Giai đoạn 2005-2009: Tỷ giá thả nổi có quản lý.

Một phần của tài liệu Chính sách điều hành tỉ giá hối đoái ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27)

2.1.6.1 Chính sách tỷ giá hối đoái.

Từ năm 2005-2007 NHNN vẫn tiếp tục duy trì chính sách ổn định tỷ giá. Trong 3 năm tỳ giá USD/VND chỉ tăng chưa đến 3%(từ 15.750 vào 6/1/2005 lên 16.113 vào 15/12/2008). NHNN có 2 lần điều chỉnh biên độ giao động tỷ giá vào: 31/12/2006: từ ±0,25% lên ±0,50%

24/12/2007: từ ±0,50% lên 0,75%

Năm 2008-2009 chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, thị trường ngoại hối của Việt Nam đầy biến động, tỷ giá USD/VND tăng mạnh. Nguyên nhân là do:

 Tình trạng nhập siêu trong năm 2008-2009 tác động tăng cầu ngoại tệ, khiến tỷ giá USD/VND tăng.

 Lạm phát, tốc độ tăng trưởng tín dụng tạo áp lực tăng tỷ giá USD/VND

 Gói hỗ trợ lãi suất 4% bằng VND, khiến các doanh nghiệp tìm mọi cách vay VND mua ngoại tệ để trả nợ trước hạn vốn vay ngoại tệ cho ngân hàng. Do đó, gây áp lực về ngoại tệ đối với các ngân hàng cũng như đẩy tỷ giá tự do có xu hướng tăng lên, tạo ra sự chênh lệch lớn giữa tỷ giá giao dịch trong ngân hàng và tỷ giá giao dịch ngoài thị trường tự do.

Để giảm sức nóng trên thị trường ngoại hối, duy trì chính sách tỷ giá linh hoạt, ổn định, NHNN đã có nhiều quyết định điều chỉnh tỷ giá:

Các lần điều chỉnh biên độ tỷ giá như sau: 10/03/2008:+/-0.75% lên +/-1% 27/06/2008:+/-1% lên +/-2% 07/11/2008:+/-2% lên +/-3% 24/03/2009:+/-3% lên +/-5% 26/11/2009:+/-5% xuống +/-3%

Điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng (BQLNH):

25/12/2008: điều chỉnh tỷ giá VND/USD BQLNH từ 16.494 lên 16.989(tăng 3%) 26/11/2009: điều chỉnh tỷ giá VND/USD từ 17.034lên 17.961

Mặc dù sau mỗi lần điều chỉnh, tỷ giá chính thức đều lên kịch trần nhưng tỷ giá trên thị trường không chính thức (tỷ giá thị trường tự do) vẫn luôn nằm ngoài biên độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước, VND vẫn bị đánh giá cao so với giá trị thực, gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu.

2.1.6.2 Tác động của chính sách tỷ giá đến nền kinh tế.

 Tác động đến cán cân thương mại.

Biến động về tỷ giá đã ảnh hưởng mạnh tới các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, không chỉ thông qua kết quả kinh doanh mà còn qua việc tiếp cận tín dụng ngoại tệ. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài khi phải chịu ảnh hưởng kép đặc biệt trong thời điểm giữa năm 2008: giá nguyên vật liệu tăng và VND trượt giá.

Ví dụ một số ngành trong năm 2008 như sau:

Ngành nhựa: Công ty nhựa Bình Minh trong giai đoạn tháng 5-6/2008 thiệt

hại mỗi tháng 5-6 tỷ đồng do biến động tỷ giá.

Ngành dệt may: Tập đoàn dệt may thiệt hại khoảng 50 tỷ đồng cũng trong

giai đoạn này do chênh lệch giữa giá USD thu bán cho NHTM và giá mua USD phục vụ mua nguyên liệu.

Ngành xăng dầu: Tại thời điểm cuối tháng 3/2008, tỷ giá thị trường thấp hơn

tỷ giá liên ngân hàng nên Petrolimex phải mua USD với giá cao hơn giá thị trường khiến mỗi lít xăng dầu tăng 300-400 đồng do tỷ giá. Từ tháng 4/2008, tỷ giá đảo chiều mạnh, tỷ giá lien ngân hàng giao dịch ở trần biên độ, chênh lệch tỷ giá từ thời điểm ký hợp đồng đến thời điểm thanh toán từ 40 đ/lít lên mức 500 đ/lít ở thời điểm tháng 7- 8/2008.

Ngành dược: Trong bản giải trình báo cáo tài chính quý II/2008 của DHG,

công ty giải thích rằng việc tỷ giá tăng cao trong tháng 5-6/2008 trong khi nguyên liệu công ty chủ yếu nhập ngoại nên đã làm tăng khoản chênh lệch tỷ giá của công ty trong quý II/2008.

Ngành điện: PPC là một trong những trường hợp điển hình nhất trong số các

công ty bị thiệt hai do biến động tỷ giá. Với khoản vay ~ 37 tỷ Yên Nhật, PPC phải chịu thiệt kép về tỷ giá khi VND trượt giá so với USD trong khi đồng USD cũng giảm giá so với Yên Nhật (tính từ tháng 6/2008 đến tháng 11/2008, Yên tăng 7,73% so với USD trong đó nếu chỉ tính từ tháng 9-11/2008, Yên Nhật tăng giá 20%-25% so với USD và 30%-40% so với EURO - Nguồn: TBKT). Chỉ trong 6 ngày sau khi có thông báo về điều chỉnh lợi nhuận do lỗ tỷ giá, cổ phiếu của PPC đã giảm sàn với mức sụt giảm tổng cộng là 23%. Theo báo cáo tài chính năm 2007, công ty phát sinh khoản lỗ tỷ giá ~ 232 tỷ đồng và với tỷ giá JPY/VND như ở mức hiện tại (JPY/VND ~ 180 đồng-184 đồng), theo chúng tôi, dự phòng chi phí tài chính sẽ là ~1.400 tỷ đồng và mức lợi nhuận cho năm 2008 của PPC sẽ là âm.

Sự biến động của tỷ giá hối đoái đã tác động mạnh mẽ tiếp tục làm thâm hụt cán cân thương mại trong năm 2008 so với 2007 từ thâm hụt 10.2 tỷ USD lên tới 17.5 tỷ USD. Mặc dù tỷ giá không phải là nguyên nhân duy nhất tác động tới tỷ giá. Tuy nhiên nó đã góp phần lớn vào sự thâm hụt cán cân thương mại. Chính vì việc sử dụng tỷ giá cố định neo theo đồng USD, không linh hoạt đã làm đồng VND mất giá làm hàng nhập trở nên đắt hơn. Và một điều nữa là tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hằng năm luôn cao hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu.

 Tác động đến lạm phát.

Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Tốc độ tăng trưởng GDP đứng thứ hai châu lục. Kim ngạch xuất khẩu tăng đều từ 20 đến 25%. Dòng vốn đầu tư nước ngoài và kiều hối liên tục tăng lên đạt các kỷ lục mới. Chỉ số chứng khoán VN-Index tăng lên gấp 4 lần. Tuy nhiên, đến giữa năm 2007, thông kê chỉ số giá tiêu dùng đã lên tiếng báo hiệu một điều không tốt lành cho nền kinh tế: chỉ số CPI đã tăng quá cao. Cuối năm 2007, con số lạm phát được công bố là 12,6% - cao nhất trong vòng 12 năm qua. Đầu năm 2008, chỉ số này tiếp tục tăng mạnh, riêng 3 tháng đầu năm chỉ số CPI đã tăng lên đến 9,19%, đã vượt mức chỉ tiêu lạm phát trong năm 2008 (8,5%) do Chính phủ đề ra. Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề này. Vì sao các nước trong khu vực cùng trong bối cảnh kinh tế thê giới, cùng chịu những tác động bên ngoài như chúng ta nhưng chỉ số lạm phát của chúng ta cao hơn nhiều các nước đó, ngay cả với Trung Quốc có tốc độ phát triển kinh tế nhanh hơn nhiều so với Việt Nam. Câu trả lời chính là chính sách tỷ giá hối đoái trong thời gian qua. Theo các chuyên gia kinh tế, lý do quan trọng khiến lạm phát ở Việt Nam cao như vậy nằm ở chính sách TGHĐ. Như vậy chính sách TGHĐ của chúng ta đã tồn tại nhiều khiếm khuyết. Chính sách TGHĐ thời gian qua một mặt kích thích mạnh mẽ xuất khẩu, song mặt khác đã có những tác động tiêu cực tới lạm phát. Chính sách tỷ giá hối đoái đôi khi không phù hợp so với

biến động của kinh tế thế giới dẫn đến kết quả là: lượng cung tiền tăng đột biến; chi phí cho sản xuất trong nước tăng cao. Đây là hai nguyên nhân chủ yếu dẫn tới lạm phát cao tại Việt Nam.

Vài năm gần đây, do thâm hụt thương mại khổng lồ, đồng USD của Mỹ đã mất giá đáng kể so với những đồng ngoại tệ mạnh khác. Chỉ tính từ năm 2006 đến 2008 đồng USD đã mất giá trung bình khoảng 15% so với các đồng ngoại tệ mạnh khác như Euro, Yên Nhật, Bảng Anh, và đồng Nhân dân tệ Trung Quốc. Tuy nhiên, ở VN, tỷ giá của VND trong thời gian này hầu như không biến đổi so với USD (cuối tháng 2/2008 chỉ tăng 0.24% so với 2006). Qua việc neo tỉ giá, VND cũng giảm trung bình 15% so với các ngoại tệ mạnh khác. Chính sách VND yếu mặc dù có thể thúc đẩy xuất khẩu nhưng đồng thời lại góp phần gây nên “lạm phát chi phí đẩy” vào VN. Sản xuất tại VN hiện nay phụ thuộc rất lớn vào các nguyên vật liệu nhập khẩu như xăng dầu, xi măng, sắt thép, máy móc…Sự mất giá của USD trên thế giới hay nói cách khác là sự tăng giá thành của các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu cho sản xuất tính bằng VND là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chi phí sản xuất trong nước tăng, kéo theo giá cả hàng hóa tăng theo. Việc VND mất giá so với các ngoại tệ làm tăng giá thành của hàng nhập khẩu, khiến cán cân thương mại bị thâm hụt lớn. Nếu tỷ giá linh hoạt hơn, nếu VND mạnh hơn sẽ phản ánh đúng hướng biến động của thị trường thế giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chính sách điều hành tỉ giá hối đoái ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27)