- ĐẶNG BÍCH NGỌC:
3.3.1. Phân tích đề
- Phân tích đề là suy nghĩ kĩ để nhận thức đúng và đủ các ý nghĩa và yêu cầu của đề.
- Đối với loại đề nghị luận xã hội cĩ tính truyền thống, các yêu cầu của đề được nêu cụ thể: yêu cầu về nội dung (cịn gọi là luận đề), yêu cầu về thao tác lập luận (trước đây gọi là kiểu bài), yêu cầu về tài liệu (cịn gọi là phạm vi dẫn chứng).
Ví dụ 1: “Kĩ năng đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần cĩ trong
một thế giới hiện đại là khả năng học phương pháp học – nghĩa là thường xuyên tiếp thu và học hỏi những phương pháp mới để làm những cơng việc cũ hay những phương pháp mới để làm những cơng việc mới… Trong một thế giới như vậy khơng chỉ kiến thức mà cả phương pháp học hỏi của bạn mới tạo ra giá trị riêng. Bởi những kiến thức bạn cĩ ngày hơm nay sẽ trở nên lỗi thời nhanh hơn bạn tưởng nhiều” (Theo Phrít -
men, Thế giới phẳng, NXB Trẻ, 2005).
Giải thích ý kiến trên. Từ lời khuyên của Phrít - men, anh/ chị sẽ vận dụng vào quá trình học tập như thế nào?
Yêu cầu về nội dung: Học phương pháp học.
Yêu cầu về thao tác lập luận: Giải thích, chứng minh, bình luận. Yêu cầu về tài liệu: Quá trình học tập của bản thân
- Đề nghị luận xã hội mở là loại đề chỉ nêu vấn đề cần bàn luận (luận đề), khơng cĩ yêu cầu về thao tác lập luận, khơng giới hạn phạm vi
tư liệu. Đơi khi tính mở của đề cịn thể hiện cả ở vấn đề nghị luận (đã
trình bày ở mục 2.1: Nghị luận xã hội dạng đề mở: quan niệm và dạng
thức – NV). Do đĩ bản thân người viết phải tự xác định cho đúng các yêu
cầu của đề để nghị luận cĩ tính thuyết phục.
Ví dụ 2: Anh/ chị suy nghĩ gì về vấn đề học phương pháp học đối
với con người trong thế giới hiện đại.
Thoạt tiên, ai cũng nghĩ, đề mở như vậy dễ hơn đề đĩng. Song, nếu với ví dụ (2), rõ ràng, đề đĩng ở ví dụ (1) dễ hơn, ở chỗ cĩ sự gợi ý cho người viết hướng suy nghĩ, cách lập luận và cả giới hạn vấn đề.
Chính vì vậy, giáo viên cần cĩ những hoạt động dạy học hướng dẫn học sinh kĩ năng phân tích đề cho thật trúng và đúng với đề nghị luận xã hội dạng mở.
Cách thức tiến hành hoạt động dạy học như sau:
HĐ 1: Tìm từ khĩa quan trọng trong luận đề.
HĐ 2: Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ nhanh và viết ngắn gọn ra giấy ý kiến của mình.
HĐ 3: Học sinh chọn hướng giải quyết vấn đề, tơn trọng ý kiến của bản thân trên cơ sở cĩ cái nhìn tích cực.
HĐ 4: Học sinh chọn thao tác lập luận chính (Trong quá trình lập dàn ý sẽ chọn thao tác lập luận phụ để tăng sức thuyết phục cho bài viết).