như: dùng phao quày dầu, dùng skimmer thu dầu, thực hiện đốt cháy dầu lan, dùng các hợp chất hóa học, dùng vi sinh vật để phân hủy dầu tràn và thậm chí sử dụng khả năng làm sạch tự nhiên của môi trường. Tùy vào điều kiện của khu vực mà các phương pháp sẽ được sử dụng riêng biệt hay kết hợp. Tuy nhiên, tại nhiều khu vực, việc hút dầu phải được thực hiện từ từ hoặc không thực hiện vì sự can thiệp của con người trong trường hợp này tiếp tục làm thay đổi môi trường sống của các loài sinh vật thủy sinh.

Kinh nghiệm từ các sự cố tràn dầu trên thế giới cho thấy, những công ty chịu trách nhiệm về sự cố ô nhiễm dầu đã phải bồi thường hàng tỷ đôla cho việc dọn hút và bồi thường cho các cá nhân và tập thể đang khai thác nguồn lợi tại

"khu vực cửa sông và ven biển. Thêm vào đó, trước những tác động lâu dài mà ô nhiễm dầu để lại, cần phải tiếp tục việc phục hồi trạng thái môi trường để có thê trở lại tình trạng như lúc trước khi sự cố tràn dầu xảy ra.

Tác động thứ hai đến cá ngành kinh tế của vùng bị ảnh hưởng ô nhiễm dầu là sự ảnh hưởng xấu đến ngành công nghiệp du lịch vùng cửa sông và ven biển. Có thể nói Việt Nam là một quốc gia có giá trị du lịch biển rất cao. Theo số liệu có được, thu nhập từ du lịch biển đảo tại Việt Nam chiếm khoảng 60% thu nhập xã hội từ du lịch (VnEconomy, 2009). Tác động của sự cố tràn dầu là hủy hoại điều kiện môi trường tự nhiên vốn có của vùng biển và tiêu diệt các loài sinh vật trong khu vực. Một khu vực bị ô nhiễm sẽ không còn thu hút được một lượng lớn các khách du lịch. Hậu quả là ngành du lịch địa phương sẽ bị anh hưởng nghiêm trọng.

Cuối cùng là tác động của ô nhiễm dầu đến ngành kinh thế đánh bắt hải sản. Số liệu thực tế đã cho thấy Việt Nam có sản lượng thủy hải sản lớn và tài nguyên phong phú. Phần lớn thủy hải sản đánh bắt được đều được đưa sang các thị trường nước ngoài tạo một nguồn thu ngoại tệ lớn. Tuy nhiên, với sự sụt giảm về điều kiện sống của môi trường do ô nhiễm dầu gây ra, sản lượng thủy hải sản đánh bắt được tại khu vực cửa sông và ven bờ có nguy cơ giảm sút theo. Ngoài ra, trong trường hợp các loài cá ở trong khu vực bị ảnh hưởng của tràn dầu bị nhiễm độc thì nguồn hải sản đó sẽ có hại cho sức khỏe và không tiêu thụ được. Nói một cách khác, ngành kinh tế đánh bắt cá và sinh vật thuy sinh địa phương sẽ bị ảnh hưởng sau một sự cố tràn dầu.

Hình 5.4. Tác động của dầu đến đánh bắt hải sản

-* • e. Các tác động kinh tế - xã hội khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giao thông cả đường thủy và đường bộ có nhiều nguy cơ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm dầu tại vùng cửa sông. Tàu bè trong khu vực thường được yêu cầu hạn chế qua lại khu vực ô nhiễm để tránh hiện tượng cháy dầu bề mặt không kiểm soát và để cho phép các tàu chuyên dụng có khoảng trống làm công việc thu dọn. Do đó, những xuồng và ghe nhỏ không đảm bảo yêu cầu cũng như các tàu to chiếm nhiều diện tích lòng sông sẽ đều bị hạn chế lưu thông. Giao thông đường thủy tại khu vực ô nhiễm sẽ bị trì trệ. Người dân trong khu vực sẽ tận dụng giao thông đường bộ với những công việc có thể thay thế được như chuyên chở hàng hóa. Điều này có nhiều khả năng tạo gánh nặng cho giao thông đường bộ với những xe vận tải lớn.

Ngoài ra, ô nhiễm dầu cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động du lịch, dầu dạt vào các bãi biển, các điểm du lịch làm ô nhiễm môi trường, làm sụt giảm lượng khách tham quan, Các di tích cũng như các tài sản có giá trị về văn hóa nằm trong vùng ô nhiễm dầu cũng sẽ có nhiều khả năng bị ảnh hưởng.

VI. KÉT LUẬN

Ồ nhiễm dầu trên vùng cửa sông và ven biển có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng và lâu dài cho vùng bị ảnh hưởng. Do vậy, cần có những kiến thức cả về mặt lý luận cũng như thực tế về ứng phó sự cố tràn dầu là hết sức quan trọng và là yêu cầu cấp bách. Việc diễn tập mô hình ứng phó sự cố tràn dầu trên sông và việc nghiên cứu các cơ sở khoa học cho việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, đánh giá được tác động của ô nhiễm dầu lên môi trường là cần thiết. Dựa trên những hiểu biết về tác động mà sự cố tràn dầu gây ra, các biện pháp khắc phục hợp lý sẽ được đưa ra nhằm mục đích phục hồi lại hiện trạng môi trường tại khu vực như trước khi xảy ra sự cố cũng như là cơ sở pháp lý cho việc đền bù sau này.

Qua báo cáo, một cuộc diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu trên sông Sài gòn - Đồng nai đã được diễn ra với những mục tiêu cụ thể, thiết thực và hữu ích,

cuộc diễn tập được đánh giá là thành công. Bên cạnh đó, báo cáo cũng nghiên cứu, đề xuất một số các phương pháp và tiêu chí đánh giá tác động môi trường.

Phần đánh giá tác động môi trường đã cho thấy sự cố ô nhiễm tràn dầu để lại hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và hệ sinh thái cửa sông hoặc ven biển. Tuy nhiên, những đánh giá này còn là những đánh giá chung cho các vùng cửa

sông và ven biển Việt Nam chứ không phải là dành cho một khu vực cụ thế nào. Cần phải biết rằng tùy từng đặc điểm riêng của các vùng mà các hậu quả để lại của ô nhiễm dầu sẽ khác nhau. Điều này áp dụng cả với các hậu quả về các yếu tố phi vật chất do ô nhiễm dầu tạo ra.

Tài liêu tham khảo

1. BATTEN S., R. J. s. ALLEN & c . o. M. WOTTON. (1998). The Effects of

the Sea Empress Oil Spill on the Plankton o f the Southern Irish Sea. Marine Pollution B u lletin , 764-774.

2. http://www.amsa.gov.au/marine_environment_protection/educational_resou rces_and_information/teachers/the_effects_of_oil_on_wildlife.asp

3. Lamb E., Erin Bayne, Gillian Holloway, Jim Schieck, Stan Boutin, Jim Herbers and Diane L. Haughland. (2008). Indices for monitoring biodiversity change: Are some more effective than others? Ecological Indicators , 432-444.

4. Mendelssohn I. & Matthew G. Slocum. (2003). Relationship between soil cellulose decomposition and oil contamination after an oil spill at Swanson Creek, Maryland. Marine Pollution Bulletin , 359-370.

5. NORDVIK A , JAMES L. SIMMONS, KENNETH R. BITTING, ALUN LEWIS & TOVE STROM-KRISTIANSEN. (1997). Oil and Water Separation in Marine Oil Spill Clean-up Operations. Spill Science & Technology Bulletin , 107-122.

6. Pandey s., Ki-Hyun Kim, Un-Hyuk Yim, Myung-Chae Jung, Chang H. Kang (2008). Airborne mercury pollution from a large oil spill accident on the west coast of Korea. Journal o f Hazardous Materials, 380-384.

7. VŨ Thanh Ca, Phùng Đăng Hiếu, Nguyễn Xuân Hiển, Xây dựng hệ thống hồ trợ ứng phó sự cố tràn dầu ở Việt Nam, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, sổ 5 (55), 2008, 32-33

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện năm 2009 Thực thi mô hình dự báo và ứng phó sự cố tràn dầu (Trang 78)