- Số dư cuối kỳ
BIÊN BẢN KIỂM KÊ
3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty.
tại Công ty.
* Về sổ danh điểm vật tư:
Để thuận lợi cho công tác quản lý và bảo quản nguyên vật liệu, công ty nên sử dụng “sổ danh điểm vật tư”. Sổ này sẽ hệ thống tên gọi, mã ký hiệu với bảng cân đối tài khỏan được chính xác, thuận tiện cho việc lập báo cáo tài chính.
* Về hệ thống sổ
Tại công ty không lập bảng phân bổ Nguyên vật liệu mà chỉ sử dụng bảng kê tổng hợp xuất vật tư có mẫu sổ gần phù hợp với bảng phân bổ vật tư, tuy nhiên nội dung bảng kê chỉ phản ánh được quá trình tập hợp chi phí chứ không phản ánh được quá trình phần bổ chi phí cho từng hợp đồng, từng đơn
Nguyễn Thị Hoài – KT5K3 Chuyên đề tốt nghiệp
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa kế toán – Kiểm toán
hàng. Để giúp kế toán thuận lợi trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nên lập bảng phân bổ vật tư.
* Về lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu:
Việc lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu được lập theo các điều kiện sau:
Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá trị gốc phải lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu. Số dự phòng giảm giá nguyên vật liệu được lập là số chênh lệch giữa giá gốc hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
Trường hợp khoản dự phòng giảm giá nguyên vật liệu phải lập ở cuối năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá nguyên vật liệu đã lập ở năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm, kế toán ghi:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán (chi tiết dự phòng giảm giá nguyên vật liệu)
Có TK 159: Dự phòng giảm giá nguyên vật liệu
Trường hợp khoản dự phòng giảm giá nguyên vật liệu phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá nguyên vật liệu đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước, thì số chênh lệch nhỏ hơn hoàn nhập, kế toán ghi:
Nợ TK 159: Dự phòng giảm giá nguyên vật liệu Có TK 632: Giá vốn hàng bán.
Số dự phòng không được vượt quá số lợi nhuận thực tế phát sinh của Công ty. Trước khi nhập dự phòng, Công ty phải lập hội đồng thẩm định mức giảm giá của nguyên vật liệu. Việc lập dự phòng giảm giá phải tiến hành riêng từng loại nguyên vật liệu và tổng hợp vào bảng kê chi tiết tài khoản dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào chi phí và là căn cứ quản lý của Công ty.
Nguyễn Thị Hoài – KT5K3 Chuyên đề tốt nghiệp
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa kế toán – Kiểm toán
* Về vấn đề hiện đại hóa công tác kế toán.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, công tác quản trị doanh nghiệp đòi hỏi phải có được thông tin đầy đủ chính xác và nhanh chóng. Việc hạch toán kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng đều thực hiện thủ công, việc theo dõi quá nhiều sổ, cuối tháng chứng từ từ các xưởng mới được chuyển lên cho phòng kế toán nên công việc vào sổ bị dồn vào cuối tháng. Tuy nhiên, tồn tại này là do đặc điểm sản xuất kinh doanh tại công ty chi phối. Để hạn chế, Công ty nên trang bị phần mềm kế toán máy cho kế toán tại các xưởng và Công ty nên triển khai nối mạng cho các nhân viên tại xưởng và phòng kế toán để bộ phận kế toán dễ thu thập số liệu, giúp cho việc hạch toán đơn giản, thuận tiện, lưu trữ thông tin an toàn đáp ứng được nhu cầu thông tin cho các đối tác
Nguyễn Thị Hoài – KT5K3 Chuyên đề tốt nghiệp
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa kế toán – Kiểm toán
KẾT LUẬN
Trải qua gần 12 năm hoạt động, Công ty Cổ Phần Công nghiệp E.NHẤT đã có những bước phát triển đáng kể và ngày càng chiếm lĩnh được thị trường trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm cơ khí. Cùng với sự cố gắng nỗ lực, đoàn kết phấn đấu của toàn thể công nhân viên và các phòng ban chức năng phối hợp chặt chẽ với nhau cũng như phối hợp với các phân xưởng, tổ, đội sản xuất trong Công ty cùng với sự chỉ đạo tài tình của Ban Giám đốc đã luôn đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn. Đặc biệt công tác hạch toán thu mua nguyên vật liệu đáp ứng được nhu cầu quản lý vật liệu tại công ty. Có được thành tựu to lớn ấy không thể không nói tới vai trò của bộ máy kế toán, với bộ máy kế toán gọn nhẹ hoạt động có hiệu quả, nó đã thực sự trở thành công cụ đắc lực tham mưu cho Ban lãnh đạo Công ty.
Do thời gian thực tập có hạn và hạn chế về mặt kiến thức thực tế nên bài chuyên đề tốt nghiệp của em không tránh được những thiếu sót, hơn nữa những nhận xét đánh giá trong bài còn mang tính chất chủ quan của cá nhân em, vì vậy em rất mong được sự đánh gía, sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bản chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo và cán bộ phòng kế toán – tài chính Công ty cổ phần Công nghiệp E.Nhất, các thầy cô giáo trong khoa kế toán – kiểm toán trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của Thạc Sĩ Phạm Thị Hồng Diệp đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2012 Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hoài
Nguyễn Thị Hoài – KT5K3 Chuyên đề tốt nghiệp
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa kế toán – Kiểm toán