II. Phân theo thời gian
d) Tỷ trọng lợi nhuận hoạt động cho vay tiêu dùng
Sự gia tăng lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp quan trọng nhất phản ánh sự phát triển của hoạt động CVTD cả về số lượng và chất lượng.
Bảng 2.6: Tỷ trọng lợi nhuận cho vay tiêu dùng Đơn vị tính: Triệu đồng/ % Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Lợi nhuận CVTD 281 759 708 Tổng lợi nhuận 1.305 3.051 4.286 Tỷ trọng (%) 21,5% 24,87% 16,52%
(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Sài Gòn công thương- chi nhánh Hà Nội)
Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng đều rất ổn định: 21,5% năm 2008, 24,87% năm 2009 và 16,52% vào năm 2010. Nguyên nhân là do đặc điểm của CVTD – lãi suất tín dụng tiêu dùng cao hơn lãi suất các loại tín dụng khác dẫn đến tốc độ tăng trưởng lợi nhuận CVTD nhanh hơn tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân cả chi nhánh. Quả thực, nghiệp vụ tín dụng tiêu dùng rất đáng được các ngân hàng chú trọng bởi lợi nhuận mà nó mang lại cho ngân hàng không hề nhỏ. Cuộc khủng hoảng năm 2008 đã gây khó khăn cho nền kinh tế, lợi nhuận CVTD mang lại là 281 trđ, chiếm 21,5% tổng lợi nhuận. Nhưng đến năm 2009, khi nền kinh tế ổn định hơn, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng vọt thì lợi nhuận từ hoạt động CVTD mang lại là 759 trđ, tăng 478 trđ so với năm 2008 và chiếm 24,87% tổng lợi nhuận cùng kỳ. Năm 2010, chi nhánh có tổng lợi nhuận đạt tới 4.286 trđ, riêng lợi nhuận CVTD đạt 708 trđ, chiếm 16,52%. Do dư nợ CVTD năm 2010 giảm sút kéo theo lợi nhuận từ CVTD cũng giảm. Năm 2011 chi nhánh nên có các kế hoạch cụ thể đối với hoạt động CVTD để tăng tính cạnh trạnh trong nội bộ ngành và thu hút khách hàng vay đến với chi nhánh; đồng thời có các biện pháp hạn chế rủi ro trong tín dụng nói chung và trong cho vay tiêu dùng nói riêng.
2.3.3. Đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh