Khái niệm nguồn của pháp luật

Một phần của tài liệu Vai trò của án lệ và thực tiễn xét xử trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Trang 30)

Khi nói về nguồn của pháp luật, đã có rất nhiều quan niệm và góc độ tiếp cận khác nhau. Có ý kiến đồng nhất “nguồn” pháp luật với “hình thức” của pháp luật, nhƣng cũng có ý kiến cho rằng, phạm trù “nguồn” là rộng hơn phạm trù “hình thức”.[27]

Ở Liên Xô trƣớc đây đã từng có cách phân biệt nguồn pháp luật theo nghĩa vật chất, nội dung (điều kiện sống, ý chí của giai cấp thống trị) và nguồn của pháp luật theo nghĩa hình thức, tức là cách thức để biểu thị ra bên ngoài của quy phạm pháp luật[82]. Tuy nhiên, đại đa số ý kiên đều đồng tình với quan điểm cho rằng, nguồn của pháp luật chính là hình thức bên ngoài cho sự biểu thị của pháp luật, bộc lộ ý của nhà làm luật. Không chỉ là sự biểu thị ra bên ngoài của nội dung các quy phạm mà nguồn pháp luật còn là sự biểu thị ra bên ngoài một cách chính thức về sự hiện hành, sự thay đổi hay bãi bỏ các quy phạm đó.[53]

Trên cơ sở những quan niệm khác nhau về nguồn của pháp luật, tác giả của luận văn này cho rằng, các điều kiện vật chất (điều kiện kinh tế), các điều kiện tinh thần (ý thức pháp luật, văn hóa), điều kiện lịch sử (tập tục, lối sống) của cƣ dân, kể cả các văn bản pháp luật tồn tại trong lịch sử, chẳng hạn Luật La Mã đối với hệ thống pháp luật châu Âu, bộ luật Hồng Đức với khả năng ảnh hƣởng, kế thừa lịch sử cho thệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay-tất cả những yếu tố đó là nguồn của pháp luật với ý nghĩa là cơ sở nguồn gốc, yếu tố tác động, ảnh hƣởng, kế thừa. Theo GS.TSKH Đào Trí Úc thì “Từ góc độ xã hội, nguồn pháp luật còn đƣợc hiểu là tất cả những gì đã làm nên, xúc tác việc ra đời các quy định của pháp luật – với ý nghĩa đó, nguồn pháp luật còn đƣợc gọi là nguồn vật chất của pháp luật. Từ góc độ pháp lý, nguồn pháp luật là sự thể hiện ra bên ngoài nội dung vật chất của pháp luật, chứa đựng các đại lƣợng tạo thành quy phạm pháp luật-quy tắc hành vi. Trong trƣờng hợp này, hai khái niệm “hình thức của pháp luật” và “nguồn của pháp luật” hoàn toàn trùng hợp với nhau, thay thế cho nhau.[58]

Một phần của tài liệu Vai trò của án lệ và thực tiễn xét xử trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)