STT TÊN THIẾT BỊ SỐ LƯỢN G CÔNG SUẤT (KW) CỘN G 1 Vận thăng 2 7,5 15 2 Cẩu tháp 1 45 45 3 Máy trộn vữa 100L 3 2,5 7.5 4 Máy trộn vữa 200L 3 3,5 10.5
5 Bơm nước loại nhỏ 5 5 25
6 Bơm nước loại lớn 1 15 15
7 Chiếu sáng thi công 20 0,5 10
8 Máy hàn 10 10 20
9 Công cụ cầm tay và các thiết
bị sử dụng điện khác 20 0,5 10
10 Máy cắt, uốn thép 02 5 10
TỔNG CỘNG: 158
Đơn vị thi công sẽ sắp xếp các công việc, bố trí máy thi công hợp lý sao cho vừa tận dụng được công suất tối đa của máy thi công vừa đảm bảo công suất của nguồn điện phục vụ thi công.
Theo đó, hệ thống điện 3 pha 4 dây (380V/220V 50 Hz) từ tủ tổng hạ thế thông qua cáp tổng Cu/XLPE/PVC (3×75+1×50) tới cầu dao tổng 3P-25A (loại hộp kín của VINAKIP). Chúng tôi sẽ sử dụng các tủ điện thi công (tủ cố định, tủ di động) là loại có chỉ số chịu ẩm (IP 54) bảo đảm hoạt động an toàn trong điều kiện ngoài trời và điều kiện ẩm ướt của công trường. Theo đó, tất cả các vỏ tủ điện thi công đều được nối đất bằng dây đồng có tiết diện tối thiểu 6.0 mm2 . Các ổ cắm 3P và 2P cấp điện cho máy công cụ đều được đấu sau aptomat chống dòng chạm đất - Eartha leaker circuit breaker: (ELCB 3P 40A 100 mmA), (ELCB 2P 40A 30mmA). Aptomat MCCB và MCB 3P, MCB 1P (20A - 25A) sử dụng trong các tủ điện thi công do hãng Sino sản xuất.
Vỏ tủ điện thi công làm bằng tôn 1,5 mm sơn tĩnh điện màu da cam (Việt Nam sản xuất).
Đèn chiếu sáng thi công phần vỏ đèn chiếu sáng công nghiệp, đèn pha do Công ty HAPULICO (Việt Nam) sản xuất, đèn thuỷ ngân cao áp phần ruột (bóng
Để chủ động về tiến độ thi công và hạ giá thành xây lắp, ở những công việc không đòi hỏi chất lượng nước cao như: dưỡng hộ bê tông, vệ sinh công nghiệp… sẽ sử dụng nước giếng khoan. Riêng nguồn nước giếng khoan được xử lý nếu xác định hàm lượng oxit sắt có trong nước vượt quá quy định. Tại mỗi tầng sẽ có 1 họng lấy nước từ trục cấp nước chính và được lắp van gạt D20. Đơn vị thi công sẽ sử dụng thùng phuy 200L để phục vụ nước thi công tại các tầng. Tuỳ theo nhu cầu sử dụng nước taị mỗi thời điểm, nhà thầu sẽ tăng cường hoặc giảm bớt số phi dự trữ nước tại các tầng này. Các thông số kỹ thuật cơ bản của hệ thống cấp nước được tính toán như sau:
Do toà nhà cao khoảng 68 m nên để giảm áp lực trong đường ống, đơn vị thi công sẽ bố trí một bơm chuyển tại tầng 12 (độ cao 43,8m) và một bơm chủ tại bể tầng hầm. áp lực tổng đường ống tính toán như sau:
Pduôngng = H x g/ 100 = 43,8 m ×10 m/s2 / 100 = 4,38 kg/cm2
Với áp lực trên nhà thầu chọn sử dụng ống thép tráng kẽm cho an toàn. Hệ thống bơm không những phải đảm bảo lưu lượng phục vụ thi công mà còn phải đủ lưu lượng để dập tắt những đám cháy nhỏ, cục bộ. Như vậy bơm đẩy phải chọn loại có H = 100 m và Q = 50 m3/h. Khi kết cấu sàn tầng 12 đủ cường độ, ngay lập tức nhà thầu sẽ cho thi công hệ thống bể chứa sẽ cho lắp đặt bơm chuyển để bơm bước lên các tầng dưới, đồng thời đơn vị thi công sẽ cho lắp đặt bơm chuyển tại tầng 12, bơm có thông số kỹ thuật như sau: H = 55m, Q = 55 m3/h bể mái cũng được thi công ngay sau khi kết cấu bê tông mái đủ cường độ. Trong giai đoạn thi công đổ bê tông phần thân, do nhu cầu sử dụng nước nhỏ nên từ tầng 12 trở lên sử dụng nước của bơm trung chuyển. Khi bắt đầu công tác xây nhà thầu sẽ sử dụng nước từ chính bể mái để cấp nước xuống cho các tầng từ 12 đến tầng mái. Bể mái và các bể chung chuyển được sử dụng chung đường ống cấp lên và dẫn xuống khi bơm ngừng chạy. Căn cứ vào kết quả tính toán trên nhà thầu chọn đường ống cấp nước chính có đường kính D = 60 m. Dọc trên đường ống cao áp, trên mỗi tầng bổ xung 1 vòi D 20 và 1 cuộn ống nhựa PVC dự phòng để dập tắt các đám cháy nhỏ cục bộ. Để tránh sơ xuất làm nước tràn ra nền, tại tất cả các téc nước đều được lắp van phao.