MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG THEO HIẾN PHÁP NĂM

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 116)

NĂM 1946

1. Về tổ chức đơn vị hành chính

Điều thứ 57 của Hiến pháp quy định: Nước Việt Nam về phương diện hành chính gồm có ba bộ: Bắc, Trung, Nam. Mỗi bộ chia thành tỉnh, mỗi tỉnh chia thành huyện, mỗi huyện chia thành xã.

2. Về tổ chức chính quyền địa phương Điều thứ 58 của Hiến pháp quy định:

- Ở tỉnh, thành phố, thị xã và xã có HĐND do đầu phiếu phổi thông và trực tiếp bầu ra.

- HĐND tỉnh, thành phố, thị xã hay xã cử ra UBHC.

- Ở Bộ và huyện chỉ có UBHC. UBHC bộ do Hội đồng các tỉnh và thành phố bầu ra. UBHC huyện do Hội đồng các xã bầu ra.

II. MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG THEO HIẾN PHÁP NĂM 1959 PHÁP NĂM 1959

1. Về tổ chức đơn vị hành chính - Điều 78 của Hiến pháp quy định:

Các đơn vị hành chính trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa phân định như sau:

- Nước chia thành tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc Trung ương; - Tỉnh chi thành huyện, thành phố, thị xã;

- Huyện chia thành xã, thị trấn.

- Các đơn vị hành chính trong khu vực tự trị do luật định. 2. Về tổ chức chính quyền địa phương

- Điều 79 của Hiến pháp quy định:

Các đơn vị hành chính kể trên đều thành lập HĐND và UBHC.

Các thành phố có thể chia thành khu phố có HĐND và UBHC theo quyết định của Hội đồng Chính phủ.

- Điều 84 của Hiến pháp quy định: HĐND bầu ra UBHC và có quyền bãi miễn các thành viên của UBHC.

- Điều 87 của Hiến pháp quy định: UBHC gồm có Chủ tịch, một hoặc nhiều Phó Chủ tịch, ủy viên Thư ký và các ủy viên.

- Điều 92 của Hiến pháp quy định về HĐND và UBHC ở các khu tự trị: Tổ chức HĐND và UBHC ở các khu tự trị phải căn cứ vào những nguyên tắc cơ bản về tổ chức HĐND và UBHC các cấp quy định ở trên.

III. MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG THEO HIẾN PHÁP NĂM 1980 PHÁP NĂM 1980

1. Về tổ chức đơn vị hành chính - Điều 113 của Hiến pháp quy định:

Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:

Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính tương đương;

Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc Trung wong chia thành quận, huyện và thị xã;

Huyện chia thành xã và thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành phường.

2. Về tổ chức chính quyền địa phương

- Điều 113 của Hiến pháp quy định: Các đơn vị hành chính kể trên đều thành lập HĐND và UBND.

- Điều 118 của Hiến pháp quy định: HĐND thành lập các ban cần thiết để giúp Hội đồng trong việc quyết định những chủ trương, biện pháp công tác ở địa phương và kiểm tra việc thi hành pháp luật, chính sách của nhà nước và nghị quyết của Hội đồng.

- Điều 122 của Hiến pháp quy định: UBND gồm có Chủ tịch, một hoặc nhiều Phó Chủ tịch, ủy viên thư ký và các ủy viên khác.

IV. MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG THEO HIẾN PHÁP NĂM 1992 PHÁP NĂM 1992

1- Về tổ chức đơn vị hành chính Điều 118 của Hiến pháp quy định:

Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:

- Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc Trung ương chia thành quận, huyện và thị xã;

- Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành phường.

2. Về tổ chức chính quyền địa phương

- Điều 118 của Hiến pháp quy định: Việc thành lập HĐND và UBND ở các đơn vị hành chính do luật định.

PHỤ LỤC 3

CÁC QUY ĐỊNH TRONG CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG KHÓA X Và KHÓA XI VỀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

____________

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)