Thường xuyên thăm vườn, vệ sinh vườn sạch sẽ; phát hiện sớm các cây bị

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình sâu bệnh hại trên cây lúa và cây công nghiệp tại huyện lắk tỉnh đăk lăk (Trang 32)

hại để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh lây lan trên diện rộng; sử dụng một số loại thuốc theo hướng dẫn để phun lên cây.

c. Bệnh gỉ sắt (Hemileia vastatrix)

- Do nấm hemileia vastatrix Berk et Br, thuộc họ Pucciniaceae, Bộ nấm gỉ sắt Uredinales,Lớp nấm đảm Basidiomy cetes gây ra.

- Bệnh gây hại trên lá, làm lá rụng, cây kiệt sức, sản lượng kém và có thể chết. Vết bệnh xuất hiện ở mặt dưới lá, bắt đầu là những chấm nhỏ màu vàng nhạt sau đó lớn dần có màu vàng cam và cháy, các vết bệnh có thể liên kết với nhau dẫn đến việc cháy toàn bộ lá và làm lá rụng. Bệnh gây hại mạnh trên Cà phê chè, đối với Cà phê vối tỷ lệ số cây bị bệnh chỉ khoảng 50% và trên từng cây mức độ bị bệnh cũng khác nhau.

Quá trình phát sinh và phát triển của bệnh gỉ sắt:

- Tại Tây Nguyên, mưa là yếu tố quyết định sự phát sinh và phát triển

của bệnh gỉ sắt.Bệnh phát triển mạnh trên cây cà phê chè . Trên cà phê chè, bệnh

phát sinh từ đầu mùa mưa (tháng 4, 5) và phát triển trong suốt mùa mưa, phát triển mạnh từ tháng 7, 8 và đạt đỉnh cao vào tháng 9, 10.Trong mùa bệnh, tỷ lệ cây bệnh trên đồng ruộng là 100% và tỷ lệ lá bệnh trên 90%, chỉ số bệnh khoảng 25%. Trên cà phê vối, số cây nhiễm bệnh được chia làm 3 dạng diễn biến: dạng giống như cà phê chè chiếm 10%; dạng diễn biến rất nhẹ, phát sinh từ đầu mùa mưa, tháng 12 mới phát triển mạnh và đạt đỉnh vào tháng 1, tỷ lệ lá bệnh bình quân dưới 40%, chỉ số bệnh dưới 2%, dạng này chiếm khoảng 20% tổng số cây bệnh; dạng phổ biến phát sinh từ tháng 6 phát triển mạnh từ tháng 11, đạt đỉnh vào tháng 12, 1 với tỷ lệ lá bệnh bình quân 80%, chỉ số bệnh từ 2-15%, dạng này chiếm 70% tổng số cây bệnh.

Thời điểm gây hại:

Bệnh thường xuất hiện vào đầu mùa mưa. • Biện pháp phòng trừ:

- Vệ sinh vườn

- Thường xuyên thăm vườn - Cắt tỉa, tiêu hủy cành sâu bệnh.

- Abenix 10FL (Albendazole 10%) sử dụng với nồng độ 0,25 - 0,3% ( pha 25 - 30ml thuốc vào bình 10 lít phun ướt đều toàn cây, phun làm 2 lần cách nhau 7 ngày).

- Chevin 5SC (Hexaconazole 5%): Lượng dùng 1 – 2lít thuốc/ha, pha 40 – 60ml thuốc/bình 16lít nước, phun ướt đẫm tán lá cà phê. Nếu bệnh nặng phun lần 2 cách lần đầu 7 ngày.

d. Bệnh thán thư hay khô cành, khô quả

(do nấm Collectotrichum coffeanum)

Đặc điểm gây hại:

-Trên quả: Bệnh thường tấn công mạnh ở giai đoạn quả đã thành thục, tại vị trí gần cuống quả hoặc tại điểm tiếp xúc giữa hai quả với nhau (những nơi dễ bị nước đọng lại). Ban đầu vết bệnh chỉ là một đốm tròn nhỏ màu đen, hơi lõm xuống, sau lan rộng khắp vỏ quả, ăn sâu vào trong nhân làm quả bị thối, khô đen và rụng sớm.

-Trên cành: Ban đầu vết bệnh chỉ là những đốm nhỏ màu nâu hơi lõm xuống ở những đốt giữa cành, sau lan rộng hết chiều dài của đốt. Bệnh thường tấn công những cành nhỏ đang hóa gỗ, nếu nặng có thể gây hại cả những cành lớn và thân cây, chỗ bị bệnh chuyển thành mầu nâu đen, làm lá bị rụng, cành bị khô rồi chết.

-Trên lá: Ban đầu vết bệnh là những đốm tròn màu nâu đen, sau đó lan rộng

dần, trên đó có các vòng đồng tâm. Nếu nặng các vết bệnh liên kết lại với nhau thành từng mảng khô, màu nâu sẫm hay nâu đen.

quá trình phát sinh phát trển của bệnh:

-bệnh phát sinh gây hại từ khi cây ra hoa đến khi quả già ,phát triển mạnh

trong điều kiện thời tiết ẩm ướt ,mưa nhiều .ánh sáng nhiều • Thời điểm gây hại:

Tại Tây Nguyên bệnh phát triển từ đầu mùa mưa, đỉnh cao của bệnh vào khoảng tháng 10

Biện pháp phòng trừ:

Để hạn chế tác hại của bệnh, phải áp dụng kết hợp một số biện pháp chính sau đây:

– Không trồng cà phê quá dầy, thường xuyên cắt tỉa những cành bị sâu bệnh, cành nằm sâu trong tán lá không có khả năng cho trái… tỉa bớt cây che bóng trong mùa mưa để vườn cà phê luôn thông thoáng, khô ráo, hạn chế sự phát sinh, phát triển, lây lan và gây hại của nấm bệnh.

– Phải bón phân đầy đủ và cân đối giữa đạm, lân và kali.

– Ngoài những biện pháp trên đây thì việc dùng thuốc hóa học để phòng trị bệnh là một biện pháp cực kỳ quan trọng, đôi khi có tính chất quyết định.

- sử dụng hỗn hợp thuốc Carbenzim 500FL với thuốc Dipomate 80WP.

e. Bệnh nấm hồng (do nấm Corticicum salmonicolor gây ra)

Đặc điểm gây hại:

- Bệnh gây hại trên quả và cành. Đầu tiên trên quả và cành xuất hiện những chấm rất nhỏ màu trắng giống như bụi phấn . Những chấm này phát triển tạo thành một lớp phấn mỏng màu hồng. Nếu xuất hiện ở cành thì lớp phấn này thường nằm ở mặt dưới cành, nếu ở quả thì thường bắt đầu từ cuống quả. Bệnh gây hại nặng trên Cà phê chè, cà phê vối cũng bị rải rác. Bệnh phát triển nhanh trên cây nhưng lây lan từ cây này sang cây khác thì chậm.

- Vết bệnh phát triển dọc theo cành, lan sang quả dẫn đến cành chết khô, quả héo và rụng non.

Sự phát sinh phát triển :

- Gây hại nặng trên cà phê chè, trên cà phê vối xuất hiện rải rác. - Bệnh phát triển ở điều kiện ẩm độ cao 85% trở lên, nhiều ánh sáng. - Tại Tây Nguyên, bệnh phát sinh từ tháng 6, 7; cao điểm vào tháng 9. • Thời điểm gây hại:

Bệnh thích hợp với điều kiện ẩm độ cao, nhiều ánh sáng. Thường phát sinh từ tháng 6, 7 và cao điểm vào tháng 9.

Thường xuyên kiểm tra vườn cây đầu mùa mưa, nếu phát hiện bệnh thì cắt, đốn cành bệnh. Ngoài ra có thể dùng các thuốc trừ bệnh sau:

- Jinggangmeisu 5SL, 5WP, 10WP ở nồng độ 0,3% phun từ 2 - 3 lần cách nhau 15 ngày.

- Abenix 10FL ( Albendazole 10%) sử dụng với nồng độ 0,25 - 0,3% ( pha 25- 30ml thuốc vào bình 10 lít phun ướt đều toàn cây, phun làm 2

lần cách nhau 7 ngày).

- Chevin 5SC (Hexaconazole 5%): Lượng dùng 1 – 2lít thuốc/ha, pha 40 – 60ml thuốc/bình 16lít nước, phun ướt đẫm tán lá cà phê. Nếu bệnh nặng

phun lần 2 cách lần đầu 7 ngày.

- Cắt tỉa cành bị bệnh đem đi đốt.

- Tạo hình tạo tán thông thoáng để hạn chế bệnh phát triển

f. Ve sầu:

Thuộc lớp insecta ,bộ hemiptera,họ cicadoidea.

-Ve sầu có nhiều loài, nhưng loài gây hại chủ yếu trên cây cà phê là Macrotristria dorsalis.

Triệu chứng:

- Phần ấu trùng chính là giai đoạn ve sầu gây hại cho cây cà phê. Ấu trùng đào hang trong đất để tìm đến rễ cây, bám chặt vào rễ hút dinh dưỡng của cây trồng. Ngoài ra, trong quá trình đào hang di chuyển trong đất chúng còn làm đứt các rễ tơ, rễ dẫn của cây, làm thương tổn bộ rễ. Cây cà phê bị ve sầu gây hại làm cho lá bị vàng héo, trái bị rụng. Nếu bị ve sầu gây hại nặng có thể làm cho cây cà phê bị chết.

Qúa trình phát sinh phát triển:

- Con trưởng thành dài từ 2-4 cm, có màu nâu sẫm hoặc đen. Trong mùa sinh sản thì con đực phát ra tiếng kêu để hấp dẫn con cái. Con cái đẻ trứng bằng cách dùng ống đẻ trứng rạch những rãnh nhỏ sâu vào vỏ cây và đẻ vào trong. Mỗi con

cái có thể đẻ vài trăm trứng. Ve sầu thường sinh sản vào thời kỳ từ đầu đến giữa mùa mưa ở Tây Nguyên.

- Sau khi trứng nở thành ấu trùng thì rơi xuống đất. Ấu trùng bắt đầu đào hang chui xuống đất, tìm đến rễ cây để chích hút nhựa. Thời gian của pha ấu trùng kéo dài 1-2 năm. Khi chuẩn bị vũ hóa, ấu trùng chui lên mặt đất, leo lên cây lột xác thành ve sầu trưởng thành, và lại tiếp tục chu kỳ sinh sản mới.

Biện pháp phòng trừ:

- Cần phải áp dụng biện pháp phòng trừ mang tính tổng hợp thì mới đạt kết quả cao và lâu dài. Trước hết phải bảo vệ và tạo điều kiện cho các loài thiên địch phát triển. Trong số các loài thiên địch, quan trọng nhất là kiến. Kiến tiêu diệt trứng và ấu trùng mới nở của ve sầu trước khi chui xuống đất. Không nên dùng thuốc để diệt kiến hoặc nếu thật cần thiết thì diệt phải có kiểm soát, không được diệt triệt để.

- Nếu ve sầu gây hại nặng thì áp dụng biện pháp hóa học để phòng trừ. Hiện nay một số nơi đã sử dụng thuốc Marshal 200SC cho kết quả diệt ấu trùng trong đất rất tốt, hiệu lực có thể đạt 90-96%. Phương pháp sử dụng Marshal như sau: Pha thuốc với nồng độ 0,2% (2ml pha trong 1 lít nước), dùng bình ô doa tưới hoặc bình phun trải khắp xung quanh gốc, mỗi gốc 1 lít dung dịch thuốc. Dọn sạch lá khô, cỏ trước khi tưới để thuốc ngấm hoàn toàn vào đất.

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình sâu bệnh hại trên cây lúa và cây công nghiệp tại huyện lắk tỉnh đăk lăk (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w