GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚ

Một phần của tài liệu Chính sách điều hành tỉ giá hối đoái ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 37)

CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

Việc xác định một chính sách tỷ giá phù h ợp đối với từng giai đoạn phát triển của một quốc gia có tác động rất lớn đến xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập khẩu tư bản và đến giá cả hàng hóa trong nước...Trong thời gian qua chính sách tỷ giá hối đoái (TGHĐ) ở nước ta đã đóng góp những thành tựu đáng kể trong chính sách tài chính – tiền tệ như: hạn chế lạm phát, thực hiện mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán, tạo điều kiện ổn định ngân sách, ổn định tiền tệ. Tuy nhiên trong việc điều hành tỷ giá, Nhà nước vẫn còn thiếu những giải pháp hữu hiệu trong từng giai đoạn để sử dụng công cụ tỷ giá một cách phù hợp. Như vậy phải có mục tiêu và định hướng rõ ràng để có giải pháp thích hợp.

3.1 Mục tiêu và định hướng

a. Mục tiêu

o Chính sách tỷ giá phải giữ vững thế cân bằng nội và cân bằng ngoại.

Chúng ta có thể hiểu: Cân bằng nội là trạng thái trong đó các nguồn lực của quốc gia được sử dụng đầy đủ, thể hiện ở sự toàn dụng nhân công và mức giá ổn định. Mức giá biến động bất ngờ sẽ có tác động xấu đến các khoản tín dụng và đầu tư. Chính phủ cần ngăn chặn các đợt lên xuống phát triển đột ngột của tổng cầu để duy trì một mức giá ổn định có thể dự đoán được.Vì vậy tỷ giá hối đoái được xem như một công cụ đắc lực hỗ trợ cho Chính Phủ trong việc điều chỉnh giá cả, nhất là trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.

Cân bằng ngoại: là sự cân đối trong cán cân vãng lai. Trong thực tế người ta không xác định được cán cân vãng lai nên cân bằng, thâm hụt hay thặng dư bao nhiêu, mà chỉ có thể thống nhất rằng: không nên có thâm hụt hay thặng dư quá lớn ma thôi. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế chính trị xã hội của mỗi quốc gia mà Chính phủ có cách điều chỉnh tỷ giá cho phù hợp, hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế

o Ổn định tỷ giá trong mối tương quan cung cầu trên thị trường xuất khẩu, kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu , cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại tệ.

o Từng bước nâng cao uy tín VND, tạo điều kiện cho VND có thể trở thành đồng tiền chuyển đổi.

o Phối hợp với chính sách ngoại hối để chống hiện tượng đô la hoá.

Một phần của tài liệu Chính sách điều hành tỉ giá hối đoái ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 37)