Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhân viên buồng tại Khách sạn Hồng Ngọc 1, Hà Nội (Trang 29)

2. Tổng chi phí đào tạo

2.4.2.Hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Hạn chế

+ Kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nhân viên buồng của khách sạn chưa sát với nhu cầu thực tế, nó chưa được chi tiết và cụ thể đối với nhân viên buồng và từng nội dung giảng dạy. Đặc biệt là kế hoạch triển khai nội dung đào tạo ngoại ngữ chưa được cụ thể.

+ Khách sạn chủ yếu lên kế hoạch cho phương pháp kèm cặp hướng dẫn tại chỗ mà chưa cụ thể cho phương pháp đào tạo theo lớp.

+ Kế hoạch về thời gian và chi phí: Kế hoạch về thời gian cho một khóa học tương đối ngắn, chỉ kéo dài 2 tuần và chỉ có 1 khóa/ năm, chưa lên kế hoạch cho những khóa học ngắn phát sinh thêm. Kế hoạch chi phí chưa đảm bảo so với nhu cầu chi phí thực tế.

+ Ngoài ra kế hoạch về hình thức đào tạo và bồi dưỡng nhân viên bên ngoài khách sạn cũng chưa được chú trọng nhiều.

- Về triển khai thực hiện đào tạo và bồi dưỡng

+ Một số nhân viên chưa nhiệt tình và nghiêm túc trong quá trình học. + Nội dung triển khai còn thiếu chưa đúng với kế hoạch.

+ Các phương pháp đào tạo và bồi dưỡng khác chưa được áp dụng triển khai. + Chưa cử nhân viên đi học ở các cơ sở đào tạo khác hoặc các cơ sở cùng lĩnh vực kinh doanh khách sạn trên địa bàn Hà Nội.

- Về đánh giá kết quả đào tạo và bồi dưỡng nhân viên. + Kết quả đạt được chưa đúng với mục tiêu đặt ra. + Đánh giá chưa đúng và sát với thực tế.

+ Khách sạn chỉ đánh giá kết quả học tập và tình hình thực hiện công việc của nhân viên mà chưa đánh giá chương trình đào tạo.

+ Phương pháp đánh giá còn hạn chế, mang tính khách quan của nhà quản trị, chưa sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác hiệu quả hơn.

2.4.2.2. Nguyên nhân

+ Bộ phận nhân sự chưa phối hợp chặt chẽ với bộ phận buồng để khảo sát đúng thực trạng và đánh giá đúng nhu cầu đào tạo của đội ngũ nhân viên buồng và nhu cầu thực tế trong hoạt động phục vụ buồng nên nội dung chưa cụ thể.

+ Các hình thức và phương pháp đào tạo của khách sạn dễ gây nhàm chán cho người tham gia, không kích thích được sự nhiệt tình của nhân viên.

+ Trưởng bộ phận buồng là người trực tiếp tham gia giảng dạy nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như một số hạn chế về trình độ chuyên môn, do đó ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

+ Do chi phí dành cho đào tạo và bồi dưỡng thấp nên không thể xây dựng được nhiều hình thức và phương pháp đào tạo khác.

+ Đánh giá chỉ mang tính hình thức, tính chủ quan của ban lãnh đạo và tổ trưởng buồng mà chưa khảo sát cả ý kiến của học viên. Chưa có ban phụ trách đánh giá riêng, phương pháp và chỉ tiêu đánh giá còn ít, chưa phù hợp.

Một phần của tài liệu Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhân viên buồng tại Khách sạn Hồng Ngọc 1, Hà Nội (Trang 29)