4 Thử nghiệm phân tích dữ liệu kinh tế xã hội Việt Nam bằng
4.3.2 Các biến độc lập (biến giải thích)
(a) "tlnongthon" là tỉ lệ dân số của các đơn vị lãnh thổ được Nhà nước quy định là khu vực nông thôn phân theo địa phương.
(b) "tlthanhthi" là tỉ lệ dân số của các đơn vị lãnh thổ được Nhà nước quy định là khu vực thành thị phân theo địa phương.
(c) "tlldQd" là tỉ lệ số lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, xí nghiệp của Nhà nước phân theo địa phương.
(d) "BQgtsxnn" là bình quân giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo địa phương, gồm giá trị sản phẩm (kể cả sản phẩm dở dang) trồng trọt, chăn nuôi, giá trị dịch vụ phục vụ trồng trọt và chăn nuôi, giá trị các hoạt động săn bắt, thuần dưỡng thú và những dịch vụ có liên quan đến hoạt động này.
(e) "BQslltch" là bình quân sản lượng lương thực có hạt phân theo địa phương, bao gồm sản lượng lúa, ngô và các loại cây lương thực có hạt khác như đậu, đỗ, lạc, kê, vừng,..., được sản xuất ra trong một thời kì nhất định. Chỉ tiêu này không bao gồm các loại cây chất bột có củ. (f) "BQslkhoai" là bình quân sản lượng khoai thu hoạch được trong năm
phân theo địa phương.
(g) "BQslsan" là bình quân sản lượng sắn thu hoạch được trong năm phân theo địa phương.
4.3. Mã hóa dữ liệu 47 (h) "BQdtntths" là bình quân diện tích được sử dụng cho hoạt động nuôi trồng thủy sản, tính cả diện tích ao đầm; đối với diện tích ươm, nuôi giống thủy sản thì bao gồm cả những diện tích phụ trợ cần thiết như ao lắng lọc, ao xả.
(i) "BQslthskt" là bình quân sản lượng thủy sản khai thác, bao gồm sản lượng hải sản khai thác và sản lượng thủy sản khai thác tự nhiên trên các sông, suối, hồ, đầm, ruộng,ao...
(j) "BQslthsnt" là bình quân sản lượng thủy sản nuôi trồng, bao gồm tất cả sản lượng các loại thủy sản thu được nhờ kết quả của hoạt động nuôi trồng thủy sản tạo ra.
(k) "BQsobo" là bình quân số bò có tại thời điểm điều tra.
(l) "BQsolon" là bình quân số lợn có tại thời điểm điều tra, bao gồm lợn thịt, lợn nái và lợn giống.
(n) "BQgtsxcn" là bình quân giá trị sản xuất công nghiệp, tức là bình quân giá trị các ngành công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến, sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước được tính theo phương pháp công xưởng bao gồm: doanh thu công nghiệp (doanh thu bán sản phẩm, dịch vụ công nghiệp, bán phế liệu, phế phẩm và doanh thu cho thuê máy móc, thiết bị có kèm theo người điều khiển) và chênh lệch cuối kỳ, đầu kỳ thành phẩm tồn kho, hàng gửi bán và sản phẩm dở dang.
(o) "BQcnNN" là bình quân giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước phân theo địa phương.
(p) "BQcnTWql" là bình quân giá trị công nghiệp Nhà nước do Trung ương quản lý phân theo địa phương.
(q) "BQcndpql" là bình quân giá trị công nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý phân theo địa phương.
4.3. Mã hóa dữ liệu 48 (r) "BQcnvdtnng" là bình quân giá trị công nghiệp của khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài phân theo địa phương.
(s) "BQcnngNN" là bình quân giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực ngoài Nhà nước phân theo địa phương.
(t) "BQsodn" là bình quân số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm điều tra.
(u) "BQklhhlc" là bình quân khối lượng hàng hóa luân chuyển, được tính theo khối lượng hàng hóa vận chuyển nhân với quãng đường đã vận chuyển. (c) "BQklhklc" là bình quân khối lượng hành khách luân chuyển, tức là bình quân khối lượng hành khách vận chuyển tính theo chiều dài của quãng đường vận chuyển. Khối lượng hành khách luân chuyển được tính bằng số lượng hành khách vận chuyển nhân với quãng đường đã vận chuyển. Số hành khách luân chuyển ngày càng nhiều chứng tỏ cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải của xã hội đó ngày càng phát triển, thúc đẩy sự giao lưu, thông thương giữa các tỉnh, vùng miền trong cả nước. Đây cũng là một trong những yếu tố để thu hút được vốn đầu tư của nước ngoài, phát triển nền kinh tế xã hội.
Biến "vung" trong bài luận văn này nhận các giá trị 1,2,3,4,5,6 đặc trưng cho 6 vùng kinh tế của cả nước. Cụ thể:
• vung = 1 đặc trưng cho vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm các tỉnh Hà Nội + Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
• vung = 2 đặc trưng cho vùngTrung du và miền núi phía Bắc gồm Hà Gi- ang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên + Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.