- Về công tác kế toán chi tiết vật liệu:
2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hạch toán vật liệu tại Công ty CPXD Phúc Lộc
Công ty CPXD Phúc Lộc
2.1 Yêu cầu và nội dung hoàn thiện công tác quản lý và hạch toánnguyên vật liệu: nguyên vật liệu:
Vật liệu là đối tượng lao động, là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanhvà là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm dịch vụ. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vật liệu chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất, bị tiêu hao toàn bộ để kết cấu thành sản phẩm dịch chuyển toàn bộ một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất thường xuyên biến động, việc thu mua cung ứng diễn ra liên tục trong cơ chế thị trường. Công tác kế toán vật liệu phải được phối hợp với công tác quản lý khác của công ty, có biện pháp quản lý chặt chẽ về khối lượng, chất lượng, quy cách chủng loại, giá cả thu mua, chi phí thu mua, vận chuyển cũng như kế hoạch cung ứng để đảm bảo tiến độ xây dựng từng công trình.
Kế toán nguyên liệu, vật liệu phải tổ chức ghi chép hạch toán kịp thời, đúng số chi phí vật liệu tiêu hao vào quá trình sản xuất kinh doanh, bảo đảm sử dụng hợp lý tiết kiệm.
2.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và hạch toán vật liệu:
Trong doanh nghiệp bao gồm kinh doanh va xây dựng như Công ty CPXD Phúc Lộc thì việc quản lý, theo dõi nguyên vật liệu là một trong những công việc quan trọng nhất. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Vì nhiều lý do mà nguyên vật liệu có thể bị mất mát, hao hụt, dùng một cách lãng phí… Chính vì thế Công ty cần phải hoàn thiện việc phân loại rõ ràng các loại nguyên vật liệu và theo dõi một cách chi tiết, sát sao, hoàn thiện công tác kế toán và quản lý chi tiết nguyên vật liệu.
2.2.1.Hoàn thiện việc phân loại vật liệu:
Trên thực tế vật liệu tại công ty lại chưa được phân loại theo đúng nội dung kinh tế. Vật liệu của công ty chỉ được phân thành vật liệu chính TK 152(1), vật liệu phụ TK 152(2) , việc phân loại này hết sức sơ sài mặt khác còn coi phế liệu thu hồi là vật liệu phụ là không đúng với quy định.
Vật liệu của công ty bao gồm nhiều loại khác nhau có mục đích khác nhau đối với quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm xây lắp. Do vậy để quản lý và hạch toán kế toán vật liệu cần phải tiến hành phân loại chúng theo những tiêu thức nhất định : + Theo nội dung kinh tế: Nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, thiết bị xây dựng cơ bản , vật liệu khác.
+ Phân loại theo nguồn nhập: vật liệu mua ngoài, vật liệu chế biến, vật liệu nhận góp vốn liên doanh.
+ Phân loại theo mục đích công dụng : Vật liệu cho trực tiếp sản xuất, vật liệu dùng cho mục đích khác...
Việc phân loại vật liệu phải dựa trên vai trò công dụng của nó trong quá trình sản xuất kinh doanh, cụ thể phân loại như sau :
+Vật liệu chính: Là những vật liệu tham gia cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm như: xi măng, sắt thép, cát, đá, gạch...
+Vật liệu phụ: Là những vật liệu không tham gia cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm mà chỉ có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất bao gồm: dây thép buộc, sơn vôi ve quét tường ...
+Nhiên liệu : Là loại vật liệu cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất như : xăng, dầu..
+Phụ tùng thay thế: bao gồm các phụ tùng, chi tiết thay thế, sửa chữa máy móc
+Thiết bi xây dựng cơ bản: Là các thiết bị phương tiện lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản của doanh nghiêp.
+Phế liệu: Là các loại vật liệu đã được loại ra trong quá trình sản xuất như đầu mẩu sắt thép, vỏ bao xi măng, gạch vụn...
Mỗi loại trên cần được theo dõi chi tiết trên các sổ kế toán và tài khoản kế toán phù hợp .
2.2.2.Hoàn thiện công tác kế toán và quản lý chi tiết NLVL: 2.2.2.1. Về phương pháp tính giá NLVL xuất kho:
Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp tính giá thành theo từng đơn đặt hàng, vì vậy công ty nên tính giá NLVL xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập. Phương pháp này đảm bảo tính kịp thời và chính xác cho công tác tính giá thành sản phẩm.
Công thức tính: Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập = Trị giá vốn thực tế của vật tư còn lại sau mỗi
lần xuất trước
+
Trị giá vốn thực tế của vật tư nhập tiếp sau mỗi
lần xuất trước Số lượng vật tư còn lại
sau lần xuất trước
Số lượng vật tư nhập sau lần xuất trước
Ví dụ: Tồn đầu kỳ 300kg sắt I125,đơn giá 7200đ/kg.
Ngày 1/10 nhập kho 500kg sắt I125,đơn giá mua 7000đ/kg.
Ngày 5/10 xuất kho sắt I125 sản xuất PANO 1 cột cho công ty 2TEX,số lượng 600kg.
Ngày 18/10 nhập kho 810kg sắt I125,đơn giá 7300kg.
Ngày 20/10 xuất kho 800kg sắt I125 cho công trình tại phường Nam Đồng. + Tính theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ:
Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ:
(300 * 7.200) + (500 * 7.000) + (810 * 7.300) = 7.188đ/kg 300 + 500 + 810
Trị giá vốn xuất ngày 5/10 là: 600 * 7.188 = 4.312.800đ Trị giá vốn xuất ngày 20/10 là:
800 * 7.188 = 5.759.200đ
+ Tính theo phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập: Đơn giá bình quân sau lần nhập ngày 1/10 là:
(300 * 7.200) + (500 * 7.000) = 7.075đ/kg 300 + 500
Trị giá vốn xuất ngày 5/10 là: 600 * 7.075 = 4.245.000đ
Đơn giá bình quân sau lần nhập ngày 18/10 là: (200 * 7.075) + (810 * 7.300)
200 + 810 = 7.250,5đ/kg
Trị giá vốn xuất ngày 20/10 là: 800 * 7.250,5 = 5.800.400đ
2.2.2.2.Về việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là tài khoản dự tính trước để đưa vào chi phí SXKD phần giá trị hàng tồn kho bị giảm xuống thấp hơn trị giá gốc của hàng tồn kho nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực xảy ra.
Thời điểm trích lập dự phòng: Kế toán lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào cuối niên độ kế toán khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc.
Mức dự phòng cần lập cho niên độ mới theo công thức:
Mức dự phòng giảm giá HTK cần lập cho niên
độ (N+1)
=
Số lượng HTK hiện có cuối
niên độ của mỗi loại HTK x Mức giảm giá thực của mỗi loại
HTK vào cuối niên độ kế toán
Trong đó:
Mức dự phòng giảm giá thực
của mỗi loại HTK vào cuối niên độ kế toán = Giá gốc ghi sổ thực tế của HTK đó - Giá trị thuần có thế thực hiện được của
HTK
Doanh nghiệp phải lập hội đồng để thẩm định mức độ giảm giá vật tư,sản phẩm, hàng hoá tồn kho nói chung.
Tài khoản sử dụng: TK 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” Phương pháp hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Khi lập dự phòng kế toán ghi:
Nợ TK 632 Có TK 159
Cuối kỳ kế toán sau, nếu mức trích lập dự phòng lớn hơn số đã trích còn của kỳ kế toán trước (năm tài chính), số chênh lệch được trích thêm:
Nợ TK 632
Có TK 159 Ngược lại, kế toán ghi:
Nợ TK 159
Có TK 632
KẾT LUẬN
Vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản không thể thiếu được của quá trình sản xuất xây lắp. Trong Công ty CPXD Phúc Lộc, chi phí vật liệu chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm của công ty. Vì vậy công tác tổ chức hạch toán và kế toán nguyên vật liệu là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý. Trong công tác quản lý doanh nghiệp, hạch toán để phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của công việc sản xuất kinh doanh, phù hợp với những thay đổi đang diễn ra rất nhanh của nền kinh tế thi trường là một nhu cầu thiết yếu.
Nhận thức được vấn đề trên Công ty CPXD Phúc Lộc đã rất chú trọng tới việc tổ chức công tác kế toán, đặc biệt là công tác kế toán vật liệu. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm cần phát huy và những mặt cần khắc phục trong công tác kế toán vật liệu thì công ty cần phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán vật liệu.
Qua thời gian thực tập tại công ty, bằng những kiến thức đã học kết hợp với việc tìm hiểu tình hình thực tế công tác kế toán vật liệu của công ty, do thời gian thực tập có hạn, do trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong được sự góp ý của các cán bộ trong phòng kế toán của công ty và thầy giáo hướng dẫn để đề tài của em thực sự có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo C.N Trần Ngọc Khanh, cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ trong phòng kế toán tài chính đã tạo điều kiện tốt để em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.