0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TINH CHẾ DỊCH CHIẾT TỪ VỎ QUẢ CA CAO ĐỂ SẢN XUẤT THEOBROMIN THÔ (Trang 31 -31 )

Xử lý số liệu nghiên cứu theo phương pháp thống kê, mỗi thí nghiệm lặp 3 lần. Kết quả là trung bình cộng của các thí nghiệm lặp, xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 16, vẽ đồ thị bằng phần mềm Microsoft Excel 2007.

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả xây dựng đường chuẩn và giản đồ sắc ký

Nhận xét:

 Qua hai giản đồ phân tích HPLC-UV ta thấy Theobromin được phát hiện ở

khoảng thời gian từ 6 - 6,2 phút, ở bước sóng 272nm.

 Từ sắc kí đồ Theobromin của mẫu phân tích và phương trình đường chuẩn của Theobromin ta tính được hàm lượng Theobromin trong mẫu vỏ quả ca

cao đem phân tích là 0,02mg/L.

 Phần nền sắc ký đồ Theobromin của mẫu phân tích (đồ thị 3.3) có bước sóng rất cao, chứng tỏ trong mẫu phân tích có nhiều tạp chất, ảnh hưởng đến nền sắc ký của Theobromin trong mẫu vỏ ca cao khô.

Nồng độ Theobromin (mg/L) uV

Đồ thị 3.2 Sắc ký đồ của Thebromine mẫu chuẩn

Đồ thị 2.3Sắc ký đồ của Thebromine của mẫu phân tích.

Đồ thị 3.3 Sắc ký đồ của Thebromine mẫu phân tích

3.2 Kết quả phân tích HPLC-UV dịch chiết trước và sau khử tạp bằng chì axetat 10%. axetat 10%.

Bảng 3.1 Kết quả phân tích HPLC-UV dịch chiết trước và sau khử tạp bằng chì axetat 10%

Nhận xét:

Mẫu sau khi trích ly bằng cồn 70 (%V) ở thời gian 90 phút, trích ly một lần cho kết quả Theobromin 55,8 (mg/kg).

Mẫu sau trích ly cùng điều kiện đem khử tạp bằng chì axetat 10%, cho kết quả

Theobromin 67,9 (mg/kg) lớn hơn khi chưa khử tạp.

Giải thích: Phương pháp phân tích HPLC-UV phụ thuộc vào độ nhớt và tạp chất của dịch, sau khi khử tạp độ nhớt và các tạp chất giảm. Nên khi phân tích HPLC-UV hàm lượng Theobromin tăng.

Như vậy: Dùng chì axetat 10% để khử tạp không ảnh hưởng đến Theobromin, khử được các tạp chất.

3.3 Kết quả xác định lượng chì axetat 10% để khử tạp chất

Kết quả được thể hiện ở đồ thị 3.4

Nhận xét:

Từ kết quả thực nghiệm thể hiện ở đồ thị 3.4 cho thấy lượng chì axetat 10% càng lớn thì độ nhớt càng giảm từ 4,77 Cp xuống 3,53Cp. Theo đồ thị cho thấy mức độ

giảm nhiều khi cho 2,5 % chì axetat 10% vào, giảm 1,22 lần so với ban đầu 0 %.

Khi lượng chì axetat 10% tiếp tục tăng lên thì độ nhớt giảm dần, tuy nhiên mức độ

giảm chậm và không có sự khác biệt giữa 3 mẫu với nồng độ chì axetat 10% ở

7,5%, 10% và 12,5%.

Mẫu trích ly bằng cồn 70 (%V) Theobromin (mg/kg)

Mẫu trước khi khử tạp 55,8

Đồ thị 3.4 Ảnh hưởng của chì axetat 10% đến độ nhớt và độ hấp thụ màu của dịch chiết

Chú thích: Ký hiệu a, b, c, d chỉ sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Đồ thị 3.4 cũng cho thấy lượng chì axetat 10% càng lớn thì độ hấp thụ màu sắc ở bước sóng 436nm càng giảm từ 1,86 xuống 0,227. Theo đồ thị cho thấy mức độ

giảm nhiều khi cho 5% chì axetat 10% vào, giảm 5 lần so với ban đầu 0 %.

Sau đó, tăng lượng chì axetat 10% lên thì màu sắc giảm dần, tuy nhiên mức độ giảm chậm và không có sự khác biệt giữa chỉ số hấp thụ màu ở các lượng chì axetat 10% và 12,5%.

Giải thích:

Sau khi trích ly trong dung dịch có chứa nhiều tạp chất như: pectin, protein, chất

màu, tanin…. Đặt biệt là thành phần pectin làm cho dung dịch rất nhớt. Sau khi cho chì axetat 10% làm kết tủa các phần tử cao phân tử như pectin, protein, chất màu, tannin,.. làm độ nhớt dịch giảm.

Đến một ngưỡng nào đó thì độ nhớt không giảm nữa, như ở 10%, 12,5% độ nhớt như

nhau, vì các cấu tử lớn đã kết tủa và kết lắng không còn khả năng kết tủa nữa.

Như vậy: Từ kết quả trên ta chọn tỉ lệ chì axetat 10% là 10 %V để khử tạp chất.

3.4 Kết quả lựa chọn tỉ lệ than hoạt tính

Kết quả được thể hiện trên đồ thị 3.5

Đồ thị 3.5 Ảnh hưởng của than hoạt tính đến độ hấp thụ màu của dịch chiết Chú thích: Ký hiệua, b, c, d chỉ sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Nhận xét:

Đồ thị 2.3 cho thấy lượng than hoạt tính càng lớn thì độ hấp thụ màu sắc ở bước sóng 436nm càng giảm từ 0,229 xuống 0,115. Theo đồ thị cho thấy mức độ giảm nhiều khi cho 0,1g than hoạt tính vào, làm giảm 1,6 lần so với ban đầu 0g.

Khi tăng lượng than hoạt tính lên thì màu sắc giảm dần, tuy nhiên mức độ giảm chậm và không có sự khác biệt giữa 2 mẫu ở 0,2g và 0,25g.

Giải thích:

Trong quá trình khử tạp bằng Chì axetat chỉ có thể loại được các tạp chất có phân tử lượng lớn như protein, chất nhớt…còn chất màu thì vẫn chưa khử được, nên cần dùng than hoạt tính.

Than hoạt tính có tính hấp thụ lớn nên hấp thụ các chất màu và các phần tử lơ lửng,

dịch trong và không có màu.

Khi đạt đến ngưỡng cao nhất thì độ hấp thụ màu không đổi (ở 0,2 và 0,25g). Từ kết quả trên ta chọn tỉ lệ than hoạt tính là 0,2g/40ml dịch hay 1g/200ml dịch.

3.5 Kết quả đo độ hấp thụ màu của 3 phương pháp khử màu

Kết quả được thể hiện trên đồ thị 3.6

Đồ thị 3.6 Ảnh hưởng của 3 phương pháp khử màu đến độ hấp thụ màu của dịch chiết Chú thích:

1: Mẫu không khử màu 2: Mẫu khử bằng clorin

3: Mẫu khử bằng than hoạt tính

4: Mẫu khử bằng cách thay đổi dung môi

Ký hiệu a, b, c, d chỉ sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Nhận xét:

Theo đồ thị trên thì màu sắc của dịch chiết càng giảm khi sử dụng 3 phương pháp

Phương pháp thay đổi dung môi là dịch chiết trong nhất.

Giải thích:

Than hoạt tính có tính hấp thụ lớn nên hấp thụ các chất màu và các phần tử lơ lửng. Clorin có tính ôxi hóa mạnh nên ôxi hóa chất màu.

Trong dịch chiết vỏ ca cao thì chất màu chủ yếu là phân cực nên tan nhiều trong cồn, khi trích ly bằng cồn màu dịch chiết đậm, khi thay đổi dung môi, hòa dịch chiết vào dung môi cloroform là dung môi không phân cực nên chất màu không hòa tan. Dịch tách thành 2 lớp, chất màu và các tạp chất khác sẽ ở lớp trên, lớp dưới là cloroform (do cloroform nặng hơn cồn) và Theobromin. Loại bỏ lớp trên. Như thế đã khử được chất màu và các tạp chất khác nên dịch trong hơn.

3.6 Kết quả phân tích HPLC- UV của 3 phương pháp khử màu

Kết quả được thể hiện trên đồ thị 3.7

Nhận xét:

Hàm lượng Theobromin giảm dần đến 0 khi sử dụng 3 phương pháp khử màu.

Phương pháp thay đổi dung môi có 3,46 mg/kg Theobromin, còn 2 phương pháp kia

cho kết quả là 0 mg/kg. Như vậy, cả 3 phương pháp khử màu không hiệu quả cho quá trình chiết xuất Theobromin thô.

Giải thích:

Clorin có tính oxi hóa mạnh nên ôxi hóa cả Theobromin. Than hoạt tính có tính hấp thụ lớn nên hấp thụ cả Theobromin.

Khi thay đổi dung môi, Theobromin tan vào dung môi cloroform rất ít, và bị tổn thất lúc tách bỏ lớp trên, nên kết quả phân tích HPLC- UV thấp, chỉ 3,46 mg/kg.

Đồ thị 3.7 Ảnh hưởng của phương pháp khử màu đến hàm lượng Theobromine trong mẫu

Chú thích:

1: Mẫu không khử màu

2: Mẫu khử bằng cách thay đổi dung môi 3: Mẫu khử bằng clorin

4: Mẫu khử bằng than hoạt tính

Ký hiệu a, b, chỉ sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

3.7 Kết quả lựa chọn nhiệt độ sấy

Được thể hiện ở bảng 3.2: Nhận xét:

Qua bảng 3.2 ta thấy:

 Khi tăng nhiệt độ từ 1350C đến 1450C thì khối lượng sản phẩm tăng từ 3,484g

đến 5,094g. Khi tăng đến 1500C thì lượng sản phẩm lại giảm nhiều, và khối

Bảng 3.2 Kết quả lựa chọn nhiệt độ sấy Đánh giá cảm quan Mẫu Nhiệt độ sấy Khối lượng sản phẩm sấy (g) Màu sắc Độ mịn Mức độẩm 1 1350C 3,484 vàng nhạt hạt bột hơi lớn, ít mịn bột bị vón cục nhiều 2 1400C 4,968 vàng hạt bột nhỏ, mịn bột bị vón cục 3 1450C 5,094 vàng hạt bột nhỏ, mịn bột bị vón cục ít 4 1500C 2,970 vàng đậm hạt bột rất nhỏ, mịn bột khô, không bị vón cục

 Khi nhiệt độ tăng thì màu sắc của sản phẩm đậm dần. Ở nhiệt độ 1350C màu sắc đẹp nhất màu vàng nhạt, ở nhiệt độ 1500C thì màu vàng đậm. Ở 2 chế độ

sấy nhiệt độ 1400C và 1450C thì có điểm màu sắc như nhau màu vàng.

 Khi nhiệt độ tăng thì độ mịn của sản phẩm tăng dần. Ở nhiệt độ 1350C hạt bột

hơi lớn, ít mịn , ở nhiệt độ 1500C thì hạt bột rất nhỏ, mịn. Ở 2 chế độ sấy nhiệt độ 1400C và 1450C thì có điểm độ mịn như nhau hạt bột nhỏ, mịn.

 Khi nhiệt độ tăng thì mức độẩm của sản phẩm giảm dần. Ở nhiệt độ 1350C bột bị vón cục nhiều, ở nhiệt độ 1500C bột khô, không bị vón cục. Nhiệt độ càng cao thì độẩm sản phẩm càng thấp.

Giải thích:

 Khi nhiệt độ không khí vừa phải thì quá trình sấy diễn ra được triệt để, các vật liệu sấy được nhanh chóng bay hơi nước, sản phẩm đạt độ ẩm vừa phải nên có thể bay ra khỏi buồng sấy.

 Khi tiếp tục tăng nhiệt độ sấy thì đạt độẩm khá tốt, nhưng sẽ có một ít vật liệu sấy bị cháy bám vào thành thiết bị nên khi tăng dần nhiệt độ lên 1500C thì khối lượng sản phẩm, màu sắc và mức độẩm của sản phẩm giảm.

 Khi tiếp tục tăng nhiệt độ sấy thì đạt độ ẩm khá tốt nên tạo nên những hạt bột

mịn hơn.

Như vậy: Theo bảng 3.2 thì ở nhiệt độ 1450C có khối lượng sản phẩm lớn nhất (5,094g) và có màu sắc, độ mịn và mức độẩm tốt. Vậy chọn nhiệt độ sấy 1450C.

3.8 Kết quả lựa chọn áp suất sấy

Kết quả được thể hiện qua bảng 3.3

Bảng 3.3Kết quả lựa chọn áp suất sấy

Đánh giá cảm quan Mẫu Áp suất (bar) Khối lượng sản phẩm sấy (g) Màu sắc Độ mịn Mức độẩm 1 0,6 4,068 vàng hạt bột nhỏ, mịn bột bị vón cục ít 2 0,7 5,345 vàng hạt bột rất nhỏ, mịn bột khô, không bị vón cục 3 0,8 3,526 vàng hạt bột rất nhỏ, mịn bột khô, không bị vón cục 4 0,9 2,952 vàng hạt bột rất nhỏ, mịn bột khô, không bị vón cục Nhận xét: Qua bảng 3.3 ta thấy:

 Khi tăng áp suất từ 0,6 bar đến 0,7 bar thì khối lượng sản phẩm tăng từ 4,068

đến 5,345g. Khi tăng đến 0,8 bar thì lượng sản phẩm lại giảm còn 3,526g.

 Khi áp suất tăng thì màu sắc của sản phẩm như nhau, sản phẩm có màu vàng.

 Khi áp suất tăng thì độ mịn của sản phẩm tăng. Ở 3 chế độ sấy áp suất 0,7, 0,8, 0,9 thì có điểm độ mịn như nhau hạt bột rất nhỏ, mịn.

 Khi áp suất tăng thì mức độ ẩm của sản phẩm giảm. Ở 3 chế độ sấy áp suất 0,7, 0,8, 0,9 có mức độẩm như nhau bột khô, không bị vón cục.

Giải thích:

 Khi áp suất khí nén tăng thì đầu phun sẽ quay nhanh hơn, các hạt sương sẽ có

kích thước nhỏ hơn, diện tích tiếp xúc với không khí nóng tăng, đồng thời hạt nhẹ và khô sẽ bị dính lại trên thành buồng sấy khối lượng sản phẩm thu hồi cao, độẩm thấp.

 Nhưng khi áp suất tăng quá cao (0,8 và 0,9) thì các hạt sương sẽ rất nhỏ nhẹ

nên có thể theo khí thải thoát ra ngoài làm giảm khối lượng sản phẩm, khi áp suất cao cũng làm giảm khả năng tạo hạt của sản phẩm.

Như vậy: Theo bảng 3.2 thì ở nhiệt độ áp suất 0,7 bar có khối lượng sản phẩm lớn nhất (5,345 g) và kết quả màu sắc, độ mịn và mức độ ẩm tốt. Vậy chọn áp suất sấy 0,7 bar.

3.9 Chi phí sản xuất 10g Theobromin thô

Ta có theo thực nghiệm:

 300g vỏ ca cao khô sau khi trích ly và tinh chế thu được 5g Theobromin thô.  1000g vỏ ca cao tươi sau khi sấy khô được 165g vỏ ca cao khô.

 Tỉ lệ dung môi/nguyên liệu: 27/1  Tỉ lệ chì axetat 10%: 10 %V

 Tỉ lệ Na2SO4 10% để khử chì axetat 10%: ½ V chì axetat 10%

Bảng 3.4 Chi phí sản xuất 10g Theobromin thô

Nguyên liệu Cần dùng Giá một đơn vị Thành tiền (VNĐ)

Vỏ quả ca cao tươi 4 kg 200đ/kg 800

Cồn 960 11 lít 20000đ/lít 220000 Chì axetat 10% 0,14 kg 180000/kg 25200 Na2SO4 10% 0,07kg 120000/kg 8400

3.10Quy trình tinh chế dịch chiết từ vỏ quả ca cao để sản xuất Theobromin thô

 Sau khi tiến hành các thí nghiệm, hoàn thiện quy trình tinh chế dịch chiết từ vỏ

quả ca cao sản xuất Theobromin thô.  Sơ đồ quy trình: (Hình 3.1) -Xác định chất khử màu. -Tỉ lệ chất khử màu Thông số của quá trình sấy: -Nhiệt độ: 1450C. -Vận tốc bơm: vbơm= 10. -Áp suất: 0,7 bar.

Hình 3.1 Sơ đồ quy trình tinh chế dịch chiết từ vỏ quả ca cao để sản xuất Theobromin thô. Dịch chiết từ vỏ quả ca cao Lọc lần 1 Khử tạp Lọc lần 2 Khử màu Lọc lần 3 Cô quay Sấy phun Sản phẩm Tỉ lệ Pb(CH3COO)2 10%: 10% V.

Thuyết minh quy trình

Thu nhận dịch chiết từ vỏ quả ca cao của bạn Nguyễn Hữu Tuấn, đem bảo

quản lạnh để dùng cho các công đoạn tiếp theo.

Khử tạp bằng chì axetat 10%, với lượng 10% so với dịch mẫu, sau đó kết tủa lắng đem lọc.

Rồi cô quay loại dung môi cồn trên thiết bị cô quay ở áp suất chân không là 1007 bar và nhiệt độ là 450C. Dung dịch được cô đặc đến khoảng 300Brix, sau đó đem sấy phun ở nhiệt độ 1450C, vận tốc bơm vbơm= 10, áp suất 0,7 bar.

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 4.1 Kết luận

Quá trình nghiên cứu quy trình tinh chế và sản xuất Theobromin thô của dịch chiết từ vỏ quả ca cao đã đạt được những kết quả như sau:

 Khử tạp bằng chì axetat 10% với tỉ lệ 10%V.

 Cô quay ở nhiệt độ 450C và áp suất chân không 1007bar.

 Sấy phun ở nhiệt độ 1450C, áp suất 0,7 bar, vận tốc bơm 10.

 Bao gói bằng bao PA hút chân không.

4.2 Đề xuất ý kiến

Để xác định Theobromin có trong mỗi mẫu thí nghiệm tinh chế phải gửi mẫu phân tích HPLC-UV ở thành phố Hồ Chí Minh nên chi phí cao, mặc dù đã thử

nghiệm một số phương pháp định lượng Theobromin như định lượng AgNO3, đo

UV-Vis nhưng cho kết quả không khả quan, do đó cần tiếp tục nghiên cứu thêm các

phương pháp khác để giảm chi phí.

Cần nghiên cứu thêm các phương pháp khử màu khác cho hiệu quả khử màu cao và không hấp thụ hoặc phản ứng hóa học với Theobromin trong mẫu, đảm bảo

hàm lượng Theobromin thu được cao nhất.

Cần nghiên cứu thêm các phương pháp tinh chế dịch chiết khác như: enzym thủy phân pectin làm giảm độ nhớt cho dung dịch trích ly, tạo điều kiện thuân lợi

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Văn Tặng (2010), Công nghệ chế biến chè-cà phê-

ca cao. NXB Lao Động.

2. Nguyễn Thị Hồng Minh, Nguyễn Thị Thùy Ninh (2011). Tối ưu hóa quá

trình sấy phun dịch cà chua, Tạp chí khoa học và phát triển, Trường Đại học

Nông Nghiệp Hà Nội, 1014-1020.

3. Tôn Nữ Minh Nguyệt, Đào Văn Hiệp (2011). Nghiên cứu ứng dụng kĩ thuật

sấy phun trong sản xuất bột chanh dây, tạp chí khoa học và phát triển, Trường

Đại học Quốc Gia, Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Tài Sum (1996), Cây ca caotrên thế giới và triển vọng ở Việt Nam, Nhà

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TINH CHẾ DỊCH CHIẾT TỪ VỎ QUẢ CA CAO ĐỂ SẢN XUẤT THEOBROMIN THÔ (Trang 31 -31 )

×