KINH NGHIỆM TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚ

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 154)

CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Tổ chức chính quyền địa phương trên thế giới rất đa dạng, gồm nhiều mô hình khác nhau. Tuy nhiên dù theo mô hình nào thì chính quyền địa phương ở các nước luôn có hai sự phân biệt (1) giữa chính quyền tự quản với chính quyền đại diện (2) giữa chính quyền đô thị và nông thôn.

Đối với chính quyền địa phương tự quản, chính quyền trung ương công nhận và trao quyền tự quản trong những phạm vi và mức độ khác nhau cho các địa phương. Chính quyền địa phương tự quản có hội đồng do dân bầu để quyết định các công việc thuộc thẩm quyền. Các hội đồng có cơ quan chấp hành riêng. Chính quyền địa phương tự quản, chịu sự kiểm soát của chính quyền trung ương (tùy theo mức độ phân quyền về một số vấn đề quan trọng, chính quyền trung ương hoặc vẫn giữ quyền giám hộ bằng quyền phê chuẩn, đình chỉ, sủa đổi hay hủy bỏ các quyết định, ban hành các quyết định thay các pháp nhân tự quản, thi hành kỷ luật đến mức bãi nhiễm các nhà chức trách địa phương, hoặc sử dụng cơ chế tài phán hành chính…).

Cách tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình này, không phân theo thứ bậc cấp trên, cấp dưới. Sự khác nhau của các tổ chức hành chính địa phương chính là quy mô, loại hình cũng như chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định. Các tổ chức hành chính địa phương độc lập với nhau về hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn lãnh thổ địa phương. Luật sẽ quy định cho mỗi loại chính quyền địa phương có những chức năng, nhiệm vụ cụ thể cùng những tiêu chí phân loại riêng cho mỗi loại chính quyền địa phương.

Bên cạnh chính quyền địa phương tự quản là chính quyền đại diện của trung ương tại địa phương. Ở Pháp, tất cả các tỉnh đều có những thị trưởng do hội đồng tỉnh bầu cử và ở dưới quyền kiểm soát của các tỉnh trưởng. Tỉnh trưởng do Nhà nước trung ương bổ nhiệm có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Ngoài ra, ở một số nước còn có những đơn vị hành chính đặc thù, được hình thành để tiện cho việc quản lý về hành chính trên một số lĩnh vực nào đó chẳng hạn các vùng, quận, huyện ở Pháp; các khu bầu cử, khu trường học, khu cảnh sát, khu tư pháp, khu thu thuế, khu phòng hoả …ở Mỹ. Những đơn vị hành chính đó không có các cơ quan đại diện do nhân dân bầu mà chỉ cần có cơ quan hành chính để thực hiện chức năng quản lý. Các đơn vị hành chính này có thể thực hiện nhiệm vụ được giao trên địa bàn của nhiều đơn vị hành chính tự quản

nhưng không phải là đơn vị hành chính cấp trên đối với các đơn vị đó.

Đối với đô thị, ở hầu hết các quốc gia đều tổ chức chính quyền theo mô hình 1 cấp. Ở đô thị chỉ có một cấp chính quyền duy nhất, có hội đồng và cơ quan hành chính đô thị đứng đầu là Thị trưởng hoặc chức danh tương tự do Hội đồng hoặc do người dân bầu trực tiếp. Ở bên dưới, chỉ có các cơ quan đại diện cho chính quyền đô thị thực hiện chức năng quản lý mà không phải là một cấp chính quyền. Một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, đô thị được chia thành ba cấp nhưng không phải ở cấp nào cũng tổ chức thành một cấp chính quyền hoàn chỉnh. Cấp đường phố ở Trung Quốc và cấp phường (Gu) ở Hàn Quốc chỉ là những cơ quan đại diện của chính quyền cấp trên, chịu trách nhiệm cung ứng một số dịch vụ công thiết yếu cho người dân.

Như vậy có thể thấy, có nhiều mô hình tổ chức chính quyền địa phương trên thế giới, nhưng việc thiết lập cơ quan hội đồng của chính quyền địa phương phụ thuộc vào các nguyên tắc cơ bản sau:

- Các chính quyền địa phương không kể trong nhà nước đơn nhất hay nhà nước lên bang, nếu là chính quyền phân quyền, tự quản thì có hội đồng để giải quyết các công việc của mình. Còn nếu là chính quyền đại diện thì không có hội đồng mà chỉ có các cơ quan hành chính gọn nhẹ được cấp trên bổ nhiệm .

- Tổ chức chính quyền đô thị trên thế giới nói chung đều theo mô hình một cấp chính quyền. Tùy theo quy mô, tính chất đô thị mà có các cấp hành chính đại diện khác nhau nhưng đây không phải là các cấp chính quyền đầy đủ./.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)