2.3.4.Các nhân tố khác

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay ngoại tệ đối với hoạt động xnk tại ngân hang TMCP Tiên Phong (Trang 42)

- Trước khi có quyết định số 09/2008/QĐNHNN ngày 10/4/2008 (quyết định 09) quy định về đối tượng được phép vay ngoại tệ thì hoạt động cho vay ngoạ

2.3.4.Các nhân tố khác

* Biến động của nền kinh tế thế giới

Trong các hợp đồng mua bán ký kết giữa các DN VN với đối tác nước ngoài, đồng Dola Mỹ được sử dụng chủ yếu và phổ biến nhất trong thanh toán ngoại thương. Do vậy những biến động của nền kinh tế Mỹ ảnh hưởng sức mua của đồng Dola Mỹ sẽ ảnh hưởng đến TGHĐ VND/USD, ảnh hưởng đến kim ngạch XNK của

VN. Ngoài ra, những diễn biến trong tình hình lạm phát của Mỹ, chính sách lãi suất của FED cũng ảnh hưởng đến lãi suất trên thị trường liên NH Singapore. Mà lãi suất cho vay của TPB trước năm 2009, đầu năm 2010 được quy định theo lãi suất Sibor cộng một biên độ giao động.

Và sự ảnh hưởng nói trên càng trở nên rõ ràng hơn trong các tháng đầu năm 2010, nền kinh tế Mỹ xuất hiện nhiều dấu hiệu suy thoái kinh tế. Bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng trên thị trường địa ốc, cho vay thế chấp dưới chuẩn, lan sang thị trường tài chính - tiền tệ, cộng hưởng với cuộc khủng hoảng chu kỳ (tính từ cuộc khủng hoảng kinh tế lần trước vào năm 2001 đến nay đã trên 7 năm). Để ngăn chặn các cuộc khủng hoảng trên và nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ, hầu hết các nước tư bản phát triển đã đưa ra nhiều biện pháp, trong đó NH Trung Ương các nước phải bỏ ra hàng trăm tỉ USD; Chính phủ Mỹ dùng ngân sách để hoàn thuế cho các gia đình và DN; Fed cắt giảm lãi suất liên tục...

Động thái cắt giảm lãi suất USD của Fed sẽ làm cho lạm phát ở Mỹ tăng lên do đồng tiền được đưa từ NH ra lưu thông phục vụ cho đầu tư và tiêu dùng nhằm ngăn chặn nguy cơ suy thoái kinh tế. Lạm phát ở Mỹ tăng đồng nghĩa với việc đồng USD sẽ tiếp tục giảm giá so với đồng tiền của các nước.

Một số khu vực trong nền kinh tế Mỹ lại là những đối tượng hưởng lợi nhiều nhất từ sự suy thoái của chính nền kinh tế nước mình. Đồng USD yếu đồng nghĩa với sức cạnh tranh của hàng hóa Mỹ XK tăng lên trên thị trường thế giới, trong khi khả năng cạnh tranh của các đối thủ khác suy giảm.

Kinh tế Mỹ suy thoái và kinh tế toàn cầu tăng chậm khiến giá dầu và các loại hàng hóa khác sụt giảm. Bởi thế, những nhà NK lớn các mặt hàng này, đặc biệt là ở châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc sẽ hưởng lợi từ sự suy thoái kinh tế Mỹ.

Trong lúc các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia để thả nổi đồng nội tệ, nâng giá đồng nội tệ so với đồng USD để kiềm chế lạm phát, hy sinh XK cũng như các đồng tiền EUR, JPY, CAD,.. để tăng giá so với đồng USD thì đồng tiền VN cơ bản được neo giữ vào USD để khuyến khích XK, hạn chế NK, hạn chế nhập siêu, do nhập siêu 4 tháng đầu năm 2008 của VN đã “phi mã” lên 11,1 tỉ USD, đã chiếm tới trên 60% kim ngạch XK và bằng khoảng 46% so với

GDP - tức là đã đe dọa cân đối vĩ mô. Khi đó XK sẽ tiếp tục được khuyến khích và giữ được tốc độ tăng khá, do đồng tiền VN tiếp tục giảm giá so với đồng tiền của các nước. NK sẽ được kiềm chế bớt. Tuy nhiên, như thế có nghĩa là áp lực lạm phát do tỷ giá và do NK vẫn sẽ tăng lên, sẽ làm cho hàng NK vào VN bị đắt kép (đắt do hàng hóa NK tính bằng USD tăng, đắt do tỷ giá USD/các ngoại tệ khác và do tỷ giá VND/USD tăng - tức là đồng VN bị giảm giá mạnh so với các ngoại tệ khác), nhu cầu vay ngoại tệ hay mua ngoại tệ để NK tăng.

Có thể thấy TGHĐ giữa USD và VND trong 4 tháng đầu năm 2008 giảm liên tục, người nắm giữ USD muốn bán, NH không dám mua. Vì khi quyết định mua vào mà không giải quyết được đầu ra là NH sẽ bị lỗ. Nhiều nhà XK bị lao đao do sự mất giá của đồng USD, TPB cũng gặp nhiều khó khăn và lúng túng. Như từ trước năm 2007, các DN XK được phép vay ngoại tệ USD và được hưởng nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất và phí thanh toán XK nhưng khi đứng trước sự suy yếu của đồng USD NH đã làm thay đổi cách ứng xử đối với nhà XK như hạn chế cho vay hoặc phải xem xét cụ thể hiệu quả phương án kinh doanh trong từng lần giải ngân,…

Và hoàn toàn trái ngược với tình huống trên, TGHĐ trong hai tháng tiếp liên tục tăng mà đặc biệt tăng cao trong tháng 6/2008. Lúc này, không chỉ riêng TPB phải chịu áp lực mua USD với giá cao hơn giá niêm yết, thậm chí vượt biên độ cho phép của NHNN từ các DN XK và đỉnh điểm là khi NH xác định không thể mạo hiểm hơn nữa, TPB tạm ngừng mua vào USD. Đó cũng là tình thế rất khó khăn cho NH. Các DN NK thiếu ngoại tệ phải chấp nhận mua giá cao để thanh toán các hợp đồng thương mại đã ký trước đó cũng nhƯ trả nợ vay đến hạn tại NH. Mặc dù chấp nhận giá cao nhưng lại không dễ dàng mua được vì NH cũng ngại mua USD từ nhà XK do nhà XK luôn đòi bán giá cao, từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ vay bằng USD của TPB do thiếu nguồn USD bán cho DN cũng như DN gặp nhiều khó khăn trong việc phải trả nhiều hơn bởi tỷ giá VND/USD tăng cao hơn so với lúc nhận nợ vay. Đồng thời, với tỷ giá VND/USD tăng liên tục, TPB thực hiện chính sách hạn chế DN thực hiện doanh số thanh toán XK qua NH, đồng thời cho vay thận trọng đối với các DN NK, lãi suất thay đổi hàng ngày,

thậm chí thay đổi trong ngày. Lãi suất cho vay USD được đẩy lên cao nhằm hạn chế cho vay USD và không còn dựa vào lãi suất Sibor lúc bấy giờ liên tục giảm do FED giảm lãi suất. TPB cũng như các NHTM VN chạy đua tăng lãi suất huy động USD với kỳ hạn linh hoạt để thu hút tiền gửi bằng USD từ nền kinh tế thay vì mạo hiểm trong hoạt động mua bán ngoại tệ. Đồng thời, chỉ số giá của VN liên tục tăng, NHNN quy định tốc độ tăng trƯởng tín dụng của các NHTM trong năm 2008 không được vượt quá 30% so với thời điểm 31/12/2007 để kiềm chế lạm phát. Do vậy, các khoản vay hạn mức tại TPB cũng được kiểm soát chặt chẻ tại thời điểm giải ngân nhằm hạn chế rủi ro không thu hồi được nợ do DN vay vốn hoạt động trong lĩnh vực XNK kinh doanh thua lỗ vì những biến động không lường của thị trường trong và ngoài nước cũng như đảm bảo tính thanh khoản về USD của TPB.

Có thể nói thị trường tài chính – NH VN trong 6 tháng đầu năm 2008 có nhiều biến động. Tỷ giá VND/USD sau thời gian giảm không phanh lại bắt đầu đảo chiều tăng liên tục. DN XK từ thế muốn bán tháo chuyển sang ghim giữ USD chờ giá cao. Còn DN NK chịu áp lực ngược hướng đối với DN XK. TPB từ chính sách hạn chế cho vay đối với DN XK sang DN NK và ngược lại.

Bên cạnh đó, trong lúc tỷ giá VND/USD tăng giá lên liên tục, tạo nên sự khán hiếm đồng USD đặc biệt đối với DN vay USD trả nợ bằng VND. Điều này, dẫn đến “sự cố” nợ đến hạn của DN bị quá hạn tạm thời dưới 10 ngày chờ NH có nguồn ngoại tệ để thu nợ. Có thể nói góp mặt vào sự khan hiểm giả tạo về USD trong khoảng tháng 5 và tháng 6 năm 2008 không thể không nói đến cách hành xử của các nhà đầu cơ ngoại tệ.

* Tâm lý đầu cơ ngoại tệ

Đầu cơ là sự cân nhắc giữa rủi ro và lợi nhuận. Đầu cơ có nhiều mức độ. Người đầu cơ là người chấp nhận rủi ro cao hơn để trông chờ lợi nhuận lớn hơn như kiểu đánh bạc với rủi ro. Hoạt động đầu cơ trở nên bất hợp pháp khi người đầu cơ sử dụng những cách thức bất hợp pháp để giảm thiểu rủi ro. Đầu cơ thuần túy không mang yếu tố bất hợp pháp mà là động lực thúc đẩy nền kinh tế. Thị trường sẽ biến động nhiều hơn nữa nếu không có đầu cơ. Tuy nhiên, về mặt đạo lý, hoạt

động đầu cơ bao giờ cũng bị nhìn ngó với cặp mắt nghi kỵ vì đây là xu hướng tâm lý tự nhiên của con người. Người ta khó lòng chấp nhận chuyện làm ra lợi nhuận không nhờ sản xuất, không nhờ kinh doanh mà chỉ dựa vào phỏng đoán. Hơn nữa người đầu cơ bao giờ cũng cố tạo áp lực theo hướng có lợi cho họ, và vì thế họ khó lòng cưỡng được những thủ thuật giảm rủi ro như kiểu “liên minh” với giới quan chức có đặc quyền trong đầu cơ đất đai nói trên. Tâm lý đầu cơ ngoại tệ có thể sẽ dẫn đến những hệ quả xấu: Tạo ra tình trạng thiếu ngoại tệ triền miên và ảnh hưởng đến thanh khoản của các NH do người dân có xu hwớng rút VND về để mua ngoại tệ găm giữ. Song việc đầu cơ một chiều này bản thân nó cũng chứa đựng những rủi ro vô cùng lớn, bởi tỉ giá ngoại tệ có thể tăng, cũng có thể giảm. Bằng chứng là chỉ mấy tháng trước đây, tỉ giá giảm mạnh, các NH phải từ chối mua USD của các DN XK, mặt khác USD cũng đã và đang giảm giá so với nhiều ngoại tệ mạnh khác.

Trong bối cảnh này, một số chuyên gia cho rằng, cần phải có những biện pháp “cả gói” để can thiệp thị trường, mà việc trước tiên là phải kiểm soát lại toàn bộ các nguồn ngoại tệ XK. Các chuyên gia cho rằng, nếu không kiểm soát chặt, với tình hình tỉ giá ngoại tệ biến động như hiện nay, không ngoại trừ việc các DN cố tình giữ ngoại tệ ở nước ngoài lâu hơn nhằm hƯởng chênh lệch tỉ giá và điều này tạo cho nguồn cung ngoại tệ căng thẳng hơn.

Thời gian qua, một vài nhận định do các tổ chức tài chính nước ngoài đưa ra (dù chỉ là ý kiến của một hoặc một nhóm chuyên gia độc lập) cũng đã ảnh hướng rất lớn đến tâm lý người dân. Vấn đề hiện nay là phải có những phân tích phản biện từ các cơ quan chuyên môn đủ sức thuyết phục người dân và lấy lại niềm tin của họ.

Với rất nhiều nỗ lực của cơ quan chức năng, trong thời gian qua, tình trạng đầu cơ ngoại tệ cũng đã tạm lắng. Tuy nhiên, tâm lý đầu cơ vẫn còn âm ỉ, và để giập tắt sự âm ỉ ấy, vẫn cần thiết phải có những biện pháp mạnh tay hơn...

Như vậy, với tâm lý đầu cơ của người dân găm giữ ngoại tệ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu ngoại tệ của các NH ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của NH.

sự có nhu cầu ngoại tệ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Mà cụ thể là tình hình cho vay ngoại tệ tại các NHTM VN trong các tháng vừa qua. Trong quí 1/2008, mặc dù đô la Mỹ đang dư thừa trong nền kinh tế, thế nhưng, các NH lại đang thiếu đô la để phục vụ cho các DN có nhu cầu vay, dẫn đến đang hạn chế việc cho vay bằng ngoại tệ này.

Tình cảnh của các NHTM hiện nay đang đầy mâu thuẫn. Một mặt NH đang muốn có đô la Mỹ để cho khách hàng vay, nhưng mặt khác lại phải từ chối mua ngoại tệ khi mà nhiều DN lẫn người dân hiện nay đang quay lưng lại với đô la Mỹ vốn đang mất giá và muốn bán ngoại tệ này cho NH. Nhưng ở khía cạnh khác, cũng chính vì tỷ giá giảm, đô la Mỹ mất giá, đồng thời lãi suất vay lại thấp hơn so với vay tiền đồng VN, khiến nhu cầu vay đô la Mỹ để thanh toán của các DN, đặc biệt là DN NK, tăng mạnh. Trong tình hình như vậy, NH đang trở nên chọn lọc hơn, thẩm định gắt gao hơn và thậm chí hạn chế các khoản vay bằng loại ngoại tệ này.

Nhìn chung, tình hình chính trị của VN tương đối ổn định, thiên tại vẫn xảy ra ở một số địa bàn tỉnh Miền Bắc, Miền Trung,… không có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của TPB.

Riêng tình hình chiến tranh trên thế giới vẫn đang có nhiều diễn biến phức tạp tuy không tác động trực tiếp nhưng xét ở khía cảnh vĩ mô thì có tác động gián tiếp đến tình hình cho vay ngoại tệ tại TPB thông qua ảnh hưởng của nền kinh tế Mỹ.

3.Đánh giá tình hình cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Tiên Phong nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Tiên Phong

3.1.Những thành tựu đạt được

* Quy trình cho vay ban hành ngày càng hoàn thiện, đầy đủ và phù hợp với tình hình thực tế cho vay ngoại tệ.

- Từ trước tháng 7/2006, TPB áp dụng quy trình tín dụng số 130/QĐ- NHNT.QLTD ngày 12/8/2002 (quy trình 130). Quy trình này khá đơn giản, áp dụng đối với mọi đối tượng khách hàng. Các khâu từ tiếp nhận hồ sơ khách hàng đến khâu thẩm định khoản vay thực hiện tại bộ phận tín dụng tại P.QHKH hoặc

P.tín dụng tùy theo số tiền vay, đối tượng khách hàng vay vốn. Công tác giải ngân được thực hiện P.tín dụng. Khâu kiểm tra sử dụng vốn thực hiện tại bộ phận thẩm định hồ sơ vay.

+ Phòng Quan hệ khách hàng: thực hiện chức năng bán hàng. Phòng Quan hệ khách hàng là đầu mối tiếp xúc với khách hàng, trên cơ sở những yêu cầu của khách hàng, phòng Quan hệ khách hàng tiến hành thu thập thông tin lập báo cáo đề xuất tín dụng và chuyển sang phòng Quản lý rủi ro.

+ Phòng Quản lý rủi ro: thực hiện chức năng quản lý rủi ro chung. Trên cơ sở các báo cáo đề xuất tín dụng của phòng Quan hệ khách hàng, phòng Quản lý rủi ro thực hiện đánh giá rủi ro độc lập, phản biện và trình cấp có thẩm quyền (Giám Đốc hoặc Hội đồng tín dụng) phê duyệt.

+ Phòng Quản lý nợ: Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát và thực hiện quá trình giải ngân tín dụng theo các chỉ thị và điều kiện phê duyệt tín dụng.

Quy trình kiểm tra và giám sát tín dụng: kiểm soát chặt chẽ giai đoạn trong và sau khi cho vay, tránh tình trạng chỉ tập trung đánh giá khách hàng trong giai đoạn thẩm định (trước khi cho vay). Việc kiểm soát giai đoạn trong và sau khi cho vay sẽ có tác dụng:

Đảm bảo việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã thỏa thuận. Cập nhập thông tin thường xuyên về khách hàng, kể cả các khách hàng tốt. Phát hiện kịp thời các dấu hiện rủi ro và áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp.

+ Trong khi cho vay: Chủ yếu được thực hiện tại Phòng Quản lý nợ. Khi phê duyệt tín dụng cấp có thẩm quyền phê duyệt các điều kiện cấp tín dụng và được cụ thể hoá trong thông báo tác nghiệp. Mỗi khi có yêu cầu rút vốn, phòng Quản lý nợ thực hiện kiểm tra và tuân thủ các điều kiện theo thông báo tác nghiệp trước khi giải ngân cho khách hàng.

+ Sau khi cho vay: việc giám sát tín dụng được phòng Quan hệ khách hàng thực hiện. Tùy theo đánh giá về mức độ rủi ro, NH sẽ có chương trình kiểm tra đối với tình hình hoạt động kinh doanh của từng khách hàng cụ thể. Kiểm tra sau khi cho vay tập trung vào các nội dung như: khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục

đích không? hoạt động kinh doanh của khách hàng có diễn ra theo như kế hoạch đề ra không? Có thực hiện các điều kiện tín dụng đã được phê duyệt, có phù hợp với tình hình thực tiễn không?

Phát hiện và xử lý nợ có vấn đề: các khoản nợ có vấn đề được nhận ra khi khách có những biểu hiện hoặc yêu cầu gia hạn nợ nhiều lần. Khi nhận thấy dấu

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay ngoại tệ đối với hoạt động xnk tại ngân hang TMCP Tiên Phong (Trang 42)