a. Rệp
- Rệp vảy xanh (Coccus viridis)
- Rệp vảy nâu (Saissetia hemisphaerica) - Rệp sáp (Pseudococcus sp)
• Đặc điểm gây hại:
Các loại rệp tập trung phá hại mạnh cây Cà phê ở nhiều giai đoạn sinh trưởng và trên nhiều bộ phận. Rệp vảy xanh, vảy nâu gây hại trên các chồi lá non. Rệp sáp hại quả, chích hút chất dinh dưỡng ở cuống quả gây rụng quả. Rệp sáp hại rễ chích hút chất dinh dưỡng ở rễ làm rễ phát triển kém, có vết thương tạo điều kiện cho nấm xâm nhập gây triệu chứng vàng lá, thối rễ. Cây sinh trưởng kém ,làm cây suy
yếu và chết cây . Rệp phát triển luôn kèm theo sự có mặt của kiến và bệnh muội đen. Bệnh muội đen bao phủ lên bề mặt lá làm cho cây không quang hợp được.
• Thời điểm gây hại:
Rệp thường gây hại trong các tháng mùa khô và đầu mùa mưa ( từ tháng 1 đến tháng 6) đặc biệt là thời gian có các giai đoạn nắng mưa xen kẽ nhau.
• Biện pháp phòng trừ:
- Trong những tháng mùa khô, thường xuyên kiểm tra vườn cây để kịp thời có biện pháp phòng trừ rệp. Chỉ phun thuốc cho những cây có rệp trên những vườn bị rệp, không phun thuốc phòng cho những cây không bị rệp và vườn chưa bị rệp để bảo vệ các loài thiên địch. Bà con có thể sử dụng một trong các loại thuốc như Supracide, Sumithion, Ofatox...
- Ngoài phun thuốc diệt rệp, cần diệt trừ các ổ kiến để ngăn ngừa sự lây lan của rệp. Kiến không những bảo vệ rệp khỏi sự tấn công của các loài thiên địch mà còn mang rệp đi lây lan sang các cây khác trên vườn. Riêng đối với rệp sáp, để tăng hiệu lực của thuốc nên hòa thêm 1% dầu hỏa vào thuốc trước khi phun.
- Làm sạch cỏ trong lô, cắt bỏ cành cà phê sát mặt đất để hạn chế sự phát tán của rệp thông qua kiến, Bảo vệ thiên địch, loài bọ rùa đỏ (Rodolia sp.), bọ mắt vàng (Chrysopa sp.) và bọ rùa nhỏ (Scymnus sp.).
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Nitox 30EC (Dimethoate 27%+Cypermethrin 3%) sử dụng ở nồng độ 0,2% - 0,25% (20 - 25ml thuốc+10 lít nước) phun ướt đều toàn cây khi rệp mới xuất hiện
- Nibas (Fenobucarb 50%) sử dụng ở nồng độ 0,25% - 0,3%(25 - 30ml thuốc + 10 lít nước) phun ướt đều toàn cây khi rệp mới xuất hiện.
- Bini 58 (Dimethoate 40%) sử dụng ở nồng độ 0,2% - 0,3%(20 - 30ml thuốc + 10 lít nước) phun ướt đều toàn cây khi rệp mới xuất hiện.
- Bonus 40EC (Chlorpyrifos Ethyl 40%): Lượng dùng 1 – 1,5lít thuốc/ha; lượng nước thuốc phun: 600 – 1000lít/ha; cách pha: Pha 30 – 40ml thuốc/bình 16lít nước, phun ướt đẫm tán lá khi rệp sáp chớm xuất hiện. Cách 7 – 10 ngày phun lại lần thứ 2 nếu mật độ rệp sáp quá cao.
b. Sâu đục thân mình đỏ (Zeuze coffea Nietner)
Ngài cái đẻ trứng thành ổ ở chồi non hay nụ của cành Cà phê, mỗi ngài có thể đẻ 400 - 2000 quả trứng. Sau khi đẻ 14 - 16 ngày trứng nở thành sâu non. Sâu non rất nhỏ nhưng hoạt động nhanh nhẹn, đục vào cành tăm hay đốt non, ở tuổi 3 đục vào gốc cành, thường phá hại ở cành cấp 1, cấp 2. Sâu non có 6 tuổi, mỗi tuổi 1 lần lột xác, mỗi lần lột xác là một lần di chuyển chỗ ở, do đó sâu có thể phá hại rất nhiều cành Cà phê, sâu đục cành đùn phân ra ngoài nên rất dễ phát hiện. Sâu non khi đẫy sức thì hoá nhộng trong cây, thời gian hoá nhộng 30 - 50 ngày. Những cành bị sâu đục lá héo rũ, khô đi, quả bị hại héo chín ép nên lép.
• Thời điểm gây hại:
-Sâu đục thân phát triển quanh năm nhưng có hai đợt gây hại mạnh nhất là vào các tháng 4 và 5, 10 và 11 hàng năm. Sâu đục thân hoạt động mạnh khi nhiệt độ cao và vườn cây nhiều ánh sáng.
-Thuộc kiểu biến thái hoàn toàn • Biện pháp phòng trừ:
- Để hạn chế nạn sâu đục thân trên cây cà phê, cần: -Trồng cây che bóng để làm giảm cường độ ánh sang.
-Tạo hình bằng cách tỉa cành sao cho cây được cân đối và thân được che phủ
từ trên xuống dưới;
-Bón phân cân đối, đầy đủ để cây phát triển tốt, tăng sức đề kháng.