Đầu tư chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (Trang 46)

a. Khái niệm FPI là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước mua chứng khoán của các công ty, các tổ chức phát hành ở một nước khác với một mức khống chế nhất định để thu lợi nhuận nhưng không nắm quyền kiểm soát trực tiếp đối với công ty hoặc tổ chức phát hành chứng khoán.

b. Đặc điểm

- Số lượng chứng khoán mà các công ty nước ngoài được mua có thể bị khống chế ở mức độ nhất định tuỳ theo từng loại chứng khoán và tuỳ theo từng nước để nước nhận đầu tư kiểm soát khả năng chi phối doanh nghiệp của nhà đầu tư chứng khoán; Ví dụ ở VN, theo Quyết định số 238/2005 QĐ-TTg ban hành ngày 29/9/2005, tỉ lệ nắm giữ tối đa cổ phiếu được niêm yết của bên nước ngoài là 49%, đối với trái phiếu thì không giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với nhà đầu tư nước ngoài.

- Chủ đầu tư nước ngoài không nắm quyền kiểm soát hoạt động của tổ chức phát hành chứng khoán; bên tiếp nhận đầu tư có quyền chủ động hoàn toàn trong kinh doanh sản xuất. Đặc điểm này có thể suy ra từ đặc điểm trên, bởi vì chủ đầu tư nước ngoài chỉ được nắm giữ một tỉ lệ chứng khoán tối đa nào đó mà thôi, tỉ lệ mà trên mức đó thì hoạt động đầu tư của anh ta sẽ được coi là FDI tức là anh ta có quyền kiểm soát hoạt động của tổ chức phát hành chứng khoán. Chúng ta cần phân biệt quyền kiểm soát và quyền sở hữu. Hai quyền này khác nhau. Không phải lúc nào có quyền sở hữu cũng đồng nghĩa với việc có quyền kiểm soát doanh nghiệp.

- Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào loại chứng khoán mà nhà đầu tư mua, có thể cố định hoặc không. Nếu nhà đầu tư mua trái phiếu thì sẽ được hưởng trái tức cố định, tuy nhiên cũng có những loại trái phiếu một phần thu nhập cố định một phần thay đổi theo kết quả sản xuất kinh doanh. Còn nếu mua cổ phiếu thì sẽ được hưởng cổ tức tuỳ theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và quyết định phân chia lợi nhuận sau mỗi kỳ kinh doanh của hội đồng cổ đông.

- Nước tiếp nhận đầu tư không có khả năng, cơ hội tiếp thu công nghệ, kỹ thuật máy móc thiết bị hiện đại và kinh nghiệm quản lý vì kênh thu hút đầu tư loại này chỉ tiếp nhận vốn bằng tiền.

- Lý do đầu tư chứng khoán nước ngoài:

Cơ cấu tương quan QT: thu nhập đầu tư chứng khoán giữa các quốc gia ít tương quan với nhau như trong một quốc gia và phân tán rủi ro.

c. Phân loại

Đầu tư cổ phiếu, đầu tư trái phiếu, đối tượng đầu tư cổ phiếu (Equity/Share): là chứng chỉ sở hữu (certificate of ownership) Trái phiếu (Bond): là chứng chỉ nợ (debt certificate) Quan hệ giữa nhà đầu tư và DN phát hành Quan hệ sở hữu (chủ sở hữu và đối tượng sở hữu) Chủ đầu tư là cổ đông (share-owner)/chủ sở hữu của công ty Quan hệ tín dụng (chủ nợ và con nợ-creditor &borrower) Chủ đầu tư là trái chủ (bond-bearer)/chủ nợ của công ty Thu nhập mà DN phát hành trả cho nhà đầu tư: cổ tức, trái tức, thu nhập, chi phí, thu nhập.

C) TÀI LIỆU HỌC TẬP

[1]. TS. Nguyễn Thị Việt Hoa (2013), Đầu tư nước ngoài, Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội.

[2]. PGS. TS. Vũ Chí Lộc (2012), Giáo trình đầu tư quốc tế, Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội.

[3]. Phùng Xuân Nhạ (2000), Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công nghiệp hóa ở

[4]. PGS.TS. Võ Thanh Thu (2003), Quan hệ kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1. Hãy cho biết những nhân tố nào trong môi trường đầu tư quốc tế. Những nhân tố nào quyết định FDI quyết định nguồn nguyên liệu? Thảo luận theo nhóm các nguyên nhân và điều kiện theo đó các nhân tố này tác động đến các quyết định đầu tư.

2. Những nhân tố nào quyết định FDI định hướng thị trường? Thảo luận theo nhóm các nguyên nhân và điều kiện theo đó các nguyên nhân này tác động đến quyết định đầu tư?

3. Phân tích tác động của khung chính sách quốc tế đến FDI. 4. Có những loại ưu đãi chủ yếu nao? Cho ví dụ của từng loại.

5. Giải thích các chi phí do phiền nhiễu có nghĩa là gì và tác động có thể của chúng đến các nhà đầu tư?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. TS. Đỗ Đức Bình, TS. Nguyễn Thượng Lạng (2002), Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.

[2] Hoàng Thị Chỉnh, Nguyễn Hữu Lộc, Nguyễn Phú Tụ (2008), Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội.

[3]. TS. Nguyễn Thị Việt Hoa (2013), Đầu tư nước ngoài, Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[4]. PGS. TS. Vũ Chí Lộc (2012), Giáo trình đầu tư quốc tế, Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[5]. Vũ Chí Lộc (1997), Đầu tư quốc tế và chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt

Nam, Giáo trình Đầu tư nước ngoài , Nhà xuất bản Giáo dục,Hà Nội.

[6]. Phùng Xuân Nhạ (2001), Giáo trình Đầu tư quốc tế, Nhà xuất bản ĐHQGHN, Hà Nội. [7]. Phùng Xuân Nhạ (2000), Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công nghiệp hóa ở

Malaixia, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.

[8]. PGS.TS. Võ Thanh Thu (2003), Quan hệ kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

PHỤ LỤC Phụ lục 2.1 VI. Các nhu cầu cho sản xuất: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Nhu cầu về nguyên vật liệu cho sản phẩm:

Danh mục Năm đầu Năm thứ... Năm ổn định

sản xuất Số lượng Ước giá Tổng giá trị

I. Nhập vào Việt Nam 1.

2.

II. Mua tại Việt Nam 1.

2.

2. Nhu cầu về nhiên liệu, điện, nước, dịch vụ và nguồn cung cấp: Tên

(các loại) Nguồn cung cấp Năm đầu Năm thứ...

Năm ổn định sản xuất Số lượng Giá trị 1. 2. 3.

Trình bày kế hoạch sử dụng điện, nước của dự án.

3. Nhu cầu lao động trong năm thứ... khi dự án đi vào hoạt động

Các loại lao động Người Việt Nam Người nước ngoài Tổng số

1. Viên chức quản lý

2. Nhân viên kỹ thuật- giám sát 3. Công nhân lành nghề

4. Lao động phổ thông 5. Nhân viên văn phòng Tổng cộng

Phụ lục 2.2 VII. Mặt bằng, địa điểm và xây dựng - kiến trúc:

1. Địa điểm và mặt bằng

- Địa chỉ (xã, huyện, tỉnh), đường ranh giới và/hoặc toạ độ địa điểm đặt dự án (gửi kèm bản đồ địa điểm)

- Điều kiện mặt bằng hiện tại và kết cấu hạ tầng của địa điểm (đường sá và cầu, điện, hệ thống thoát nước, thông tin liên lạc...)

- Tổng chi phí đền bù giải phóng mặt bằng cần thiết. 2. Xây dựng - kiến trúc

ĐVT: USD

Hạng mục Đơn vị Quy mô Đơn giá Thành tiền

I. Các hạng mục xây dựng mới 1.

2.

II. Các hạng mục sửa chữa, cải tạo 1.

2.

Tổng cộng

Ghi chú: Các hạng mục xây dựng đặc biệt cần giải trình cụ thể. Sơ đồ mặt bằng tổng thể (kèm theo bản vẽ)

Phụ lục 2.3 X. Lịch trình huy động vốn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Vốn lưu động: (chỉ áp dụng đối với dự án có vốn đầu tư trên 5 triệu USD) ĐVT: USD

Diễn giải Năm đầu Năm thứ... Năm sản xuất ổn định

1. Vốn cho sản xuất

- Nguyên phụ liệu nhập khẩu - Nguyên phụ liệu trong nước - Lương và bảo hiểm xã hội. - Chi phí điện, nước, nhiên liệu - Chi phí phụ tùng 2. Vốn lưu động: - Nguyên vật liệu dự trữ - Phụ liệu dự trữ - Sản phẩm tồn kho - Hàng hoá bán nợ 3. Vốn bằng tiền mặt: Tổng vốn lưu động 2. Vốn cố định: ĐVT: USD

Diễn giải Năm đầu Năm thứ... Năm sản xuất ổn định

Các chi phí chuẩn bị Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và giá trị vốn góp bằng quyền sử dụng đất phía Việt Nam (nếu có)

Phí hạ tầng và nhà xưởng hiện có

Chi phí xây mới và/hoặc cải tạo nhà xưởng, hạ tầng

Chi phí mua sắm máy móc thiết bị và dụng cụ

Việc góp vốn bằng hình thức chuyển giao công nghệ hoặc bản quyền chuyển giao công nghệ

Chi phí đào tạo ban đầu Chi phí khác

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (Trang 46)