1.4.Hoạt động dịch vụ

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay ngoại tệ đối với hoạt động xnk tại ngân hang TMCP Tiên Phong (Trang 25)

*Về thanh toán quốc tế

Thanh toán XNK và kinh doanh ngoại tệ năm 2008-2009 là những năm hoạt động kinh doanh XNK gặp nhiều khó khăn do việc XK các mặt hàng nông sản chủ lực gặp khó khăn, song công tác thanh toán quốc tế của TPB vẫn tăng. Chi nhánh luôn giữ vững vị thế hàng đầu trong dịch vụ thanh toán quốc tế, chiếm trên 60% của

các NHTM trên địa bàn tỉnh.

Từ năm 2008-2011, doanh số NK thường cao nhỉnh hơn doanh số thanh toán XK. Doanh số thanh toán XNK không có sự chênh lệch lớn. Nhìn chung TPB đã đảm bảo được nhu cầu ngoại tệ cần thiết cho nhu cầu XNK trên khu vực.

Nguồn:Tiên Phong Bank

*Về kinh doanh ngoại tệ:

Hoạt động mua bán ngoại tệ tại chi nhánh ngày càng sôi động hơn. Mới năm 2008, doanh số mua- bán chỉ có 128.729- 128.730 (nghìn USD) mà doanh số mua- bán trong hai năm 2009-2010 có sự gia tăng đáng kể (tăng gấp 3 lần). Tuy nhiên, một điều có thể nhìn thấy rõ ràng về hoạt động mua-bán ngoại tệ tại chi nhánh đảm bảo được tính cân đối giữa mua và bán (doanh số mua-bán xấp xỉ nhau).

Hoạt động mua-bán ngoại tệ của chi nhánh chủ yếu thực hiện thông qua nghiệp vụ. Các nghiệp vụ khác trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ chưa được phổ biến tại chi nhánh.

Nguồn: Tiên Phong Bank

2.Thực trạng hoạt động cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Tiên Phong nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Tiên Phong

2.1.Tình hình cho vay ngoại tệ tại ngân hàng TMCP Tiên Phong

*Cho vay theo ngành:

Tính đến thời điểm 31/12/2010, tổng dư nợ của TPB là 4.413 tỷ VNĐ, trong đó dư nợ bằng ngoại tệ mà chủ yếu là USD là 2.199 tỷ quy ra VNĐ.

Qua phản ánh số liệu phân tích, ngành thép là ngành chiếm tỷ trọng dư nợ bằng USD lớn nhất tại chi nhánh khoảng 30% trên tổng dư nợ tính theo đồng USD, tiếp theo là ngành cơ khí công nghiệp nặng và ngành dệt may- giầy dép.

Qua biểu đồ trên, đối tượng cho vay bằng đồng ngoại tệ tại TPB tương đối đa dạng ngành nghề, không có sự tập trung vốn quá mức vào bất kỳ một ngành nghề nào. Điều này thể hiện một phần nào đó nhận định của TPB về chính sách cho vay đa ngành nghề, đa lĩnh vực nhằm phân tán rủi ro cho ngân hàng.

*Cho vay theo thành phần kinh tế

Để thực hiện một cách triệt để hoạt động cho vay và tận dụng tối đa về nguồn thu, TPB áp dụng biểu lãi suất cho vay linh hoạt đối với từng đối tượng cho vay cụ thể. Trong đó, áp dụng lãi suất để khuyến khích các DN sản xuất hàng XK hơn là các DN sản xuất hàng tiêu thụ trong nước (chênh lệch lãi suất giữa hai đối tượng này là 0,2%/tháng đối với lãi suất cho vay VNĐ); cũng như thực hiện các chính sách tiền tệ của Nhà nước. Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực TPB định hướng lại chính sách tín dụng theo hướng tập trung mở rộng đầu tư cho khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, các DN vừa và nhỏ, giảm dần tỷ trọng đầu tư cho các DNNN. Đến thời điểm 31/12/2010, cơ cấu tín dụng đã thay đổi, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chiếm gần 60,1% tổng dư nợ, các DNNN đã giảm còn 12,7%, trong đó ở khu vực đầu tư nước ngoài, dư nợ cho vay bằng USD là 1.759 tỷ quy VNĐ chiếm 80% tổng dư nợ của khu vực; dư nợ cho vay bằng USD cao đứng thứ hai là ở khu vực Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn tương đương 88 tỷ đồng chiếm 4% và còn tại khu vực còn lại có dư nợ cho vay ngoại tệ đạt 242 tỷ chiếm khoảng 11% so với tổng dư nợ vay ngoại tệ của khu vực.

*Nợ quá hạn

Nợ quá hạn ngắn hạn từ năm 2008-2009 đều giảm về số lượng tuyệt đối lẫn số tương đối. Trong khi đó nợ quá hạn trung dài hạn lại tăng, do tăng nợ quá hạn có thời hạn 1 năm. Nợ quá hạn trong giai đoạn này tập trung ở các DNNN và tư nhân các thể. Nhìn tổng thể dư nợ quá hạn thì trong giai đoạn này đều giảm, cụ thể năm 2009 nợ quá hạn giảm 505 triệu đồng (giảm 52%). Có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn của TPB không lớn, nợ quá hạn chủ yếu là do năm trước để lại.

Giai đoạn từ năm 2010-2011 nợ quá hạncó chiều hướng tăng lên, đồng thời cơ cấu nợ quá hạn chủ yếu đã chuyến sang khối các công ty TNHH, công ty cổ phần và tư nhân cá thể. Cũng trong giai đoạn này, nợ quá hạn trong cho vay trung và dài hạn có tỷ lệ cao hơn so với nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn.

Riêng về khoản nợ khoanh trong giai đoạn 2008-2009 là khá cao (năm 2009 là 57 tỷ đồng) chủ yếu tập trung vào các công ty kinh doanh xuất khẩu cà phê, việc cho vay theo sự chỉ đạo của Chính phủ thu mua tạm trữ cà phê vào niên vụ năm 2008. Nhưng do tình hình cà phê thế giới biến động bất lợi, nên được khoanh trong vòng 2 năm từ nguồn vốn của Chính phủ. Năm 2010, TPB đã sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý số nợ khoanh này. Cho đến nay, TPB đã thu hồi được khoản nợ khoanh từ khách hàng.

Nợ quá hạn trong năm 2011 đã giảm xuống 3 lần so với năm 2010. Tỷ lệ nợ quá hạn/Dư nợ 2011 là 0,19%

Tóm lại: Như vậy giai đoạn 2008-2011 chất lượng tín dugnj của TPB nhìn chung là lành mạnh và ổn định thể hiện qua:

- Nợ xấu giảm cả về tương đối lẫn tuyệt đối.

- Những khoản nợ khoanh, nợ tồn đọng chủ yếu là dư nợ vay bằng đồng nội tệ và đã được xử lý thu hồi với tỷ lệ cao.

- Chất lượng tín dụng được đánh giá cao trong hệ thống TPB cũng như trên địa bàn

2.2.Các hình thức cho vay ngoại tệ tại ngân hàng TMCP Tiên Phong2.2.1.Căn cứ vào thời gian cho vay 2.2.1.Căn cứ vào thời gian cho vay

đáp ứng nhu cầu vốn luân chuyển thông qua hai phương thức cho vay như sau:

- Cho vay hạn mức: Phương thức này áp dụng đối với DN hoạt động có tính chất thường xuyên lien tục, có nhu cầu NK nguyên liệu sản xuất hoặc có nguồn doanh thu bằng ngoại tệ. Đối với khách hàng có quan hệ vay theo hạn mức tại TPB thì nguyên tắc, hàng năm khoản vay theo hạn mức này sẽ được đánh giá lại dựa trên tình hình thực tế cùng lúc với việc xác định lại GHTD. Hạn mức cho vay được xác định trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh và được tuần hoàn vốn trong vòng 12 tháng; thời gian cho vay được xác định dựa vào vòng quay vốn lưu động bình quân. Đối với khách hàng mới có đặt vấn đề vay vốn thì đôi khi NH cho vay từng lần trước để có thời gian đánh giá uy tín của khách hàng trong quá trình giao dịch tại NH.

-Cho vay từng lần: Phương thức này được áp dụng đối với khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính thương vụ hoặc khi khách hàng có nhu cầu vay đột xuất, nằm ngoài hạn mức cho vay nhưng vẫn còn nằm trong GHTD đã được xét duyệt trong năm. Căn cứ vào tính hiệu quả của từng phương án, vào mức độ tín nhiệm của khách hàng mà TPB chấp nhận cấp tín dụng cho vay từng lần.

Phân tích biểu đồ cho thấy dư nợ cho vay ngoại tệ USD tại TPB trong năm 2008 chưa phát sinh nhưng lớn dần qua các năm tiếp theo. Dư nợ cho vay trong giai đoạn 2009-2011 lớn hơn dư nợ cho vay VNĐ. Tuy nhiên đến hết quý II/2011, dư nợ cho vay VNĐ lại lớn hơn dư nợ cho vay USD do sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố như biến động của tỷ giá VNĐ/USD gây ra bởi chính sách điều hành TGHĐ của NHNN, nền kinh tế Mỹ suy thoái,… và sự đi trước đón đầu thực hiện quyết định 09 của NHNN về quy định đối tượng được phép cho vay ngoại tệ đã bị hạn chế so với trước đây.

Cho vay theo hạn mức và từng lần là hai hình thức cho vay phổ biến tại TPB, trong đó chủ yếu vấn là cho vay theo hạn mức. Chỉ có một số DN hoạt động trong lĩnh vực theo mùa vụ như chế biến nông sản XK, sản xuất bánh kẹo, nước giải khát thì mới phát sinh nhu cầu vay đột xuất (vay từng lần) nằm ngoài hạn mức. Nhưng phần lớn các DN này đều đã được NH cấp hạn mức cho vay đáp ứng nhu cầu vốn thường xuyên.

*Cho vay vốn trung dài hạn: Thời gian cho vay trên 12 tháng. Mục đích cho vay là đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư tài sản cố định mở rộng hoặc đầu tư dự án.

Đối với lĩnh vực đầu tư vốn trung dài hạn của TPB trong thời gian qua chủ yếu là dự án xây dựng như xây dựng nhà xưởng, kho bãi, dự án xây nhà, cơ sở hạ tầng KCN của các DN trong nước nên nhu cầu vay ngoại tệ không lơn, chỉ có một số ít DN mua sắm máy móc thiết bị nên phát sinh vay vốn ngoại tệ.

Nói chung, TPB không đặt mục tiêu phát triển cho vay vốn trung dài hạn mà chủ yếu là cho vay lưu động vì khả năng thu hồi vốn nhanh và kiểm soát rủi ro tốt hơn.

Nguồn:Tiên Phong Bank

2.2.2.Căn cứ vào đối tượng doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Thực chất khi cho vay đói với DN XNK, NH đã đánh giá tổng thể tư cách pháp nhân của DN, tình hình hoạt động kinh doanh trong quá khứ, đánh giá năng lực tài chính, phương án kinh doing,… Nếu thấy DN đáp ứng đầy đủ các điều kiện do NH đưa ra, NH cấp cho DN một hạn mức cho vay hay hạn mức tài trợ thương mại. Trên cơ sở hạn mức đã cấp,tùy từng nhu cầu sử dụng của DN mà NH chỉ cho phép DN sử dụng trong chừng mực hạn mức đó.

- Cho vay đối với nhà XK: là khoản văn cung cấp trực tiếp cho nhà XK để chi trả cho các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, thu mua, NK nguyên liệu và

XK hàng hóa. Thời hạn, lãi suất và điều kiện cho vay tùy thuộc vào nhu cầu thực tế là vốn lưu động hay vốn cố định, khả năng tài chính của nhà XK và hình thức thanh toán của hợp đồng XNK. Khoản cho vay dành cho nhà XK được cung cấp dưới 2 hình thức trước khi giao hàng và sau khi giao hàng

Cho vay trước khi giao hàng:Để có vốn cho sản xuất nhà XK cần được cung cấp khoản vay trước khi giao hàng. Thực chất đây là khoản vay bổ sung vốn lưu động để mua nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào và các chi phí khác để có thể sản xuất và thu mua dù hàng theo đơn đặt hàng. Tại TPB, phổ biến là cho vay được đảm bảo dưới dạng nhà XK chuyển nhượng quyền sở hưu đối với L/C và các chứng từ hàng hóa có giá trị thanh toán cho NH. Thực tế hình thức cho vay này đối với DN tại TPB là không phổ biến.

Cho vay sau khi giao hàng:Là khoản tín dụng cấp cho nhà XK trong khoảng thời gian kể từ sau khi giao hàng đến khi nhận được tiền thanh toán. Tùy thuộc vào tính chất của bộ chứng từ, độ tín nhiệm của nhà XK, nhà XK cũng như điều khoản thanh toán, NH sẽ quyết định tài trợ hay không tài trợ. Tại TPB, hình thức tài trợ phổ biến và chủ yếu là chiết khấu L/C có truy đòi: dư nợ chiết khấu L/C chiếm khoảng 1-2% so với tổng dư nợ ngắn hạn. Tuy mức dư nợ này chiếm trọng thấp trong tổng dư nợ vay ngắn hạn nhưng chi nhánh rất quan tâm và khueyén khích DN sử dụng. Vì thực tế đây là hình thức cho vay ứng trước bộ chứng từ được đẩm bảo nguồn thanh toán trong tương lai nên rủi ro thấp hơn so với hình thức cho vay đối với DN NK. Đồng thời, thu hút DN thực hiện thanh toán XK qua NH nhằm đảm bảo nguồn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu cho vay ngoại tệ đối với DN NK.

- Cho vay đối với nhà NK:là khoản vay dành cho các nhà NK mua nguyên liệu từ nước ngoài để sản xuất sản phẩm tiêu thụ trong nước hoặc XK, hoặc đáp ứng nhu cầu vay ngoại tệ NK máy móc thiết bị, nguyên vật liệu để mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của DN và sản phẩm. Tại TPB hình thức cho vay ngoại tệ đối với nhà NK phổ biến là mở L/C miễn ký quỹ hoặc ký quỹ một phần, chấp nhận hối phiếu, cho vay thanh toán trực tiếp cho nhà cung cấp của khách hàng.

máy móc thiết bị. Tuy nhiên, trong tổng dư nợ cho vay ngắn hạn tại chi nhánh khó phân loại cụ thể bao nhiêu là vay ngoại tệ thanh toán hàng NK và bao nhiêu là vay ngoại tệ bán lấy VNĐ thực hiện thanh toán trong nước. Điều này là do chính sách mở rộng đối tượng cho vay ngoại tệ của NHNN từ trước năm 2007.

2.3.Các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến cho vay ngoại tệ tại ngân hàng TMCP Tiên Phong hàng TMCP Tiên Phong

2.3.1.Chính sách điều hành nền kinh tế của Nhà nước

Cho vay nói chung và cho vay ngoại tệ nói riêng là một hoạt động chịu nhiều chi phối của các chính sách điều hành của nhà nƯớc, có thể kể đến một số chính sách cụ thể như sau:

* Chính sách TGHĐ của NHNN:

Trong các năm từ 2001-2007, chính sách quản lý ngoại hối của NHNN ngày càng cụ thể hơn. Các văn bản pháp lý ra đời đáp ứng phần nào đòi hỏi của hoạt động cho vay ngoại tệ tại các NHTM VN như pháp lệnh ngoại hối 2005, nghị định hướng dẫn thi hành pháp lệnh ngoại hối 2005 của Chính phủ số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006, thông tư hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của TCTD số 03/2008/TT-NHNN ngày 11/4/2008, …

Chính sách TGHĐ của VN trong thời gian trước năm 2005-2007 không có nhiều biến đổi, tỷ giá VND/USD thường khá ổn định, biến động thấp. Nếu so tháng 12 năm nay với tháng 12 năm trước thì năm 2004 tăng 0,4% so với năm 2003, năm 2005 tăng 0,9% so với năm 2004, năm 2006 tăng 1% so với năm 2005, năm 2007 giảm 0,03% so với năm 2006 - bình quân thời kỳ 2004 - 2007 tăng 0,57%. NHNN thực hiện chính sách TGHĐ linh hoạt có sự kiểm soát của nhà nước. Đồng ngoại tệ sử dụng cho vay chủ yếu tại VCB ĐN là Đola Mỹ, tỷ giá VND/USD tương đối ổn định nên DN đi vay vốn bằng tiền USD không phải lo nghĩ đến những biến động bất lợi của tỷ giá tại thời điểm trả nợ vay. NH cũng chưa quan tâm đúng mức đến việc lời/lỗ liên quan đến tỷ giá.

Tuy nhiên, bước sang năm 2008, tỷ giá VND/USD có sự biến động khác với các năm trước. Tỷ giá biến động nhiều hơn so với các năm trước: TGHĐ giảm liên

tục trong 4 tháng đầu, tăng liên tục trong 2 tháng sau trong tháng 5, tháng 6 tăng đặc biệt tháng 6 tăng cao. Nếu trong 4 tháng đầu, người có USD muốn bán cũng rất khó bán, thì trong 2 tháng sau, đặc biệt là tháng 6, người muốn mua USD cũng rất khó mua vì giá cao. Vì vậy, trước những biến động mất giá của đồng USD so với VND, ảnh hưởng tiêu cực đến XK, NHNN vẫn tiếp tục hướng đến việc điều hành tỷ giá giữa đồng VN với USD nói riêng và các ngoại tệ khác nói chúng căn cứ vào cung cầu thị trường, với biên độ giao động +/-2% tăng so với biên độ tại thời điểm

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay ngoại tệ đối với hoạt động xnk tại ngân hang TMCP Tiên Phong (Trang 25)