Tính chất án lệ trong các văn bản áp dụng pháp luật của Tòa án ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Vai trò của án lệ và thực tiễn xét xử trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Trang 58)

án ở Việt Nam

Theo quy định tại Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, trong hệ thống pháp luật Việt Nam những văn bản sau đây là những văn bản quy phạm pháp luật.

1. Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội.

2. Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội. 3. Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nƣớc.

4. Nghị định của Chính phủ.

5. Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ.

6. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thông tƣ của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

7. Thông tƣ của Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 8. Thông tƣ của Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang bộ. 9. Quyết định của Tổng kiểm toán nhà nƣớc.

10. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ƣơng của tổ chức chính trị-xã hội.

11. Thông tƣ liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan

ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, giữa Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang bộ.

12. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam chỉ những văn bản đƣợc quy định tại Luật này mới đƣợc coi là văn bản quy phạm pháp luật, tức là chứa đựng trong đó những quy phạm có hiệu lực phổ biến, bắt buộc chung và chỉ có những văn bản này mới là nguồn của pháp luật, tức là đƣợc viện dẫn ra để lấy đó làm cơ sở pháp lý khi giải quyết các vấn đề pháp lý, các tranh chấp pháp lý nảy sinh.

Trong danh mục các văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam có sự hiện diện của một số loại văn bản của Tòa án nhân dân. Đó là: Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Thông tƣ của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Thông tƣ liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Thông tƣ liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Bộ trƣởng, thủ trƣởng ngang bộ.

Có thể khẳng định rằng, những văn bản này tuy không phải là bản án hay quyết định của Tòa án xét xử vụ án cụ thể, mà trên cơ sở đánh giá, tổng kết, khái quát các thực tiễn xét xử của các Tòa án để đƣa ra những hƣớng dẫn nhất định cho các Tòa án. Do vậy, ở nghĩa đó, các văn bản của Tòa án tối cao có thể đƣợc coi là sự phản ánh thực tiễn xét xử, là thực tiễn xét xử.

Các văn bản của Tòa án nhân dân tối cao có thể chia thành 3 loại:

- Các văn bản chỉ đơn thuần ghi nhận, đánh giá, nhận xét thực tiễn xét xử, tổng kết hành chính về hoạt động đa dạng của các Tòa án. Loại văn bản này không hàm chứa những quy chuẩn hành vi (đánh giá các khía cạnh của vụ án) và các Tòa án chỉ coi đó là văn bản hành chính.

- Các văn bản hƣớng dẫn, “uốn nắn” lệch lạc trong thực tiễn xét xử, đƣa ra những nội dung có tính chất khuôn mẫu cho những tình huống pháp

luật cụ thể dƣới dạng giải thích mở rộng quy phạm; phƣơng cách lấp “lỗ hổng” pháp luật. Các tòa án cấp dƣới đều coi đó là chuẩn mực cho việc xử lý những tình huống tƣơng tự. Những văn bản loại này của Tòa án nhân dân tối cao có thể đƣợc coi là nằm giữa hai đại lƣợng: một bên là quy phạm có sẵn của pháp luật thực định, một bên là một quy phạm mới nhất thiết phải có, phải áp dụng. Đây chính là địa hạt của vai trò kiến tạo án lệ, kiến tạo luật của Tòa án nhân dân tối cao. Quan niệm chung về án lệ có thể đƣợc khái quát nhƣ sau: Án lệ là bản án, quyết định của Tòa án chứa đựng sự giải thích, áp dụng pháp luật đƣợc Tòa án vận dụng giải quyết vụ án sau đó và những vụ án có nội dung tƣơng tự.[48]

Một phần của tài liệu Vai trò của án lệ và thực tiễn xét xử trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)