Nguồn của pháp luật trong hệ thống pháp luật châu Âu lục địa

Một phần của tài liệu Vai trò của án lệ và thực tiễn xét xử trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Trang 31)

địa (Dân luật)

Trong tổng thể, pháp luật ở các nƣớc theo hệ thống châu Âu lục địa có những nét chung trên nền tảng đa dạng mang tính quốc gia, dân tộc. Những điểm chung đó có thể đƣợc khái quát nhƣ sau:

1.1.3.1. Nguồn của pháp luật châu Âu lục địa chịu ảnh hƣởng sâu sắc và kế thừa về mặt lịch sử luật La Mã. Điều đó có thể thấy rất rõ trên cơ sở nghiên cứu pháp luật của các nƣớc châu Âu điển hình nhƣ Đức, Pháp, Italia - những hệ thống pháp luật quốc gia hình thành và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn thế kỷ XII-XVI trên nền tảng Bộ luật Justinian nổi tiếng.[81]

1.1.3.2. Pháp luật của châu Âu lục địa có tính khái quát cao, mang tính học thuật, quan điểm, chú trọng nguyên lý.

1.1.3.3. Vai trò của văn bản quy phạm nổi trội so với các nguồn pháp luật khác, đặc biệt là vai trò của các văn bản pháp điển hóa. Vì lẽ đó, mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau xung quanh khái niệm nguồn của pháp luật nhƣng quan niệm nổi trội hơn cả vẫn là quan điểm “gốc gác” từ phía các cơ quan nhà nƣớc.

Theo đó, hệ thống các nguồn mà pháp luật ở các nƣớc châu Âu lục địa có thể đƣợc xếp theo thứ tự cao - thấp, cơ bản - kém cơ bản nhƣ sau:

- Các văn bản quy phạm pháp luật mà cao nhất là Luật. - Tập quán pháp lý.

- Án lệ, thực tiễn xét xử của Tòa án. - Các nguyên tắc chung của pháp luật. - Các học thuyết pháp lý

Trong số đó, các quốc gia châu Âu quan niệm có các nguồn cơ bản và nguồn không cơ bản. Nguồn cơ bản bao gồm luật đƣợc cơ quan nhà nƣớc ban hành (enacted laws) và các tập quán pháp lý và thứ tự ƣu tiên trong hai loại nguồn này thuộc về các văn bản.

Nguồn không cơ bản là những số còn lại và ý nghĩa này thể hiện ở việc, các yếu tố này chỉ trở thành nguồn trên thực tế (mà không phải mặc nhiên) khi thiếu vắng quy định của luật thực định, hoặc chí ít là khi có quy định của pháp luật thực định nhƣng các quy định đó không rõ ràng, không đầy đủ và do đó không đƣợc coi là những nguồn mặc nhiên có hiệu lực áp dụng.[72]

Nói về nguyên nhân của tình hình trên, nhà nghiên cứu luật học so sánh nổi tiếng ngƣời Pháp, Giáo sƣ René David đã dẫn ra những ý kiến xác đáng sau đây.[77]

- Theo lịch sử, điểm xuất phát của hệ thống pháp luật của các nƣớc này là luật La Mã, kế đó là ảnh hƣởng rất mạnh của các tập quán pháp lý đã đƣợc tập hợp hóa, pháp điển hóa thành các văn bản mà đỉnh cao là các bộ luật của

Hoàng đế Napoleon. Các luật gia cũng nhƣ những ngƣời áp dụng pháp luật ở châu Âu lục địa có thói quen dựa vào các nguồn chính thống này mà không chú ý đến thực tiễn xét xử, án lệ của Tòa án.

Trong khi đó, chẳng hạn ở Anh, hoàn toàn không chịu ảnh hƣởng của Luật La Mã, cũng không chịu ảnh hƣởng của các đạo luật Napoleon và các quy định thành văn mà chỉ có thói quen tổng kết thực tiễn xét xử, hệ thống hóa ở mức cao kinh nghiệm của Tòa án thành các án lệ và dựa vào đó để giải quyết các vụ việc và áp dụng chúng.

- Cách thức tổ chức hệ thống tòa án ở châu Âu lục địa cũng khác với ở đảo quốc Anh. Khác với các nƣớc theo truyền thống Thông luật, tại các quốc gia theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa địa vị xã hội của các thẩm phán không đƣợc đề cao so với các quan chức hành chính. Lý do trƣớc hết là các thẩm phán ở đây đa số đƣợc lấy từ nguồn công chức hành chính hoặc theo cách tuyển dụng công chức hành chính, trong khi, chẳng hạn ở Anh, đội ngũ thẩm phán thƣờng đƣợc tuyển chọn từ các luật sƣ, họ có thâm niên công tác và kinh nghiệm nghề nghiệp, có thói quen hoạt động và tƣ duy độc lập. Đó cũng là lý do vì sao các án lệ của Tòa án ở các nƣớc Thông luật lại đƣợc coi trọng, đề cao.

Một phần của tài liệu Vai trò của án lệ và thực tiễn xét xử trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)