Kết quả phân tích

Một phần của tài liệu Thử nghiệm phân tích dữ liệu kinh tế - xã hội Việt Nam bằng thống kê toán học (Trang 56)

4 Thử nghiệm phân tích dữ liệu kinh tế xã hội Việt Nam bằng

4.4 Kết quả phân tích

• vung = 3 đặc trưng cho phíaBắc Trung bộ và Duyên Hải miền Trung gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

• vung = 4 đặc trưng cho vùng Tây Nguyên gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk + Đắk Nông, Lâm Đồng.

• vung = 5 đặc trưng cho vùng Đông Nam bộ gồm Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh.

• vung = 6 đặc trưng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ + Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

4.4 Kết quả phân tích 4.4.1 Kết quả phân tích tổng hợp

Nước ta nằm trong khu vực Đông Nam Á, có diện tích 331.212 km2, có vị trí địa lý thuận lợi với một mặt giáp biển dọc suốt chiều dài đất nước tạo điều kiện cho việc thông thương, giao lưu với các nước bạn trong khu vực và phát triển các ngành nghề khai thác tài nguyên biển. Theo điều tra của Tổng cục thống kê Việt Nam tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, trên toàn Việt Nam có 85.846.997 người, quy mô phân bố ở các vùng kinh tế - xã hội, trong đó đông dân nhất là vùng đồng bằng sông Hồng với khoảng 19,5 triệu người, quy mô phân bố ở các vùng kinh tế - xã hội, kế tiếp là vùng bắc Trung bộ và duyên hải nam Trung bộ với khoảng 18,8 triệu người, thứ ba là vùng đồng bằng sông Cửu Long với khoảng 17,1 triệu người, vùng ít dân nhất là Tây Nguyên với khoảng 5,1 triệu người và có khoảng 25,4 triệu người, tương ứng với 29,6% sống ở khu vực thành thị và khoảng 60,4 triệu người cư trú ở khu vực nông thôn.

4.4. Kết quả phân tích 50 trong 11 năm từ 2000 - 2010, nền kinh tế của nước ta có những bước tiến rõ rệt trên tất cả các lĩnh vực mặc dù cũng phải trải qua giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tuy gặp phải những khó khăn do hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh xảy ra tại một số địa phương nhưng nhìn chung sản lượng của năm sau vẫn cao hơn các năm trước. Các ngành công nghiệp, Giao thông vận tải và Thương mại dịch vụ cũng có giá trị sản xuất và doanh thu tăng đồng đều theo các năm.

Trong bài luận văn này, chúng ta chỉ tập trung phân tích hai yếu tố thành phần góp phần vào sự phát triển kinh tế chung và xu hướng toàn cầu hóa của đất nước. Đó là Bình quân mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

và Bình quân số thuê bao điện thoại. Khi phân tích sơ lược ta thấy, về

Bình quân mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng có sự chênh

lệch tương đối rõ rệt giữa các tỉnh, vùng miền. Mức bình quân lớn nhất là Tp Hồ Chí Minh với 22,87tỷ/nghìn người, sau đó là Đà Nẵng với mức bình quân 15,43 tỷ/nghìn người, đứng thứ 3 mới là Hà Nội với mức bình quân 13,05 tỷ/nghìn người và một số tỉnh tiếp đó như Bình Dương (12,24 tỷ/nghìn người), Tây Ninh (11,27 tỷ/nghìn người), Bà Rịa - Vũng Tàu(11,21 tỷ/nghìn người), Quảng Ninh (10,7 tỷ/nghìn người), Khánh Hòa (10,57 tỷ/nghìn người), Đồng Nai (9,46 tỷ/nghìn người), Cần Thơ + Hậu Giang (9,23tỷ/nghìn người), An Giang (8,96 tỷ/nghìn người ).

Với dân số trung bình trong 11 năm là 5triệu861nghìn người, không thấp hơn dân số trung bình của Tp Hồ Chí Minh là mấy (6triệu285nghìn người) nhưng mức bình quân bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của Hà Nội lại thấp hơn rất nhiều, xấp xỉ bằng 57% so với TP Hồ Chí Minh. Thấp nhất là tỉnh Hà Giang địa đầu của Tổ quốc với mức bình quân 1,61 tỷ/nghìn người, sau đó đến các tỉnh Bắc Giang (2,11 tỷ/nghìn người), Điện Biên + Lai Châu (2,18 tỷ/nghìn người), Hòa Bình (2,24 tỷ/nghìn người). Các tỉnh có mức bình quân từ trên 2,5 đến dưới 5 tỷ/nghìn người chiếm 43,33%, còn lại từ trên 5 đến

4.4. Kết quả phân tích 51 8,5 tỷ/nghìn người chiếm 30%.

Hình 4.1: Bình quân mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của các tỉnh

4.4. Kết quả phân tích 52

Hình 4.2: Đồ thị về bình quân mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của các tỉnh trong cả nước

tỉnh, ta cũng thấy rằng mức bình quân này của các tỉnh đều tăng qua các năm từ 2000 đến 2010. Điều này có thể giải thích do nhu cầu tiêu dùng và sử dụng các dịch vụ của người dân ngày càng cao. Thị trường hàng hóa bán lẻ ngày một phong phú đa dạng do sự phát triển của các ngành nông - ngư nghiệp, công nghiệp với sản lượng tăng theo mỗi năm cùng với tốc độ đô thị hóa ở các thành thị, các dịch vụ tiêu dùng như tạp hóa, quần áo, ăn uống, vui chơi giải trí...

Đối với sự phân bố theo vùng miền thì vùng Trung du và miền núi phía Bắc có mức bình quân bán lẻ hàng hóa và dịch vụ thấp nhất (3 tỷ/nghìn người), thấp thứ hai là vùng Tây Nguyên (4,83 tỷ/nghìn người). Đây là những vùng miền núi có điều kiện kinh tế khó khăn, giao thông trắc trở, dân số thưa thớt và nền công nghiệp lại không phát triển nên nhu cầu và mức tiêu thụ hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng thấp hơn rất nhiều so với các vùng miền khác.

4.4. Kết quả phân tích 53 Mã vùng Trung bình ĐLTC Min Max

1 5.94 5.33 0.76 30.78 2 2.99 2.17 0.41 11.67 3 6.17 5.29 1.12 32.55 4 4.83 3.75 1.30 16.77 5 12.12 9.19 1.94 49.27 6 6.93 4.58 1.00 22.67

Bảng 1: Bình quân mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của các vùng kinh tế nước ta

Trong khi đó bình quân bán lẻ hàng hóa và dịch vụ cao nhất là vùng Đông Nam bộ với con số xấp xỉ 12,12 tỷ/nghìn người. Điều này có thể được giải thích vì đây là vùng thu hút được nhiều dân nhập cư từ các vùng khác đến sinh sống, các khu công nghiệp chủ yếu tập trung nhiều ở vùng này. Mặt khác đây là khu vực có vị trí thuận lợi với hệ thống giao thông đường bộ, đường biển, đường hàng không thuận lợi cho giao lưu hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế do vậy đây là khu vực có kinh tế phát triển nhất nước ta, đóng góp 2/3 thu ngân sách hàng năm và có tỉ lệ đô thị hóa 50%.

4.4. Kết quả phân tích 54 Vùng đồng bằng Sông Cửu Long với mức bình quân xấp xỉ 6,93 tỷ/nghìn người, đây là vùng liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vùng phát triển năng động nhất Việt Nam. Vùng có mức bình quân tiêu thụ đứng thứ 3 là Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung xấp xỉ 6,17tỷ/nghìn người, vùng này nằm trên trục giao thông Bắc Nam về đường sắt, đường bộ; nhiều đường ô tô tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu kinh tế, thông thương hàng hóa giữa các tỉnh, các vùng và quốc tế, đặc biệt với Lào, Camphuchia...và đây là vùng có thế mạnh về du lịch với nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng thúc đẩy sự phát triển về nhu cầu và mức tiêu thụ hàng hóa cũng như các dịch vụ du lịch. Thứ tư là Đồng bằng sông Hồng đạt xấp xỉ 5,94 tỷ/nghìn người. Dưới đây là bảng thống kê bình quân mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng theo các vùng miền trong cả nước.

Bình quân số thuê bao điện thoại cũng có sự chênh lệch giữa các tỉnh

và các vùng miền. Cao nhất trong cả nước là ba thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Tp.Hồ Chí Minh, trong đó Đà Nẵng là cao nhất với bình quân 0,26 thuê bao/người còn Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh bằng nhau 0,25 thuê bao/người. Tiếp theo đó là những tỉnh có mức bình quân từ 0,1 đến dưới 0,2 thuê bao/người chiếm 43,33%. Các tỉnh có mức bình quân từ 0,06 - 0,09 chiếm 46,67%. Trong đó, Hà Giang là tỉnh có mức bình quân thấp nhất 0,06 thuê bao/người, đây là một trong các tỉnh thưa dân và có điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn.

Trong vòng chục năm trở lại đây, nền kinh tế của nước ta có nhiều khởi sắc, phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp thu được nhiều khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới. Hơn nữa, cùng với sự phát triển của kinh tế thì đời sống của nhân dân ngày một cao hơn, nhu cầu về thông tin liên lạc là một điều không thể thiếu vì thế mức bình quân số thuê bao điện thoại của các tỉnh tăng đều theo các năm.

4.4. Kết quả phân tích 55

Hình 4.4: Bình quân số thuê bao điện thoại của các tỉnh trong cả nước

Với sự phân bố mức bình quân số thuê bao theo vùng miền thì vùng Đông Nam bộ vẫn là vùng có mức bình quân cao nhất (0,16 thuê bao/người) do đây là một khu vực có nền kinh tế năng động, có Tp.Hồ Chí Minh là một trung tâm văn hóa, chính trị, có nền kinh tế giữ vai trò đầu tàu của nước ta, với hệ thống

4.4. Kết quả phân tích 56

Hình 4.5: Đồ thị về bình quân số thuê bao điện thoại được sử dụng trên các tỉnh của cả nước

hạ tầng bưu chính viễn thông được đầu tư đạt trình độ thế giới. Đứng thứ hai là Đồng bằng sông Hồng với mức bình quân xấp xỉ 0,13 thuê bao/người, thứ ba là phía Bắc Trung bộ và Duyên hải miền trung với mức xấp xỉ 0,11thuê bao/người rồi đến vùng Tây Nguyên. Hai vùng còn lại thấp nhất cả nước là Trung du và miền núi phía Bắc và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (0,09 thuê bao/người).

Mã vùng Trung bình ĐLTC Min Max

1 0.13 0.10 0.01 0.39 2 0.09 0.07 0.01 0.27 3 0.11 0.08 0.01 0.40 4 0.10 0.07 0.02 0.29 5 0.16 0.08 0.02 0.35 6 0.09 0.05 0.02 0.20

4.4. Kết quả phân tích 57 Như vậy nhìn chung hai yếu tố Bình quân mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, Bình quân số thuê bao điện thoại được sử dụng tăng đều trong 11 năm và có sự chênh lệch tương đối rõ rệt giữa các tỉnh, vùng miền trong cả nước. Nền kinh tế nước ta đang phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu thực hiện Công nghiệp hóa hiện đại hóa đến năm 2020 và cho đến nay đã có những bước tăng trưởng rõ rệt trên tất cả các lĩnh vực.

Các yếu tố kinh tế trong xã hội có tác dụng làm đòn bẩy thúc đẩy nhau phát

Hình 4.6: Đồ thị về bình quân mức bán lẻ hàng hóa&doanh thu dịch vụ và Bình quân số thuê bao điện thoại được sử dụng

triển vì vậy khi thử nghiệm phân tích về hai yếu tố này, ta không thể bỏ qua được sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế khác. Phần dưới đây học viên xin trình bày ứng dụng của mô hình nhiều mức để thử nghiệm phân tích sự ảnh hưởng lẫn nhau của hai yếu tố kể trên và sự phụ thuộc của chúng vào các yếu tố kinh tế khác.

4.4. Kết quả phân tích 58 4.4.2 Kết quả phân tích bằng mô hình nhiều mức

Để phân tích hai yếu tố này, trước hết ta xây dựng mô hình hai mức với phương trình mức một biểu thị mối quan hệ tuyến tính giữa các yếu tố kinh tế với bình quân mức bán lẻ hàng hóa (hay bình quân số thuê bao điện thoại được sử dụng) của mỗi tỉnh, phương trình mức hai biểu thị mối liên hệ giữa các vùng.

Xét phương trình mức một như sau:

yij =αi+β1ixij +β2zij +εij (4.4.1) trong đó yij là biến đáp ứng của tỉnh thứ j (j = 1,2,3,· · · ,60) thuộc vùng thứ i (i= 1,2,· · · ,6); αi là hệ số ngẫu nhiên đặc trưng cho vùng i, xij là vectơ các biến giải thích mức một với vectơ hệ số ngẫu nhiên β1i; zij là vectơ các biến giải thích với vectơ hệ số dốc cố định β2; εij là số hạng nhiễu do các yếu tố khác không được kể đến trong mô hình.

Để biết được có sự khác biệt, tỉ lệ tăng hay giảm giữa các vùng hay không và đặc trưng của các vùng đó ảnh hưởng tới biến đáp ứng như thế nào, ta xét các phương trình mức hai như sau

αi =a0+a1vung+u β1i =b0+b1vung+µ

(4.4.2)

Ở đây a0, a1, b0, b1 là các hệ số chặn và hệ số dốc cố định, u, µ là các sai số ngẫu nhiên. Chúng ta cần tìm hiểu về mức độ khác biệt hay ảnh hưởng tới một số biến của yếu tố vùng miền này. Kết hợp phương trình (4.4.1) và (4.4.2) ta được phương trình sau

yij = (a0+a1vung+u) + (b0+b1vung+µ)xij +β2zij +εij

= a0+a1vung+b0xij +β2zij +b1vung.xij +u+µxij +εij.

(4.4.3)

Trong phương trình này thành phần(a0+a1vung+b0xij+β2zij+b1vung.xij)

4.4. Kết quả phân tích 59 giải thích mức một và biến mức hai được biết như một tương tác chéo. Thành phần (u+µxij +εij) là phần hiệu quả ngẫu nhiên. Vì thế phương trình này được coi như phương trình hiệu quả hỗn hợp vớia1 là tỉ lệ về sự khác biệt giữa các vùng, b0 và β2 là tỉ lệ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự tăng hay giảm của mức doanh thu bán lẻ và dịch vụ,b1 là sự khác biệt về sự tăng hay giảm doanh thu bán lẻ và dịch vụ giữa các vùng. Bây giờ ta sẽ đưa mô hình này vào từng trường hợp cụ thể dưới đây.

a. Bình quân mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Đới với yếu tố này, các biến giải thích mức một bao gồmtlthanhthi, tlldqd, BQs- lkhoai, BQslltch, BQslsan, BQgtsxnn, BQgtsxcn, BQslthskt, BQslthsnt, BQ- sobo, BQsolon, BQsotrau, BQklhhlc, BQklhhlc, BQklhklc, BQsotbdt, BQcn- NgNN, BQcnNN, BQsodn, trong đó hệ số dốc của các biếnBQgtsxnn, BQgtsxcn

là ngẫu nhiên. Biến mức hai là biến vung.

Trong phương trình (4.4.1), yij là bình quân mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của tỉnh thứ j (j = 1,2,3,· · · ,60) thuộc vùng thứ i (i = 1,2,· · · ,6); αi là hệ số ngẫu nhiên đặc trưng cho vùng i, xij là vectơ hai biến giải thích mức mộtBQgtsxnn, BQgtsxcn với vectơ hệ số ngẫu nhiênβ1i;zij là vectơ các biến giải thích với vectơ hệ số dốc cố định β2; εij là số hạng nhiễu do các yếu tố khác không được kể đến trong mô hình. Như vậy với phương trình (4.4.3), sử dụng phần mềm STATA cho ta kết quả như hình dưới đây.

Từ kết quả này ta thấy, đối với phần hiệu quả cố định, các yếu tố dân số thành thị (p = 0.013), số lao động làm việc trong khu vực Nhà nước (p = 0.047), diện tích khoai (p = 0.010), diện tích lương thực có hạt (p = 0.048), sản lượng sắn (p = 0.002), bình quân số bò (p = 0.002), bình quân giá trị công nghiệp ngoài Nhà nước (p = 0.000), giá trị công nghiệp Nhà nước (p = 0.000), khối lượng hành khách luân chuyển qua các tỉnh (p = 0.000), vùng miền trong cả nước , số doanh nghiệp có trên địa bàn các tỉnh (p = 0.000), giá trị sản xuất công nghiệp của các vùng kinh tế (p = 0.022) đều có ảnh hưởng tới bình bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Còn một số yếu tố khác có ảnh

4.4. Kết quả phân tích 60

Hình 4.7: Kết quả phân tích mô hình hưởng không đáng kể. Cụ thể đối với một số biến như sau:

Đối với biến tlthanhthi, với hệ số dốc bằng 5.74, có nghĩa là mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ sẽ tăng nếu như số dân thành thị tăng. Như ta đã biết, với những nơi tập trung dân cư đông đúc, cuộc sống thành thị với mức sống cao hơn ở nông thôn, nhu cầu tiêu dùng lớn thì những mặt hàng bán buôn bán lẻ từ lương thực, thực phẩm, quần áo, giầy dép...phục vụ những như cầu thiết yếu của con người cho đến những mặt hàng điện tử, điện lạnh, xe cộ...luôn được tiêu thụ với số lượng lớn hay những dịch vụ ăn uống, du lịch đều

Một phần của tài liệu Thử nghiệm phân tích dữ liệu kinh tế - xã hội Việt Nam bằng thống kê toán học (Trang 56)