hữu cơ,đất chua ,có độ ph thấp.
-Thời gian từ khi có biểu hiện bị bệnh cho đến khi chết có thể kéo dài cả
năm. Bệnh làm chết cả khóm hoặc chỉ chết 1 – 2 dây. • Biện pháp phòng trừ
- Khi phát hiện các triệu chứng đầu tiên thì dây tiêu đã bị nấm bệnh xâm nhập vào bên trong từ 2 – 3 tháng trước đó. Do vậy:
- Cần kết hợp nhiều biện pháp đồng bộ và sớm ngay từ khi thiết kế vườn, chuẩn bị cây giống, bởi vì nếu để đến lúc bệnh đã lan mới vội vã mua thuốc về xử lý thì không thể nào cứu chữa kịp.
- Không lấy giống ở những vườn tiêu đã bị bệnh. Chọn giống tiêu có khả năng kháng bệnh tốt (giống Lada Belantung có sức chống chịu cao với bệnh).
- Đất trồng tiêu nên chọn loại đất tơi xốp, đảm bảo độ sâu 50 – 60 cm không bị đọng nước. Thiết kế vườn, đào rãnh để vườn dễ dàng thoat nước khi có mưa.
- Thường xuyên vệ sinh vườn tiêu, làm sạch cỏ dại, cắt bỏ bớt các lá già, các dây lươn ở gốc để gốc tiêu thông thoáng.
- Bón nhiều phân hữu cơ ủ hoai (15 – 20 kg/gốc/năm).
- Bón NPK kết hợp với Hợp Trí Super Humic và Micromate giúp phục hồi bộ rễ, cung cấp vi lượng để vườn cây sinh trưởng khỏe.
- Trong khi chăm sóc, làm cỏ, bón phân cố gắng tránh gây những vết thương cho gốc tiêu, rễ tiêu để hạn chế sự xâm nhập của nấm bệnh gây hại.
- Các cây bị nặng cần đào bỏ, nhặt hết rễ tập trung tiêu hủy, rắc vôi 1 kg/hố để diệt mầm bệnh.
- Tưới gốc định kỳ một tháng/lần bằng Keviar 325SC (25ml/bình 16 lít) hay Norshield 86.2WG (50 g/30 lít) trong mùa mưa.
c. Bệnh thán thư
• Tác nhân:
- Do nấm Colletotrichum gloeosporioides.
- Nấm tồn tại trong đất và xác bã thực vật. Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện vườn tiêu chăm sóc kém, thiếu phân bón, tưới nước không đều trong mùa khô.
• Đặc điểm gây hại :
- Bệnh gây hại ở bầu ương, cây con, cây đang cho thu hoạch.
- Trên lá vết bệnh là những đốm lớn màu vàng sau chuyển màu nâu và đen dần, hình tròn hoặc không đều, chung quanh có quầng đen rộng. Bệnh thường phát sinh ở chóp và mép lá, sau lan rộng vào trong phiến lá. Lá bị bệnh nặng biến vàng.
Bệnh cũng lan sang nhánh làm khô đốt, rụng cành. Trên bông bệnh làm hạt mới tượng bị khô đen, lép.
• Quá trình phát sinh, phát triển.
- Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện chăm sóc kém,tưới nước không đều trong mùa khô ,thiếu phân bón.
• Phòng trừ :
- Chăm bón đầy đủ cho cây sinh trưởng tốt.
- Khi thấy bệnh chớm xuất hiện phun thuốc phòng trừ, phun kỹ ướt đều tán lá, cành, quả. Khi bệnh nặng cần phun 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 - 14 ngày:
- Pha 10gr – 15gr thuốc Sumi Eight cho bình phun 16 lít, phun từ 600 lít nước đến 800 lít nước cho 1 ha.
- Phun khi bệnh vừa bắt đầu xuất hiện, phun định kỳ từ 15 đến 20 ngày nếu bệnh gây hại nặng, phun tập trung vào chỗ bị bệnh như chum quả, cành, tán lá
d. Nấm hồng
Tác nhân :
- Do nấm Corticium salmonicolor.
- Bệnh nấm hồng phát sinh từ đầu mùa mưa và phát triển kéo dài đến các tháng cuối năm. Bào tử nấm được sinh sản rất nhanh với khối lượng lớn phát tán lây lan bệnh. Vào mùa khô bệnh ngừng phát triển nhưng nguồn bệnh vẫn tồn tại trong bụi tiêu.
• Qúa trình phát sinh phát triển:
- Bệnh phát sinh từ đầu mùa mưa và phát triển kéo dài đến các tháng cuối năm. - Bào tử sinh sản nhanh với khối lượng lớn phát tán và lây lan bệnh nhanh. • Đặc điểm gây hại :
Trên dây chính và các nhánh tiêu, các vết bệnh màu hồng nhạt bao bọc xung quanh vỏ thân và nhánh, vết bệnh kéo dài tới vài chục cm.
Sợi nấm phát triển trên mặt vỏ cây, đi sâu vào lớp vỏ cây tiêu để lấy chất dinh dưỡng và làm suy kiệt dây tiêu, làm héo lá và chết cả nhánh tiêu, quả bị rụng non.
• Phòng trừ :
- Đầu mùa mưa làm mương thoát nước tốt.
- Làm sạch cỏ dại, cắt tỉa các dây lươn, các nhánh tiêu vô hiệu... cho gốc tiêu được thông thoáng.
- Tiêu hủy các dây tiêu có bệnh để trừ nguồn bệnh. Phun ngừa hoặc khi bệnh chớm xuất hiện:
- Pha 10gr – 15gr thuốc Sumi Eight hoặc 180ml – 200 ml thuốc Validacin 5L Nhật Bản cho bình phun 16 lít, phun từ 600 lít nước – 800 lít nước cho 1 ha.
- Phun khi bệnh vừa bắt đầu xuất hiện, phun định kỳ từ 15 – 20 ngày nếu bệnh gây hại nặng, phun tập trung vào chỗ bị bệnh.
e. Rệp sáp (Pseudococcus citri)
• Đặc điểm gây hại
- Xuất hiện nhiều trong mùa nắng, là loại sâu hại nguy hiểm nhất đối với cây tiêu. Rệp thường sống tập trung, gây hại ở gié bong, gié trái, ngọn non, cuống là, mặt dưới lá. Rệp sáp chích hút nhựa cây, nếu ở mật số cao, cây tiêu sinh trưởng kém, cằn cỗi, khô héo, chùm quả héo và rụng non. Chất bài tiết của rệp là môi trường cho nấm bồ hóng đen phát triển, bám đen cành lá và vỏ trái, làm giảm quang hợp và giảm giá trị sản phẩm.
- Khi rệp phá hại lâu ngày ở vùng cổ rễ, chúng cộng sinh với loài nấm Bornetina ở trong đất, sợi nấm kết thành lớp dày tạo ra những khối u lớn có bề mặt xù xì màu trắng bao quanh các đoạn rễ, bên trong có rất nhiều rệp đủ các lứa tuổi bám chặt vào mặt rễ đã bong tróc hết vỏ để chích hút. Rễ bị hại nặng, cây tiêu rất cằn cỗi, lá vàng, ra hoa kết trái rất kém rồi héo dần và chết còn do nấm bệnh lây qua vết thương.
• Quá trình phát sinh phát triển:
- Bệnh phát triển mạnh vào mùa khô. • Biện pháp phòng trừ:
- Vệ sinh vườn, tỉa cây làm choái (nọc tiêu), cây trồng xen để vườn thông thoáng. Sử dụng thuốc trừ rệp sáp chuyên dụng Maxfos 50EC liều dung 40 ml/bình 16 lít. Nếu rệp sáp tấn công lên phần cổ rễ, gốc thân, tưới hay phun thuốc trực tiếp lên thân từ 40 – 50 cm, sao cho nước thuốc thấm ướt đều phần gốc, cổ rễ (3-5l lít/nọc). Maxfos 50ECliều dùng 40 ml/bình 16 lít phun trừ rệp sáp, chích hút trên thân, ngọn non, mặt dưới lá, chum trái. Nên xử lý 2 lần cách nhau 7 – 10 ngày để diệt lứa rệp non mới nở từ trứng che dưới bụng rệp mẹ.
f. Rệp muội đen ( Toxoptera aurantil)
• Đặc điểm gây hại:
- Có 2 loại rệp: không cánh và có cánh.
- Rệp trưởng thành không cánh cơ thể trần trụi, hình quả lê dài 1,5 – 2 mm, màu đen hoặc hơi đỏ. Trong điều kiện nóng ẩm, một rệp cái đẻ trung bình 30 – 50 con và chỉ sau 7 – 10 ngày rệp non lại trở thành rệp cái và đẻ con, cho nên ổ rệp hình thành rất nhanh chóng.
- Rệp muội sống tập trung ở các chồi non, lá non, trái non hút nhựa và làm lá non xoăn lại, cây tiêu chậm phát triển, các lá tiêu cong queo dị hình, quả bị khô héo. Trong quá trình sinh sống, rệp tiết ra chất thải là môi trường phù hợp cho nấm bồ hóng phát triển và dẫn dụ kiến.
- Rệp muội chích hút làm lan truyền bệnh virus từ cây tiêu bệnh sang cây tiêu khỏe. • Biện pháp phòng trừ:
Có thể sử dụng Maxfos 50ECphun lá 40 ml/bình 16 lít, Permicide 50EC 15ml/bình 16 lít, Thiamax 25WDG 5 g/bình 16 lít.
f. Bệnh khảm lá và xoăn lá
Có nhiều triệu chứng của bệnh virus trên cây tiêu nhưng nhìn chung có 3 triệu chứng phổ biến: khảm lá, khảm lá biến dạng, xoăn lùn.
• Triệu chứng khảm lá:
Lá tiêu không bị biến dạng, triệu chứng đặc trưng là các vết khảm nhẹ trên lá bánh tẻ, giống như triệu chứng thiếu vi lượng. Cây vẫn phát triển bình thường và cho năng suất.
• Triệu chứng khảm lá biến dạng:
Lá biến dạng, mép lá quăn, gợn sóng, lá dài và hẹp lại, lá xoăn cuốn vào trong, lá dày và giòn, bề mặt lá nhăn nhúm. Lá bị mất diệp lục, có khảm đốm vàng hay vệt trắng theo gân chính của lá. Cây bị bệnh vẫn phát triển chiều cao và cho quả, nhưng cành nhánh phát triển kém, cành thường ngắn và nhỏ, ra hoa ít, chùm quả thưa ít hạt, năng suất thấp.
• Biện pháp phòng trừ
Bệnh virus gây ra thường lây lan qua hom giống lấy từ cây đã bị bệnh. Các cây này có thể chưa thể hiện triệu chứng xoăn lá, khảm lá nhưng virus đã xâm nhập và hiện diện trong cây. Do đó để phòng bệnh này không nên lấy giống từ các vườn đã có triệu chứng bệnh virus.